Quy định cơ bản của pháp luật về vận chuyển bưu điện. Quy định về quyền và nghĩa vụ của các bên trong vận chuyển bưu điện.
Mục lục bài viết
- 1 1. Quy định về quản lý chất lượng vận chuyển bưu điện:
- 2 2. Quy định về đối tượng của vận chuyển Bưu điện:
- 3 3. Quy định về chủ thể trong quan hệ vận chuyển Bưu điện:
- 4 4. Quy định về quyền và nghĩa vụ của các bên trong vận chuyển bưu điện:
- 5 5. Quy định về giải quyết tranh chấp, khiếu nại trong vận chuyển bưu điện:
- 6 6. Quy định về bồi thường thiệt hại trong vận chuyển Bưu điện:
1. Quy định về quản lý chất lượng vận chuyển bưu điện:
Thông tư số 14/2018/TT-BTTTT ngày 15/10/2018 của Bộ TT&TT quy định về quản lý chất lượng vận chuyển Bưu chính:
Chấp hành đúng pháp luật và quy định tại Thông tư này về kiểm tra và xử lý hàng hóa gửi qua đường bưu điện.
Phối hợp với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền trong việc phát hiện, kiểm tra xử lý những bưu phẩm, bưu kiện có hàng hoá vi phạm pháp luật.
Tạo điều kiện thuận lợi để cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thực thi nhiệm vụ.
Cán bộ, nhân viên bưu điện có hành vi thông đồng với chủ hàng buôn bán vi phạm pháp luật qua việc gửi hàng hoá để kinh doanh dưới hình thức bưu phẩm, bưu kiện thì bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Trách nhiệm của cơ quan kiểm tra, xử lý hàng hóa vi phạm pháp luật gửi qua đường bưu điện trong nước dưới hình thức bưu phẩm, bưu kiện:
Thực hiện đúng pháp luật và hướng dẫn tại Thông tư này trong việc kiểm tra, xử lý bưu phẩm, bưu kiện có hàng hoá phạm pháp, phối hợp chặt chẽ với Bưu điện trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của mình.
Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính và Bộ Công thương có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra các đơn vị trong ngành và địa phương thực hiện đúng pháp luật và quy định của Thông tư này;
2. Quy định về đối tượng của vận chuyển Bưu điện:
– Đối tượng của vận chuyển Bưu điện bao gồm các bưu phẩm, bưu kiện như thư, gói, kiện hàng hoá được chấp nhận, vận chuyển và phát hợp pháp qua mạng bưu chính.
– Bên cạnh đó luật Bưu chính 2010 đã quy định những loại bưu phẩm, bưu kiện không được vận chuyển qua đường bưu điện, cụ thể:
+ Theo quy định tại khoản 1, khoản 2, Khoản 3 Điều 7 luật bưu chính 2010 quy định các hành vi bị cấm trong Bưu chính:
Khoản 1 Điều 7: Gửi, chấp nhận, vận chuyển và phát bưu gửi có nội dung kích động, gây mất an ninh, phá hoại đoàn kết dân tộc, chống phá Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Khoản 2 Điều 7: Gửi, chấp nhận, vận chuyển và phát bưu gửi chứa vũ khí, vật, chất gây nổ, chất độc, chất phóng xạ, ma túy, vi trùng dịch bệnh nhằm khủng bố, xâm hại tính mạng, tài sản công dân, gây mất trật tự, an toàn xã hội.
Khoản 2 Điều 7: Gửi, chấp nhận, vận chuyển và phát bưu gửi chứa văn hóa phẩm trái đạo đức xã hội, trái thuần phong mỹ tục của Việt Nam.
+ Theo quy định tại Điều 12 luật bưu chính 2010 quy định Vật phẩm, hàng hoá không được gửi, chấp nhận, vận chuyển qua mạng bưu chính, bao gồm:
Vật phẩm, hàng hóa mà pháp luật của Việt Nam quy định cấm lưu thông.
Vật phẩm, hàng hóa từ Việt Nam gửi đi các nước mà pháp luật Việt Nam quy định cấm xuất khẩu hoặc pháp luật của nước nhận quy định cấm nhập khẩu.
