Pháp luật Việt Nam đã có những nỗ lực nhằm xây dựng cơ sở pháp lý ổn định, chắc chắn và an toàn cho hoạt động bán hàng đa cấp.
Khả năng mở rộng mạng lưới của hoạt động bán hàng đa cấp và cách thức tiêu thụ hàng hóa đặc thù của phương thức này đã đặt ra cho pháp luật nhiều vấn đề phải giải quyết để vừa có thể tôn trọng quyền tự do kinh doanh của doanh nghiệp mà vẫn đảm bảo trật tự thị trường, bảo vệ lợi ích chính đáng cho các chủ thể, tránh hành vi cạnh tranh không lành mạnh. Mặt khác, yêu cầu quản lý nhà nước đối với kinh doanh đa cấp cũng đặt trọng tâm vào các biện pháp ngăn chặn phương thức kinh doanh này biến tướng thành bán hàng đa cấp bất chính gây thiệt hại cho người tham gia.
Pháp luật Việt Nam đã có những nỗ lực nhằm xây dựng cơ sở pháp lý ổn định, chắc chắn và an toàn cho hoạt động bán hàng đa cấp và đặc biệt hơn là kiểm soát, ngăn chặn hành vi bán hàng đa cấp bất chính xảy ra trên thị trường. Cụ thể như sau:
* Luật Cạnh tranh 2004 đã quy định hành vi bán hàng đa cấp bất chính là một trong các hành vi cạnh tranh không lành mạnh, cùng với đó là thẩm quyền xử lý:
“ Điều 48. Bán hàng đa cấp bất chính
Cấm doanh nghiệp thực hiện các hành vi sau đây nhằm thu lợi bất chính từ việc tuyển dụng người tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp:
1. Yêu cầu người muốn tham gia phải đặt cọc, phải mua một số lượng hàng hoá ban đầu hoặc phải trả một khoản tiền để được quyền tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp;
2. Không cam kết mua lại với mức giá ít nhất là 90% giá hàng hóa đã bán cho người tham gia để bán lại;
3. Cho người tham gia nhận tiền hoa hồng, tiền thưởng, lợi ích kinh tế khác chủ yếu từ việc dụ dỗ người khác tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp;
4. Cung cấp thông tin gian dối về lợi ích của việc tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp, thông tin sai lệch về tính chất, công dụng của hàng hóa để dụ dỗ người khác tham gia.”
Có thể thấy, mục tiêu điều chỉnh của Luật hướng tới một hành vi thương mại gây ảnh hưởng tiêu cực, chứ không phải là một nội dung quản lý nhà nước đối với một hoạt động thương mại đặc thù. Cụ thể, từ các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 48 Luật Cạnh tranh ta thấy, pháp luật Việt Nam quy định 4 dạng hành vi được coi là “bán hàng đa cấp bất chính”.
+ Ở khoản 1: là vi phạm cơ bản, tức là việc thu tiền từ các thành viên mới tham gia ở cấp thấp nhất để trả cho các cấp cao hơn. Tuy nhiên, cần xác định rõ bản chất của hành vi này: việc nộp tiền là một điều kiển tất yếu để tham gia mạng lưới hay là một khoản thu hợp lý, không đáng kể như chi phí hành chính, giấy tờ.
+ Ở khoản 2: hành vi này không thể hiện bản chất vi phạm của bán hàng đa cấp bất chính, nhưng là quy định cần thiết đặt ra nhằm ngăn chặn, khắc phục thiệt hại cho người tham gia; cụ thể: cho phép người tham gia có thể rút ra khỏi mạng lưới và nhận lại được số tiền đã đóng. Quy định này nhằm loại bỏ khả năng người tham gia chịu sức ép phải lôi kéo người khác tham gia mạng lưới, từ đó tiếp tay cho vi phạm của doanh nghiệp.
