Lời khai là một trong những nguồn quan trọng của chứng cứ, giúp cho cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng tiến hành hoạt động giải quyết vụ án hình sự. Dưới đây là quy định của pháp luật về công bố lời khai trong giai đoạn điều tra, truy tố.
Mục lục bài viết
1. Quy định công bố lời khai trong giai đoạn điều tra, truy tố:
Pháp luật hiện nay đã có quy định cụ thể về hoạt động công bố lời khai trong giai đoạn điều tra, truy tố. Căn cứ theo quy định tại Điều 308 của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 có quy định về vấn đề công bố lời khai trong giai đoạn điều tra và truy tố. Cụ thể như sau:
– Nếu người được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét hỏi có mặt tại phiên tòa, thì chủ thể có thẩm quyền đó là hội đồng xét xử và viện kiểm sát sẽ không được phép công bố lời khai của những người đó trong giai đoạn điều tra và truy tố;
– Cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ chỉ được phép tiến hành thủ tục công bố đối với những bản lời khai trong giai đoạn điều tra và truy tố khi thuộc một trong những trường hợp cơ bản như sau:
+ Lời khai của những người được xét hỏi tại phiên tòa có sự mâu thuẫn với lời khai của họ trong giai đoạn diễn ra quá trình điều tra và truy tố;
+ Người được xét hỏi không thực hiện hoạt động khai lời khai tại phiên tòa hoặc những người được xét hỏi đó không nhớ những lời khai của mình đã từng khai trong giai đoạn điều tra và truy tố;
+ Người được xét hỏi tự nguyện đề nghị công bố lời khai của mình trong giai đoạn điều tra và truy tố;
+ Người được xét hỏi vắng mặt tại phiên tòa hoặc người được xét hỏi đã chết.
– Trong trường hợp đặc biệt cần phải giữ bí mật nhà nước, giữ gìn thuần phong mỹ tục của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và của dân tộc, giữ gìn bí mật nghề nghiệp, bí mật kinh doanh, bí mật đời tư của các cá nhân và chủ thể trong xã hội, bí mật gia đình theo yêu cầu của những người tham gia tố tụng, hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền tự nhận thấy cần thiết phải giữ bí mật, thì hội đồng xét xử cũng sẽ không công bố tài liệu có trong hồ sơ vụ án tại phiên tòa.
Theo đó thì có thể nói, hoạt động công bố lời khai trong giai đoạn điều tra và truy tố sẽ chỉ được diễn ra khi thuộc một trong những trường hợp cơ bản nêu trên. Còn về cơ bản, nếu người được xét hỏi có mặt tại phiên tòa thì chủ thể có thẩm quyền đó là hội đồng xét xử và viện kiểm sát cũng không được phép tiến hành hoạt động công bố lời khai của những người đó trong giai đoạn điều tra và truy tố. Mọi hành vi vi phạm quy định về hoạt động công bố lời khai trong giai đoạn điều tra và truy tố đều sẽ bị xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật.
2. Điều tra viên có quyền triệu tập và lấy lời khai của nhân chứng trong quá trình điều tra vụ án hình sự không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 37 của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 có quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của điều tra viên. Theo đó, điều tra viên được phân công tiến hành hoạt động khởi tố và điều tra vụ án hình sự sẽ có trách nhiệm và quyền hạn cơ bản như sau:
– Trực tiếp tiến hành hoạt động điều tra phải là bồ sơ phải xác minh hồ sơ trong quá trình giải quyết nguồn tin về tội phạm;
– Lập hồ sơ vụ án hình sự theo quy định của pháp luật để giải quyết nguồn tin về tội phạm;
– Yêu cầu thay đổi, đề nghị thay đổi người bào chữa, yêu cầu thay đổi hoặc đề nghị thay đổi người phiên dịch, yêu cầu thay đổi hoặc đề nghị thay đổi người dịch thuật trong trường hợp xét thấy cần thiết và có căn cứ;
– Triệu tập bị can, hỏi cung bị can, triệu tập và lấy lời khai của những người tố giác, người báo tin về tội phạm, triệu tập và lấy lời khai của người bị tố giác, những người kiến nghị khởi tố, người đại diện theo pháp luật của pháp nhân, thực hiện hoạt động lấy lời khai của những người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, lấy lời khai của những người bị bắt, lấy lời khai của người bị tạm giữ, triệu tập và lấy lời khai của người làm chứng, bị hại và đương sự khác trong vụ án hình sự;