Vật phẩm, hàng hoá từ các nước gửi về Việt Nam mà pháp luật Việt Nam quy định cấm nhập khẩu.
Vật phẩm, hàng hoá bị cấm vận chuyển bằng đường bưu chính theo quy định của pháp luật Việt Nam, điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
3. Quy định về chủ thể trong quan hệ vận chuyển Bưu điện:
Chủ thể trong quan hệ vận chuyển Bưu điện bao gồm bên cung ứng dịch vụ vận chuyển Bưu điện và bên sử dụng dịch vụ vận chuyển Bưu điện, theo đó:
– Bên cung ứng dịch vụ vận chuyển Bưu điện là các tổ chức, cá nhân có đăng ký kinh doanh để thực hiện dịch vụ vận chuyển Bưu điện. Vận chuyển Bưu điện là ngành nghề kinh doanh có điều kiện và chỉ những đối tượng có đủ các điều kiện do pháp luật quy định mới có thể đăng ký kinh doanh để tiến hành các hoạt động vận chuyển Bưu điện trong thực tế. Bên cung ứng dịch vụ vận chuyển Bưu điện có thể là chủ sở hữu phương tiện vận chuyển mà cũng có thể là bên thuê phương tiện vận chuyển. Tuy vậy, sự phân biệt này hoàn toàn không ảnh hưởng gì đến việc xác định nghĩa vụ của Bên cung ứng dịch vụ vận chuyển Bưu điện trong quan hệ vận chuyển Bưu điện.
– Bên sử dụng dịch vụ vận chuyển Bưu điện là mọi tổ chức, cá nhân đáp ứng các điều kiện để trở thành chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự và có nhu cầu sử dụng vận chuyển Bưu điện để gửi bưu gửi từ nơi này đến nơi khác. Bên sử dụng dịch vụ vận chuyển Bưu điện có thể là chủ sở hữu bưu gửi cần vận chuyển hoặc là người được chủ sở hữu bưu gửi uỷ quyền để thực hiện các công việc liên quan đến vận chuyển bưu gửi qua Bưu điện. Trong một số trường hợp, Bên sử dụng dịch vụ có thể là một bên vận chuyển khác. Ví dụ, công ty vận chuyển Bưu điện A ký hợp đồng để vận chuyển bưu gửi cho công ty B. Để vận chuyển bưu gửi cho công ty B, công ty A phải ký hợp đồng lưu kho bãi với Công ty C. Trong quan hệ hợp đồng vận chuyển Bưu điện với công ty B thì công ty A là Bên cung ứng dịch vụ nhưng trong quan hệ hợp đồng lưu kho bãi giữa Công ty A và công ty cho thuê kho bãi C thì công ty A lại là Bên sử dụng dịch vụ.
– Trong quan hệ vận chuyển Bưu điện còn có sự tham gia của bên thứ ba gọi là bên nhận bưu gửi. Bên nhận bưu gửi tuy không tham gia giao kết hợp đồng nhưng vẫn có một số quyền và nghĩa vụ trong vận chuyển Bưu điện như: Nghĩa vụ bưu gửi đúng thời gian và địa điểm; quyền nhận bưu gửi được chuyển đến; quyền kiểm tra số lượng, chất lượng bưu gửi được chuyển đến quyền yêu cầu Bên cung ứng dịch vận chuyển Bưu điện bồi thường thiệt hại phát sinh do chậm nhận được bưu gửi, do bưu gửi bị mất mát, hư hỏng trong quá trình vận chuyển.
4. Quy định về quyền và nghĩa vụ của các bên trong vận chuyển bưu điện:
4.1. Quyền và nghĩa vụ của bên sử dụng dịch vụ vận chuyển Bưu điện:
* Quyền của bên sử dụng dịch vụ vận chuyển Bưu điện:
– Được Bưu điện cung cấp đầy đủ, chính xác các thông tin về dịch vụ vận chuyển bưu điện khi có nhu cầu sử dụng;
– Được quyền sở hữu bưu gửi cho đến khi bưu gửi được phát cho người nhận;
– Được quyền thay đổi họ tên, địa chỉ người nhận, rút lại bưu gửi và chuyển tiếp bưu gửi khi bưu gửi chưa được phát cho người nhận;
– Được đảm bảo chỉ tiêu chất lượng dịch vụ mà Bưu điện đã công bố;
– Được đảm bảo bí mật thông tin về sử dụng dịch vụ vận chuyển bưu điện trừ trường hợp quy định của pháp luật;
– Được truy vấn thông tin và khiếu nại về dịch vụ đã sử dụng trong thời hạn quy định;
– Được yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết tranh chấp khi không đồng ý kết quả giải quyết khiếu nại của bưu điện;
– Được bồi thường thiệt hại và khắc phục hậu quả theo quy định của Bưu điện và pháp luật trong trường hợp sai sót được xác định là do lỗi vận của Bưu điện.
