Rủi ro trong nghiên cứu, thử nghiệm, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ là gì? Rủi ro trong nghiên cứu, thử nghiệm, áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật và công nghệ tiếng Anh là gì? Những trường hợp miễn trách nhiệm hình sự khi có rủi ro trong nghiên cứu, thử nghiệm, áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật và công nghệ? Trường hợp không loại trừ trách nhiệm hình sự khi có rủi ro trong quá trình nghiên cứu, thử nghiệm, áp dụng những tiến bộ khoa học, kỹ thuật?
Pháp luật hình sự đã dành ra những quy định riêng về các trường hợp hợp pháp của hành vi gây thiệt hại nhằm loại trừ trách nhiệm hình sự của những hành vi đó. Trong đó có quy định về rủi ro trong nghiên cứu, thử nghiệm, áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật và công nghệ. Bài viết dưới đây Luật Dương Gia sẽ giới thiệu về quy định rủi ro trong nghiên cứu, thử nghiệm, áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật và công nghệ.
Cơ sở pháp lý:
–
–
1. Rủi ro trong nghiên cứu, thử nghiệm, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ là gì?
Tại
“Điều 25. Rủi ro trong nghiên cứu, thử nghiệm, áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật và công nghệ
Hành vi gây ra thiệt hại trong khi thực hiện việc nghiên cứu, thử nghiệm, áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật và công nghệ mới mặc dù đã tuân thủ đúng quy trình, quy phạm, áp dụng đầy đủ biện pháp phòng ngừa thì không phải là tội phạm.
Người nào không áp dụng đúng quy trình, quy phạm, không áp dụng đầy đủ biện pháp phòng ngừa mà gây thiệt hại thì vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự.”
Tại
Khoa học là hệ thống tri thức về bản chất, quy luật tồn tại và phát triển của sự vật, hiện tượng tự nhiên, xã hội và tư duy. (Khoản 1 Điều 2)
Công nghệ là giải pháp, quy trình, bí quyết kỹ thuật có kèm theo hoặc không kèm theo công cụ, phương tiện dùng để biến đổi nguồn lực thành sản phẩm (Khoản 1 Điều 2)
Nghiên cứu khoa học là hoạt động khám phá, phát hiện, tìm hiểu bản chất, quy luật của sự vật, hiện tượng tự nhiên, xã hội và tư duy; sáng tạo giải pháp nhằm ứng dụng vào thực tiễn. (Khoản 4 Điều 2).
Sản xuất thử nghiệm là hoạt động ứng dụng kết quả triển khai thực nghiệm để sản xuất thử nhằm hoàn thiện công nghệ mới, sản phẩm mới trước khi đưa vào sản xuất và đời sống. (Khoản 9 Điều 3)
Rủi ro được hiểu là những điều bất lợi xảy ra, gây thiệt hại đến các mối quan hệ xã hội.
Như vậy, có thể hiểu rủi ro trong nghiên cứu, thử nghiệm, áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật và công nghệ được hiểu là những bất lợi xảy ra mà gây ra những thiệt hại nhất định trong quá trình khám phá, phát hiện, tìm hiểu bản chất, triển khai sản xuất thử nhằm hoàn thiện, hoặc áp dụng những giải pháp, quy trình, bí quyết kỹ thuật, công vụ, phương tiện, ….
Nhà nước ta luôn luôn quan tâm, chú trọng đến nghiên cứu, thử nghiệm, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật mới trong sản xuất ở tất cả các lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ, nông nghiệp. Trong quá trình nghiên cứu, thử nghiệm thì rủi ro xảy ra là điều khó tránh khỏi, có thể rủi ro về tài sản, vật chất, rủi ro về sức khỏe, tính mạng. Rủi ro trong nghiên cứu, thử nghiệm, áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật và công nghệ là trường hợp mới được đưa vào danh sách những trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự, điều này thể hiện điểm tiến bộ của Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 so với
2. Rủi ro trong nghiên cứu, thử nghiệm, áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật và công nghệ tiếng Anh là gì?