– Quyết định áp giải người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt hoặc bị can, người bị tạm giữ. Ra quyết định dẫn giải đối với người làm chứng, người bị tố giác người bị kiến nghị khởi tố, bị hại trong vụ án hình sự, ra quyết định giao người dưới 18 tuổi cho các tổ chức và cá nhân có trách nhiệm và nghĩa vụ giám sát, có quyết định thay đổi người giám sát đối với những đối tượng được xác định là người dưới 18 tuổi phạm tội;
– Thi hành hiệu lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp của cơ quan có thẩm quyền, thi hành đầy đủ lệnh và quyết định bắt giữ/tạm giữ hoặc tạm giam, kê biên tài sản, phong tỏa tài sản, xử lý vật chứng trong vụ án hình sự;
– Tiến hành hoạt động khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi, đối chất, khai quật tử thi, nhận dạng, xem xét dấu vết trên thân thể, thực hiện hoạt động thực nghiệm điều tra;
– Thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn tố tụng khác theo thẩm quyền của cơ quan điều tra, phù hợp với sự phân công của thủ trưởng Cơ quan điều tra theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự;
– Điều tra viên sẽ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật, chịu trách nhiệm trước thủ trưởng cơ quan điều tra, phó thủ trưởng cơ quan điều tra về quyết định và hành vi của mình trong quá trình thực thi chức năng và nhiệm vụ.
Theo điều luật phân tích nêu trên thì có thể nói, những điều tra viên được phân công tiến hành hoạt động khởi tố và điều tra vụ án hình sự hoàn toàn có quyền triệu tập và lấy lời khai của các nhân chứng.
3. Người làm chứng không tham gia phiên tòa xét xử thì có được không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 66 của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 có quy định về người làm chứng. Theo đó, người làm chứng sẽ có những nghĩa vụ cơ bản như sau:
– Người làm chứng cần phải có nghĩa vụ có mặt đầy đủ theo giấy triệu tập của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng;
– Trong trường hợp người làm chứng cố tình vắng mặt mà không có lý do chính đáng, không suất phát từ sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan, quá trình bản mặt của người làm chứng với ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình giải quyết nguồn tin về tội phạm, khởi tố, điều tra, truy tố hoặc xét xử của cơ quan có thẩm quyền thì hoàn toàn có thể bị dẫn giải đối với người làm chứng đó;
– Người làm chứng cần phải có nghĩa vụ trình bày trung thực, đầy đủ tất cả các tình tiết, tài liệu và giấy tờ, chứng cứ mà mình biết có liên quan đến nguồn tin về tội phạm, liên quan đến vụ án đang được giải quyết, lý do biết được những thông tin đó.
Đồng thời, căn cứ theo quy định tại Điều 293 của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 có quy định về sự có mặt của người làm chứng. Cụ thể như sau:
– Người làm chứng tham gia vào phiên tòa với vai trò để làm sáng tỏ những tình tiết và thông tin của vụ án hình sự. Nếu như người làm chứng đó vắng mặt nhưng trước đó người làm chứng đã có lời khai tại các cơ quan điều tra thì chủ tọa phiên tòa hoàn toàn có thể công bố những lời khai đó. Nếu như người làm chứng về những vấn đề quan trọng của vụ án hình sự vắng mặt tại phiên tòa thì tùy từng trường hợp nhất định, chủ thể có thẩm quyền đó là hội đồng xét xử hoàn toàn có quyền ra quyết định hoãn phiên tòa hoặc vẫn có thể tiến hành hoạt động xét xử phiên tòa khi người làm chứng vắng mặt;
– Trong trường hợp những người làm chứng được cơ quan có thẩm quyền đó là tòa án triệu tập lên phiên tòa, tuy nhiên người làm chứng đó vẫn cố tình vắng mặt và không có lý do chính đáng, không phải xuất phát từ sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan, việc vắng mặt của người làm chứng gây trở ngại cho quá trình xét xử của tòa án, thì chủ thể có thẩm quyền đó là hội đồng xét xử hoàn toàn có thẩm quyền ra quyết định dẫn giải đối với người làm chứng đó theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự.
Theo đó thì có thể nói, tùy từng trường hợp khác nhau, việc vắng mặt của người làm chứng sẽ được giải quyết theo những phương án phù hợp, tuy nhiên, người làm chứng trong một số trường hợp vẫn hoàn toàn có quyền không tham gia phiên tòa xét xử.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015.