* Nghĩa vụ của bên sử dụng dịch vụ vận chuyển Bưu điện:
– Cung cấp đầy đủ, chính xác họ tên, địa chỉ của người gửi, người nhận và thực hiện các quy định về các điều kiện về sử dụng dịch vụ để đảm bảo an toàn đối với bưu gửi;
– Cung cấp đầy đủ, chính xác thông tin về nội dung bưu gửi và chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung bưu gửi;
– Thanh toán đủ giá cước dịch vụ và các chi phí khác theo quy định của Bưu điện, trừ trường hợp được miễn, giảm giá cước theo quy định của Bưu điện hoặc các bên có thoả thuận khác;
– Tạo điều kiện thuận lợi cho Bưu điện phát bưu gửi đến địa chỉ nhận;
– Cung cấp đầy đủ các giấy tờ, bằng chứng, căn cứ liên quan đến nội dung khiếu nại và chịu trách nhiệm về tính xác thực của các giấy tờ, bằng chứng, căn cứ này theo quy định của pháp luật;
– Hoàn trả số tiền bồi thường đã nhận trong vòng 30 ngày kể từ ngày nhận được
4.2. Quyền và nghĩa vụ của bên cung ứng dịch vụ vận chuyển Bưu điện:
* Quyền của bên cung ứng dịch vụ vận chuyển Bưu điện:
– Được kiểm tra nội dung gói, kiện hàng hoá trước khi chấp nhận;
– Được thanh toán đầy đủ giá cước và các chi phí khác khi đã cung ứng dịch vụ cho người sử dụng dịch vụ;
– Được từ chối cung ứng dịch vụ nếu phát hiện bưu gửi vi phạm quy định của pháp luật và quy định về điều kiện cung ứng vận chuyển bưu điện của Bưu điện;
– Được từ chối giải quyết những khiếu nại không phù hợp quy định của Bưu điện và của pháp luật;
– Trường hợp sai sót được xác định do lỗi của khách hàng, Bưu điện được quyền khởi kiện khách hàng nếu không hoàn trả số tiền bồi thường đã nhận trong vòng 30 ngày kể từ ngày nhận được thông báo thu hồi tiền bồi thường của Bưu điện.
– Được xử lý bưu gửi không có người nhận theo quy định của pháp luật.
* Nghĩa vụ của bên cung ứng dịch vụ vận chuyển Bưu điện:
– Thiết lập mạng bưu chính để cung ứng vận chuyển bưu điện đã công bố;
– Niêm yết công khai tại điểm cung cấp dịch vụ các thông tin về dịch vụ và danh mục vật phẩm, hàng hoá không được gửi, chấp nhận, vận chuyển qua mạng bưu chính theo quy định của pháp luật, Bưu chính nước nhận và các quy định khác về điều kiện cung ứng dịch vụ:
– Cung cấp đầy đủ, chính xác thông tin về dịch vụ cho khách hàng khi có nhu cầu sử dụng dịch vụ;
– Không được từ chối cung ứng vận chuyển bưu điện công ích khi người sử dụng đã thực hiện các yêu cầu về sử dụng dịch vụ;
– Chịu trách nhiệm trước pháp luật khi cố ý chấp nhận bưu gửi vi phạm quy định của Luật Bưu chính;
– Không được tiết lộ thông tin về sử dụng dịch vụ của tổ chức, cá nhân, trừ trường hợp quy định của pháp luật;
– Đảm bảo chỉ tiêu chất lượng dịch vụ đã công bố với khách hàng;
– Tiếp nhận và giải quyết khiếu nại của khách hàng trong thời hạn quy định;
– Bồi thường cho người sử dụng dịch vụ nếu lỗi là do mình gây ra;
4.3. Quyền và nghĩa vụ của bên nhận bưu gửi:
* Quyền của người nhận bưu gửi:
– Kiểm tra số lượng, chất lượng bưu gửi sau khi nhận được bưu gửi.