Rủi ro trong nghiên cứu, thử nghiệm, áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật và công nghệ tiếng Anh là “Risks from researches, experiments, application of technological advances”.
3. Những trường hợp miễn trách nhiệm hình sự khi có rủi ro trong nghiên cứu, thử nghiệm, áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật và công nghệ
Điều 25 Bộ luật hình sự quy định như sau: “Hành vi gây ra thiệt hại trong khi thực hiện việc nghiên cứu, thử nghiệm, áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật và công nghệ mới mặc dù đã tuân thủ đúng quy trình, quy phạm, áp dụng đầy đủ biện pháp phòng ngừa thì không phải là tội phạm.”
Như vậy các điều kiện được đặt ra gồm:
Đầu tiên tiến bộ khoa học, kỹ thuật, công nghệ khi nghiên cứu, thử nghiệm, áp dụng phải là “những tiến bộ khoa học, kỹ thuật, công nghệ mới”.
Về thế nào là tính mới thì pháp luật hình sự không có hướng dẫn rõ ràng, nhưng đối với sự phát triển của khoa học công nghệ cũng như thông tin như hiện nay, thì “khoa học, kỹ thuật và công nghệ mới” được hiểu là tính mới trên cả thế giới chứ không chỉ giới hạn trong phạm vi quốc gia, bởi lẽ khi các quốc gia khác đã có những phát minh, nghiên cứu về khoa học, kỹ thuật và công nghệ mới, đã đưa vào thử nghiệm, áp dụng thì mỗi quốc gia hoàn toàn có thể biết được để học hỏi, lưu ý, như vậy không còn tính mới nữa. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý các trường hợp dù đã được áp dụng ở nước ngoài nhưng chưa được áp dụng tại Việt Nam mà đưa vào thử nghiệm ở Việt Nam lại có những rủi ro do những đặc tính của mỗi quốc gia là khác nhau như về điều kiện vật lý, khí hậu,…
Bên cạnh đó, thì việc nghiên cứu, thử nghiệm hoặc áp dụng tiến bộ khoa học, kĩ thuật, công nghệ mới hướng tới mục đích là đem lại lợi ích chung của xã hội, tức hướng tới lợi ích xã hội.
Thứ hai, thiệt hại xảy ra có thể là thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, tài sản, môi trường sinh thái hoặc các thiệt hại khác do nghiên cứu khoa học, thử nghiệm, áp dụng các công nghệ mới… Ví dụ như việc thử nghiệm thuốc, vaxin chống bệnh tật mới thì rủi ro có thể là những thiệt hại về tính mạng, sức khỏe của những tình nguyện viên tham gia tiêm thử nghiệm thuốc. Hay trong quy trình thử nghiệm thuốc trên lâm sàng được quy định gồm các bước như sau:
Bước 1: Đăng ký nghiên cứu thử thuốc trên lâm sàng;
Bước 2: Phê duyệt nghiên cứu thử thuốc trên lâm sàng bao gồm phê duyệt lần đầu và phê duyệt thay đổi trong quá trình thực hiện thử thuốc trên lâm sàng khi cơ sở thử thuốc trên lâm sàng có thay đổi đề cương nghiên cứu thử thuốc trên lâm sàng hoặc bản cung cấp thông tin nghiên cứu và phiếu tình nguyện tham gia nghiên cứu của người tham gia thử thuốc trên lâm sàng;
Bước 3: Tổ chức thực hiện thử thuốc trên lâm sàng;
Bước 4: Phê duyệt kết quả thử thuốc trên lâm sàng. (Điều 18, Thông tư số 29/2018/TT – BYT của Bộ trưởng Bộ Y tế Quy định về thử nghiệm thuốc trên lâm sàng)
Như vậy, người tiến hành thử nghiệm thuốc trên lâm sàng phải tuân thủ các bước thử nghiệm trên thì trong trường hợp có rủi ro thì được xem xét loại trừ trách nhiệm hình sự.
