Chức năng, nhiệm vụ của trạm y tế xã? Quy định chung về tổ chức và nhân lực trạm y tế xã? Một số nét chung về nhân lực trạm y tế xã?
Được đảm bảo về sức khỏe là quyền của con người, mọi người cần được thông tin và sử dụng các dịch vụ y tế cần thiết để chăm sóc sức khỏe của chính mình và sức khỏe của gia đình mình. Các dịch vụ về sức khoẻ, y tế đang ngày càng được quan tâm và được nhà nước ta trú trọng phát triển. Trên địa bàn xã, phường, thị trấn đều cần phải có các cơ sở y tế để đảm bảo các biện pháp chăm sóc sức khoẻ cho người dân khi cần thiết ở giai đoạn ban đầu. Một trong số đó phải kể đến Trạm Y tế. Pháp luật nước ta cũng đã ban hành nhiều văn bản pháp luật quy định cụ thể về chức năng, nhiệm vụ và vai trò của Trạm Y tế. Bài viết dưới đây Luật Dương Gia sẽ giúp người đọc tìm hiểu các quy định chung về nhân lực trạm y tế xã, biên chế trạm y tế xã.
Luật sư tư vấn luật qua điện thoại trực tuyến miễn phí: 1900.6568
1. Chức năng, nhiệm vụ của trạm y tế xã:
Theo quy định của pháp luật về dựa trên thực tế, ta nhận thấy, trạm y tế xã có những chức năng và nhiệm vụ cơ bản như sau:
Chức năng của trạm y tế xã:
– Trạm y tế xã, phường, thị trấn có chức năng cung cấp các dịch vụ sức khoẻ.
– Trạm y tế xã, phường, thị trấn có chức năng thực hiện các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho nhân dân trên địa bàn xã.
Cần lưu ý rằng, trạm y tế xã có trụ sở riêng, có con dấu để giao dịch và phục vụ công tác chuyên môn nghiệp vụ.
Nhiệm vụ của trạm y tế xã:
– Trạm y tế xã có trách nhiệm thực hiện các hoạt động chuyên môn, kỹ thuật về y tế dự phòng.
– Thực hiện việc khám bệnh, chữa bệnh.
– Sử dụng một cách kết hợp, ứng dụng y học cổ truyền trong phòng bệnh và chữa bệnh.
– Trạm y tế có trách nhiệm chăm sóc sức khỏe sinh sản; cung ứng thuốc thiết yếu.
– Thực hiện quản lý sức khỏe cộng đồng và truyền thông, giáo dục sức khoẻ.
– Các cán bộ tại trạm y tế xã hướng dẫn về chuyên môn và hoạt động đối với đội ngũ nhân viên y tế thôn, bản.
– Phối hợp với các cơ quan liên quan triển khai thực hiện công tác dân số – kế hoạch hóa gia đình.
– Có trách nhiệm thực hiện cung cấp dịch vụ kế hoạch hóa gia đình theo phân tuyến kỹ thuật và theo quy định của pháp luật.
– Tham gia kiểm tra các hoạt động hành nghề y, dược tư nhân và các dịch vụ có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe nhân dân.
– Cần thực hiện kết hợp quân – dân y theo tình hình thực tế ở địa phương… và thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc Trung tâm Y tế huyện và Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã giao.
Dựa vào các quy định ở trên, ta nhận thấy trạm y tế xã có nhiều chức năng và nhiệm vụ quan trọng đối với việc bảo vệ sức khoẻ và an toàn tính mạng của người dân địa phương. Bước đầu, khi chưa được đến các cơ sở bệnh viện cấp huyện, thành phố, trạm y tế cấp xã có vai trò đảm bảo việc sơ cứu đối với bệnh nhân địa phương.
2. Quy định chung về tổ chức và nhân lực trạm y tế xã:
Pháp luật đưa ra quy định về tổ chức của trạm y tế xã như sau:
– Thứ nhất: Trạm Y tế xã có Trưởng trạm và 01 Phó trưởng trạm.
Trưởng trạm y tế xã, thị trấn là người đứng đầu đơn vị, chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Trung tâm y tế, chỉ đạo của Uỷ ban nhân dân cấp xã, thị trấn và chịu trách nhiệm trước pháp luật về mọi mặt hoạt động của trạm y tế, trưởng trạm y tế xã sẽ thực hiện các nhiệm vụ sau:
+ Thực hiện việc lập kế hoạch hoạt động của trạm y tế xã, thị trấn trình Trung tâm y tế phê duyệt và tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch đã được phê duyệt. Tổng kết đánh giá, rút kinh nghiệm hàng năm.