– Trong trường hợp bưu gửi bị mất mát, bị hỏng do lỗi của bên cung ứng dịch vụ thì có quyền trực tiếp hoặc thông báo cho bên gửi để yêu cầu bên cung ứng dịch vụ bồi thường thiệt hại.
* Nghĩa vụ người nhận bưu gửi:
– Nhận bưu gửi đúng thời hạn, địa điểm đã thoả thuận.
– Trừ trường hợp được bên gửi thanh toán trước cước dịch vụ vận chuyển Bưu điện, bên nhận bưu gửi phải có nghĩa vụ thanh toán cước dịch vụ vận chuyển bưu điện cho bên cung ứng dịch vụ.
– Thông báo cho bên gửi về việc nhận bưu gửi.
Trong quan hệ vận chuyển, bên sử dụng dịch vụ vận chuyển Bưu điện được quyền chỉ định người nhận bưu gửi. Tuy người nhận bưu gửi này không trực tiếp ký kết hợp đồng vận chuyển Bưu điện nhưng người nhận bưu gửi vẫn phải tuân thủ đầy đủ các quyền và nghĩa của mình.
5. Quy định về giải quyết tranh chấp, khiếu nại trong vận chuyển bưu điện:
5.1. Đối tượng được khiếu nại:
* Người sử dụng dịch vụ vận chuyển bưu điện:
– Tổ chức, cá nhân có tên trong phần địa chỉ người gửi, người nhận ghi trên bưu gửi, phiếu gửi;
– Tổ chức, cá nhân ký hợp đồng sử dụng dịch vụ với Bưu điện.
* Người đại diện hợp pháp của người sử dụng dịch vụ vận chuyển bưu điện:
– Người đại diện theo pháp luật:
+ Cha, mẹ đối với con chưa thành niên;
+ Người giám hộ đối với người được giám hộ;
+ Người được pháp luật chỉ định đại diện cho người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự;
+ Người đứng đầu tổ chức có quyền đại diện cho tổ chức theo quy định của pháp luật;
+ Những người khác theo quy định của pháp luật. – Người đại diện theo uỷ quyền:
Tổ chức, cá nhân, người đại diện theo pháp luật có thể uỷ quyền cho người khác thực hiện việc khiếu nại. Việc uỷ quyền thực hiện theo quy định của pháp luật.
* Tổ chức bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng được người sử dụng dịch vụ uỷ quyền.
5.2. Quyền và nghĩa vụ của người khiếu nại:
* Quyền của người khiếu nại:
– Được khiếu nại, hoặc ủy quyền cho người khác thực hiện quyền khiếu nại trong thời hạn quy định;
– Được Bưu điện hướng dẫn, tư vấn, hỗ trợ về thủ tục khiếu nại, được cung cấp thông tin về quy trình giải quyết khiếu nại của Bưu điện;
– Được quyền khiếu nại tiếp với Bưu điện trong vòng 15 ngày kể từ ngày nhận được kết quả giải quyết khiếu nại lần 1 nếu thấy kết quả này chưa thỏa đáng;
– Được quyền yêu cầu
* Nghĩa vụ của người khiếu nại:
– Cung cấp đầy đủ các giấy tờ, bằng chứng, căn cứ liên quan đến quyền khiếu nại và nội dung khiếu nại; chịu trách nhiệm về tính xác thực của các giấy tờ, bằng chứng, căn cứ này theo quy định của pháp luật;
– Hoàn trả số tiền bồi thường nếu bên cung ứng dịch vụ không có lỗi,
– Đền bù cho Bưu điện các thiệt hại do khiếu nại sai gây ra.