+ Ở khoản 3: hành vi này là dùng lợi ích vật chất để tác động tới người tham gia, thúc đẩy họ lôi kéo, dụ dỗ người mới tham gia để đóng tiền trên danh nghĩa là hoạt động tiếp thị, tìm kiếm đối tác, mở rộng kinh doanh. Cấm hành vi này nhằm mục đích ngăn chặn tác động lan truyền của hoạt động bán hàng đa cấp bất chính thông qua sự tiếp tay của những người tham gia mạng lưới.
+ Ở khoản 4: là hành vi cố ý sử dụng những thông tin sai sự thật nhằm tác động, lôi kéo người mới tham gia mạng lưới. Cấm hành vi này nhằm mục đích hạn chế, ngăn chặn khả năng mở rộng mạng lưới thông qua những thông tin lừa dối.
* Nghị định 110/2005/NĐ-CP của Chính phủ ngày 24/8/2005 về quản lý hoạt động bán hàng đa cấp – quy định những nội dung quản lý nhà nước đối với hoạt động bán hàng đa cấp, trong đó hoạt động tiêu thụ hàng hoá bằng mạng lưới đa cấp được nhìn nhận như một trong các phương thức mà các doanh nghiệp sử dụng để tìm kiếm, mở rộng vị trí của họ trên thị trường nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh. Bên cạnh đó cũng có những quy định nhằm ngăn chặn việc lợi dụng danh nghĩa hoạt động bán hàng đa cấp để biến tướng thành các hành vi bán hàng đa cấp bất chính. Cụ thể:
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
“ Điều 7: Những hành vi bị cấm của doanh nghiệp bán hàng đa cấp
Cấm doanh nghiệp bán hàng đa cấp thực hiện những hành vi sau đây:
1. Yêu cầu người muốn tham gia phải đặt cọc để được quyền tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp.
2. Yêu cầu người muốn tham gia phải mua một số lượng hàng hoá ban đầu để được quyền tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp.
3. Yêu cầu người muốn tham gia phải trả tiền hoặc trả bất kỳ khoản phí nào dưới hình thức khoá học, khoá đào tạo, hội thảo, hoạt động xã hội hay các hoạt động tương tự khác để được quyền tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp, trừ tiền mua tài liệu theo quy định tại khoản 2 Điều 6 Nghị định này.
4. Không cam kết cho người tham gia trả lại hàng hoá và nhận lại khoản tiền đã chuyển cho doanh nghiệp theo quy định tại Điều 11 Nghị định này.
5. Cản trở người tham gia trả lại hàng hoá phát sinh từ việc chấm dứt hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp.
6. Cho người tham gia nhận tiền hoa hồng, tiền thưởng, lợi ích kinh tế khác từ việc dụ dỗ người khác tham gia bán hàng đa cấp.
7. Từ chối chi trả không có lý do chính đáng các khoản hoa hồng, tiền thưởng hay các lợi ích kinh tế khác mà người tham gia có quyền hưởng.
8. Cung cấp thông tin gian dối về lợi ích của việc tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp để dụ dỗ người khác tham gia bán hàng đa cấp.
9. Cung cấp thông tin sai lệch về tính chất, công dụng của hàng hoá để dụ dỗ người khác tham gia bán hàng đa cấp.”
Bạn có thể tham khảo thêm một số bài viết có liên quan khác của Dương Gia:
– Những vấn đề pháp lý cơ bản về bán hàng đa cấp
– Bắt đặt cọc khi tham gia bán hàng đa cấp có sai phạm không?
– Chấm dứt hợp đồng bán hàng đa cấp có phải thông báo không?
Mọi thắc mắc pháp lý cần tư vấn hoặc yêu cầu dịch vụ, quý khách hàng vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 1900.6568 hoặc gửi thư về địa chỉ email: [email protected].
——————————————————–
THAM KHẢO CÁC DỊCH VỤ CÓ LIÊN QUAN CỦA LUẬT DƯƠNG GIA:
– Tư vấn pháp luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài điện thoại