+ Tham gia ban chỉ đạo chăm sóc sức khỏe ban đầu, làm phó ban thường trực chỉ đạo, chủ trì công tác truyền thông giáo dục sức khỏe cho nhân dân trên địa bàn.
+ Xây dựng quy chế hoạt động của trạm y tế xã theo hướng dẫn của giám đốc trung tâm y tế huyện, quản lý nhân lực và hoạt động của trạm theo quy chế, theo chức trách cá nhân và thực hiện các chế độ, chính sách theo Quy định của Nhà nước đối với cán bộ y tế thuộc quyền quản lý.
+ Trực tiếp thực hiện nhiệm vụ chuyên môn và tổ chức triển khai thực hiện các Quy chế chuyên môn tại trạm y tế.
+ Có trách nhiệm phân công các nhân viên y tế thuộc trạm quản lý, thực hiện các chương trình mục tiêu Quốc gia phù hợp với chuyên môn của từng người, đạt hiệu quả: chương trình vệ sinh phòng chống dịch bệnh, vệ sinh môi trường, an toàn vệ sinh thực phẩm, y tế trường học, khám chữa bệnh và phục hồi chức năng, y học cổ truyền, chăm sóc sức khỏe trẻ em, chăm sóc sức khỏe sinh sản, cung cấp nước sạch và các chương trình y tế Quốc gia khác…
+ Thực hiện việc quản lý, chỉ đạo y tế thôn hoạt động chuyên môn, tổ chức giao ban hàng tháng, chỉ đạo hoạt động về công tác Dân số – Kế hoạch hóa gia đình với cán bộ chuyên trách xã và cộng tác viên thôn.
+ Huấn luyện, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho y tế thôn.
+ Tổ chức các phong trào thi đua, khen thưởng phối hợp với các tổ chức đoàn thể tại trạm theo quy định.
+ Thực hiện việc tham mưu cho Uỷ ban nhân dân cấp xã triển khai thực hiện các nội dung trong Bộ tiêu chí Quốc gia về y tế xã trên địa bàn.
+ Bảo đảm quản lý và tổ chức cung ứng thuốc thiết yếu, sử dụng thuốc an toàn hợp lý chữa bệnh tại trạm cho nhân dân và các đối tượng chính sách khác theo các quy định, quy chế hiện hành.
+ Tham mưu cho Uỷ ban nhân dân xã, quản lý hành nghề y dược tư nhân trên toàn xã.
+ Quản lý cơ sở vật chất, tài sản, y dụng cụ, thuốc chữa bệnh… của trạm y tế.
+ Quản lý tài chính thu chi của trạm theo quy định của pháp luật.
+ Có trách nhiệm tiếp nhận và quản lý
+ Thực hiện chế độ thống kê báo cáo theo đúng quy định và khi có dịch trên địa bàn quản lý phải báo cáo kịp thời đến cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
+ Tham gia các cuộc họp, giao ban tại trung tâm y tế và thực hiện các công việc khác khi được giao.
Như vậy, ta nhận thấy, trạm trưởng trạm y tế có rất nhiều nhiệm vụ và phải chịu sự quản lý chỉ đạo trực tiếp của giám đốc trung tâm y tế huyện, chỉ đạo của Uỷ ban nhân dân cấp xã, thị trấn và chỉ đạo phối kết hợp chuyên môn của bệnh viện huyện và các trung tâm chuyên khoa. Còn phải chịu sự quản lý chỉ đạo của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã về xây dựng kế hoạch phát triển y tế của địa phương. Ngoài ra, trạm trưởng trạm y tế cần giữ mối quan hệ chặt chẽ với Đảng ủy, chính quyền địa phương, và các đoàn thể chính trị – xã hội trong xã để nhằm phối hợp thực hiện tốt nhiệm vụ chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân trên địa bàn.
Phó trạm trưởng trạm y tế xã là người giúp Trạm trưởng, chịu trách nhiệm trước trạm trưởng và trước pháp luật về những việc được phân công, khi trạm trưởng vắng mặt được ủy nhiệm điều hành hoạt động của trạm y tế xã.
+ Phó trạm trưởng trạm y tế sẽ trực tiếp thực hiện nhiệm vụ chuyên môn theo chức trách phân công và phối hợp với trạm trưởng tổ chức triển khai thực hiện các quy chế chuyên môn tại trạm y tế.
+ Thực hiện việc tham mưu với trưởng trạm y tế triển khai thực hiện các nội dung trong Bộ tiêu chí Quốc gia về y tế xã giai đoạn đến năm 2020 trên địa bàn, duy trì thường xuyên đạt hiệu quả.