5.3. Quyền và nghĩa vụ của bên cung ứng dịch vụ vận chuyển Bưu điện:
* Quyền của bên cung ứng dịch vụ vận chuyển Bưu điện
– Từ chối giải quyết những khiếu nại đối với các trường hợp sau:
+ Hết thời hiệu khiếu nại,
+ Người khiếu nại không thuộc các đối tượng quy định;
+ Người khiếu nại không cung cấp, hoặc cung cấp không đủ các giấy tờ, bằng chứng, căn cứ liên quan đến nội dung khiếu nại;
+ Các khiếu nại về chỉ tiêu thời gian khi chưa hết chỉ tiêu thời gian toàn trình đã công bố;
+ Khiếu nại đối với những bưu gửi quốc tế bị Bưu chính nước nhận tịch thu, tiêu hủy, chuyển hoàn do quy định của nước nhận không cho phép nhập khẩu;
+ Yêu cầu bồi thường đối với những thiệt hại do lỗi của khách hàng;
– Đưa ra các bằng chứng, chứng cứ chứng minh các hành vi bị khiếu nại.
* Nghĩa vụ của bên cung ứng dịch vụ vận chuyển Bưu điện:
– Niêm yết công khai các thông tin liên quan đến giải quyết khiếu nại, bồi thường, bồi hoàn,…tại các điểm cung cấp dịch vụ, trên trang web của Bưu điện; hướng dẫn, tư vấn, hỗ trợ cho người khiếu nại;
– Tiếp nhận khiếu nại của khách hàng tại mọi điểm cung cấp dịch vụ, qua các kênh khiếu nại khác nhau;
– Xem xét và giải quyết khiếu nại trong thời hạn quy định;
– Bồi thường cho người có quyền sở hữu bưu gửi đối với những sai sót được xác định là do lỗi của Bưu điện hoặc hãng vận chuyển gây ra;
– Lưu trữ đầy đủ hồ sơ và các thông tin có liên quan đến dịch vụ bị khiếu nại để phục vụ công tác giải quyết khiếu nại, giải quyết tranh chấp;
– Báo cáo công tác giải quyết khiếu nại theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.
5.4. Thời hiệu khiếu nại:
– Sáu (6) tháng kể từ ngày kết thúc thời gian toàn trình của bưu gửi đối với khiếu nại về việc mất bưu gửi, chuyển phát bưu gửi chậm so với thời gian toàn trình đã công bố thì thời hiệu khiếu nại là sáu (6) tháng kể từ ngày kết thúc thời gian toàn trình của bưu gửi.
– Đối với khiếu nại về việc bưu gửi bị suy suyển, hư hỏng, về giá Một (01) tháng kể từ ngày bưu gửi được phát cho người nhận cước và các nội dung khác có liên quan trực tiếp đến bưu gửi thì thời hiệu khiếu nại là Một (01) tháng kể từ ngày bưu gửi được phát cho người nhận.
5.5. Thời hạn giải quyết khiếu nại:
– Thời hạn giải quyết khiếu nại đối với dịch vụ trong nước là 02 tháng kể từ ngày khiếu nại được tiếp nhận.
– Thời hạn giải quyết khiếu nại đối với dịch vụ quốc tế là 03 tháng kể từ ngày khiếu nại được tiếp nhận.
5.6. Các kênh khiếu nại:
– Khiếu nại trực tiếp tại các điểm cung cấp dịch vụ vận chuyển Bưu điện;
– Khiếu nại bằng đơn thư, email:
– Khiếu nại qua điện thoại,
– Khiếu nại qua phương tiện thông tin đại chúng.
5.7. Hình thức giải quyết tranh chấp:
– Thương lượng;
– Hòa giải;
– Trọng tài;
–
6. Quy định về bồi thường thiệt hại trong vận chuyển Bưu điện:
Vận chuyển Bưu điện là một hoạt động dịch vụ mang nhiều đặc thù nên vấn đề trách nhiệm tài sản áp dụng cho hành vi vi phạm quan hệ vận chuyển Bưu điện cũng có nhiều điểm riêng biệt. Điều này thể hiện qua một số khía cạnh như căn cứ áp dụng trách nhiệm tài sản, các hình thức trách nhiệm tài sản, giới hạn trách nhiệm tài sản, miễn trách nhiệm tài sản.