Một điều kiện nữa đó chính là người nghiên cứu khoa học, thực nghiệm…đã tuân thủ đúng quy trình, quy phạm trong áp dụng, thử nghiệm khoa học hoặc thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng ngừa rủi ro nhưng thiệt hại vẫn xảy ra thì không coi là tội phạm.
Tuân thủ đúng quy trình, quy phạm là việc cá nhân, tổ chức khi thực hiện nghiên cứu, thực nghiệm, áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật, công nghệ phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép và thực hiện theo đúng trình tự mà pháp luật quy định.
Pháp luật quy định về việc cần phải báo cáo và xin phép cơ quan nhà nước có thẩm quyền, để kiểm tra, giám sát theo đúng quy trình, thủ tục bởi lẽ thử nghiệm phát minh, sáng chế có tính mới mang rất nhiều rủi ro, nguy cơ, do vậy nhà nước phải thực hiện quản lý và các cá nhân, tổ chức cần tuân thủ theo, nếu không không thể đảm bảo được việc nguy hiểm và thiệt hại xảy ra lúc nào.
Tùy vào từng trường hợp, các công trình nghiên cứu cụ thể mà có các quy trình, quy phạm bắt buộc phải thực hiện để đảm bảo tránh sự rủi ro xảy ra. Chỉ khi đánh giá người gây thiệt hại do thực nghiệm khoa học…đã tuân thủ đúng các quy trình bắt buộc và thực hiện đầy đủ các giải pháp phòng ngừa rủi ro những thiệt hại vẫn xảy ra thì mới loại trừ trách nhiệm hình sự.
Ngoài ra, các chủ thể thực hiện nghiên cứu, thử nghiệm, áp dụng khoa học, kỹ thuật và công nghệ cần đảm bảo thực hiện các biện pháp phòng ngừa và khắc phục tối đa hậu quả xảy ra thì mới đảm bảo đủ điều kiện để loại trừ trách nhiệm hình sự. Việc này nhằm nâng cao ý thức và trách nhiệm, yêu cầu sự thận trọng trong việc cân nhắc các khả năng rủi ro có thể xảy ra của người thực hiện áp dụng, nghiên cứu và thực nghiệm khoa học, trong quá trình nghiên cứu, thực hiện, áp dụng những công nghệ, khoa học, nhằm đảm bảo việc đề cao bảo vệ tài sản và giảm thiểu tối đa thiệt hại khi xảy ra sự cố.
4. Trường hợp không loại trừ trách nhiệm hình sự khi có rủi ro trong quá trình nghiên cứu, thử nghiệm, áp dụng những tiến bộ khoa học, kỹ thuật
Trong quá trình nghiên cứu, thử nghiệm, áp dụng những tiến bộ khoa học, kỹ thuật và công nghệ mới mà người nghiên cứu khoa học…đã thực hiện không đúng, không đầy đủ các quy trình, quy phạm, phòng ngừa rủi ro nên thiệt hại đã xảy ra thì phải chịu trách nhiệm hình sự
Nếu người không tuân thủ đầy đủ quy trình, quy phạm bắt buộc trong thực nghiệm khoa học hoặc không tuân thủ đầy đủ các biện pháp phòng ngừa rủi ro nên khi áp dụng thực nghiệm những giải pháp, sáng kiến khoa học mới đã gây thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe, tài sản,… của con người và xã hội thì được coi là người có lỗi nên vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự. Những rủi ro đó xuất phát từ con người có thể do chủ quan, có thể do cẩu thả, hoặc thiếu cẩn trọng cần thiết, thậm chí có thể là họ cố tình không tuân thủ đầy đủ những yêu cầu về kỹ thuật, các giải pháp phòng ngừa… dù biết rằng thiệt hại hoàn toàn có thể xảy ra, chúng ta thấy rõ ràng yếu tố lỗi của người thực hiện hoạt động nghiên cứu, thử nghiệm, áp dụng tiến bộ khoa học, kĩ thuật và công nghệ. Khi đó thiệt hại xuất phát từ lỗi của con người, cho nên truy cứu trách nhiệm hình sự là đúng đắn.