+ Phó trạm trưởng trạm y tế sẽ tham gia các cuộc họp và công việc khác khi được giao cấp trên giao.
Về cơ bản, phó trạm trưởng trạm y tế chịu sự quản lý chỉ đạo trực tiếp của trạm trưởng y tế xã và chỉ đạo của trung tâm y tế huyện. Phó trạm trưởng trạm y tế cần phải giữ mối quan hệ chặt chẽ với Đảng ủy, chính quyền địa phương, và các đoàn thể chính trị – xã hội trong xã, phối hợp thực hiện tốt nhiệm vụ và mục tiêu chính đó là chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân trên địa bàn.
– Thứ hai: Viên chức làm việc tại Trạm Y tế xã chịu trách nhiệm phụ trách lĩnh vực công tác theo sự phân công của Trưởng trạm bảo đảm thực hiện các nhiệm vụ của Trạm y tế theo quy định tại Điều 2, Thông tư số 33/2015/TT-BYT của Bộ Y tế.
– Cần lưu ý: Đối với việc bổ nhiệm, miễn nhiệm Trưởng trạm, Phó Trưởng trạm và luân chuyển, điều động viên chức làm việc tại Trạm Y tế do Giám đốc Trung tâm Y tế huyện quyết định theo thẩm quyền và phân cấp quản lý ở địa phương.
Quy định của pháp luật về nhân lực của trạm y tế xã:
– Cơ cấu chức danh nghề nghiệp và số lượng của từng chức danh nghề nghiệp làm việc tại Trạm y tế xã xác định trên cơ sở nhu cầu thực tế, khối lượng công việc và đặc điểm, điều kiện kinh tế xã hội của đơn vị hành chính cấp xã nơi có Trạm Y tế.
– Hệ thống nhân lực của Trạm y tế xã là viên chức, được ký kết hợp đồng tuân theo
3. Một số nét chung về nhân lực trạm y tế xã:
– Người làm việc tại Trạm Y tế xã là viên chức.
– Số lượng người làm việc tại Trạm Y tế xã nằm trong tổng số người làm việc của Trung tâm Y tế huyện được xác định theo vị trí việc làm trên cơ sở khối lượng công việc phù hợp với nhu cầu và điều kiện thực tế ở địa phương theo vùng miền.
– Về ký kết hợp đồng của người làm việc tại Trạm Y tế xã thực hiện theo quy định như sau:
+ Đối với số cán bộ y tế đang làm việc tại Trạm Y tế theo Khoản 1 Điều 3 Quyết định số 58/TTg ngày 03 tháng 02 năm 1994 của Thủ tướng Chính phủ về tổ chức và chế độ chính sách đối với y tế cơ sở; Điều 2 Quyết định số 131/TTg ngày 04 tháng 3 năm 1995 của Thủ tướng Chính phủ sửa đổi một số điểm tại Quyết định số 58/TTg ngày 03 tháng 02 năm 1994: Cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý trực tiếp có trách nhiệm tiến hành các thủ tục để ký hợp đồng làm việc không xác định thời hạn theo quy định của pháp luật nếu đáp ứng đủ các điều kiện, yêu cầu và tiêu chuẩn của vị trí công việc đảm nhiệm.
+ Đối với số cán bộ y tế đang làm việc tại Trạm Y tế theo Điều 1 trong Quyết định số 131/TTg ngày 04 tháng 3 năm 1995 của Thủ tướng Chính phủ sửa đổi một số điểm tại Quyết định số 58/TTg ngày 03 tháng 02 năm 1994 của Thủ tướng Chính phủ về tổ chức và chế độ chính sách đối với y tế cơ sở (thuộc diện hợp đồng theo Quyết định số 58/TTg):
+ Những trường hợp đã có đủ thời gian 36 tháng làm việc tại trạm y tế xã, đáp ứng đủ tiêu chuẩn về phẩm chất, chuyên môn nghiệp vụ, năng lực theo yêu cầu của vị trí việc làm và chức danh nghề nghiệp được xét tuyển đặc cách theo quy định. Cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý trực tiếp có trách nhiệm tiến hành ký kết hợp đồng làm việc không xác định thời hạn theo quy định của pháp luật.
+ Những trường hợp chưa đủ thời gian 36 tháng làm việc tại Trạm Y tế thực hiện tuyển dụng theo quy định của
+ Đối với những viên chức được tuyển dụng, cơ quan quản lý trực tiếp thực hiện việc ký hợp đồng làm việc theo quy định tại Luật Viên chức.
– Số người được ký hợp đồng làm việc không vượt quá số người làm việc được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định pháp luật.