Trách nhiệm tài sản do vi phạm trong vận chuyển Bưu điện chỉ được áp dụng khi có các căn cứ cụ thể mà căn cứ quan trọng nhất là phải có các hành vi vi phạm nghĩa vụ phát sinh trong quan hệ vận chuyển Bưu điện. Các hành vi này xuất phát từ bên cung ứng dịch vụ vận chuyển Bưu điện, bên sử dụng dịch vụ vận chuyển Bưu điện hoặc bên nhận bưu gửi. Thực tiễn thường gặp các loại vi phạm chủ yếu sau:
+ Bên cung ứng dịch vụ vận chuyển Bưu điện làm mất mát, hư hỏng | bưu gửi trong quá trình vận chuyển;
+ Bên cung ứng dịch vụ vận chuyển Bưu điện không đảm bảo thời gian vận chuyển bưu gửi đúng theo thời gian toàn trình như đã công bố;
+ Bên cung ứng dịch vụ vận chuyển Bưu điện không thực hiện nghĩa vụ thông tin cho bên sử dụng dịch vụ về dịch vụ mà mình sử dụng;
+ Bên sử dụng dịch vụ vận chuyển Bưu điện có hành vi gửi các nội dung bưu gửi qua đường Bưu điện mà pháp luật nghiêm cấm;
+ Bên sử dụng dịch vụ vận chuyển Bưu điện hoặc bên nhận bưu gửi không thanh toán hoặc thanh toán không đầy đủ cước phí và các khoản lệ phí khác theo thỏa thuận.
Mỗi hành vi vi phạm sẽ dẫn đến những hậu quả khác nhau cho bên bị vi phạm và bên bị vi phạm có quyền yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại. Trong quan hệ vận chuyển Bưu điện, hình thức trách nhiệm tài sản thường được áp dụng là bồi thường thiệt hại. Chế tài bồi thường thiệt hại thường được áp dụng cho các hành vi vi phạm nghĩa vụ liên quan đến bảo quản bưu gửi của bên cung ứng dịch vụ vận chuyển Bưu điện.
Về nguyên tắc, bên cung ứng dịch vụ vận chuyển Bưu điện phải bồi thường cho bên sử dụng dịch vụ vận chuyển Bưu điện hoặc bên nhân bưu gửi toàn bộ tổn thất là giá trị thực tế của bưu gửi trong trường hợp bưu gửi bị mất hoặc bưu gửi bị hư hỏng toàn bộ do lỗi của bên cung ứng dịch vụ vận chuyển Bưu điện.
Trong trường hợp Bưu gửi được bên sử dụng dịch vụ vận chuyển Bưu điện khai báo chủng loại và giá trị bưu gửi trước khi giao và được bên cung ứng dịch vụ vận chuyển Bưu điện chấp nhận, ghi vào phiếu vận đơn, giấy gửi hàng hoặc chứng từ vận chuyển hàng hoá tương đương khác thì bên vận chuyển Bưu điện chịu trách nhiệm bồi thường mất mát, hư hỏng của bưu gửi trên cơ sở giá trị bưu gửi đã khai báo.
Trong trường hợp bưu gửi không được bên sử dụng dịch vụ vận chuyển Bưu điện khai báo chủng loại và giá trị bưu gửi trước khi giao hoặc không được ghi rõ vào phiếu vận đơn, giấy gửi hàng hoặc chứng từ vận chuyển hàng hoá tương đương khác thì bên vận chuyển Bưu điện sẽ được giới hạn nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do mất mát, hư hỏng bưu gửi trong giới hạn tối đa theo quy định của pháp luật Bưu chính.
Bên cung ứng dịch vụ vận chuyển Bưu điện được miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong một số trường hợp sau:
– Bưu gửi bị hao hụt do đặc tính tự nhiên hoặc khuyết tật vốn có;
– Bưu gửi bị hỏng do lỗi của bên sử dụng dịch vụ vận chuyển Bưu điện;
– Bên sử dụng vận chuyển Bưu điện khai báo gian dối về chủng loại và giá trị bưu gửi;
– Bưu gửi bị tịch thu theo yêu cầu của cơ quan nhà nước; – Bưu gửi đã được phát và người nhận không có ý kiến khi nhận bưu gửi;
– Sự kiện bất khả kháng.
Để được miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại, bên cung ứng dịch vụ vận chuyển Bưu điện cần phải chứng minh việc diễn ra các trường hợp trên.
Để có thể yêu cầu bên cung ứng dịch vụ bồi thường thiệt hại liên quan đến tổn thất về bưu gửi, bên sử dụng dịch vụ vận chuyển Bưu điện hoặc bên nhận bưu gửi phải thực hiện việc khiếu nại đối với bên cung ứng dịch vụ vận chuyển Bưu điện trong thời hiệu khiếu nại mà pháp luật về Bưu chính quy định.
Nguyên tắc bồi thường thiệt hại: Theo quy định tại điều 24
– Việc bồi thường thiệt hại trực tiếp được thực hiện trên cơ sở hợp đồng đã ký kết giữa các bên. Không bồi thường thiệt hại gián tiếp ngoài hợp đồng hoặc các nguồn lợi không thu được do việc cung ứng dịch vụ bưu chính không bảo đảm chất lượng mà hai bên đã thỏa thuận.
– Bưu gửi bị mất, hư hỏng hoặc tráo đổi toàn bộ thì được bồi thường theo quy định của pháp luật. Mức bồi thường thiệt hại do bên cung ứng dịch vụ quy định không được thấp hơn mức giới hạn trách nhiệm bồi thường của từng loại dịch vụ mà pháp luật đã quy định.
– Không bồi thường thiệt hại đối với các trường hợp sau đây: Dịch vụ bưu chính không có chứng từ xác nhận việc chấp nhận bưu gửi; người sử dụng dịch vụ không có chứng từ chứng minh việc sử dụng dịch vụ.
Mức giới hạn trách nhiệm bồi thường thiệt hại: Theo quy định tại điều 25
– Mức giới hạn trách nhiệm bồi thường thiệt hại tối thiểu được quy định như sau:
+ Đối với dịch vụ bưu chính trong nước: 04 lần cước (đã bao gồm hoàn trả lại cước dịch vụ đã sử dụng) của dịch vụ đã sử dụng;
+ Đối với dịch vụ bưu chính quốc tế được vận chuyển bằng đường hàng không: 09 SDR/kg (được tính theo từng nấc khối lượng 500 gram, phần lẻ được tính bằng 500 gram) nhưng không thấp hơn 30 SDR/bưu gửi, cộng với hoàn trả lại cước của dịch vụ đã sử dụng;
+ Đối với dịch vụ bưu chính quốc tế được vận chuyển bằng phương thức khác: 05 SDR/kg (được tính theo từng nấc khối lượng 500 gram, phần lẻ được tính bằng 500 gram), cộng với hoàn trả lại cước của dịch vụ đã sử dụng.
Thời hạn thực hiện nghĩa vụ bồi thường thiệt hại: Theo quy định tại điều 26 nghị định 47/2011/NĐ-CP về hướng dẫn luật Bưu chính:
– Thời hạn bồi thường thiệt hại không quá 30 ngày kể từ ngày các bên lập văn bản xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại.
– Quá thời hạn bồi thường thiệt hại quy định tại khoản 1 Điều này thì bên phải bồi thường thiệt hại còn phải trả tiền lãi chậm thanh toán theo quy định của pháp luật.
Thu hồi tiền bồi thường thiệt hại: Theo quy định tại điều 27 nghị định 47/2011/NĐ-CP về hướng dẫn luật Bưu chính:
– Trường hợp tìm lại được một phần hoặc toàn bộ bưu gửi bị coi là đã mất và đã được bồi thường thiệt hại theo quy định, bên cung ứng dịch vụ có trách nhiệm thông báo cho người đã nhận tiền bồi thường thiệt hại.
– Người đã nhận tiền bồi thường thiệt hại có quyền nhận lại hoặc từ chối nhận lại một phần hoặc toàn bộ bưu gửi tìm được.
– Trường hợp người đã nhận tiền bồi thường thiệt hại nhận lại một phần hoặc toàn bộ bưu gửi tìm được thì phải hoàn trả số tiền bồi thường tương ứng cho bên cung ứng dịch vụ.
– Trường hợp người đã nhận tiền bồi thường thiệt hại từ chối nhận lại thì một phần hoặc toàn bộ bưu gửi tìm được thuộc quyền sở hữu của bên cung ứng dịch vụ.