Quy định cấp hạn ngạch Giấy phép khai thác thủy sản trên biển? Trình tự thủ tục cấp giấy phép khai thác thủy sản?
Khai thác thủy sản đó là một trong những lĩnh vực mang lại nguồn thu cho đất nước và người dân, theo đó pháp luật đã đưa ra các quy định cụ thể đối với vấn đề khai thác thủy sản mà các cá nhân và tổ chức phải tuân theo, việc cấp hạn ngạch Giấy phép khai thác thủy sản trên biển được quy định cụ thể ra sao. Hãy theo doi ngay dưới đây để biết thêm các chi tiết nhé.
Cơ sở pháp lý:
Luật Thủy sản 2017
Luật sư
Mục lục bài viết
1. Quy định cấp hạn ngạch Giấy phép khai thác thủy sản trên biển:
Căn cứ theo quy định tại Điều 49. Hạn ngạch Giấy phép khai thác thủy sản trên biển Luật Thủy sản 2017 quy định cụ thể như sau:
1. Căn cứ xác định hạn ngạch Giấy phép khai thác thủy sản trên biển bao gồm:
a) Kết quả điều tra, đánh giá trữ lượng nguồn lợi thủy sản;
b) Xu hướng biến động nguồn lợi thủy sản;
c) Tổng sản lượng thủy sản tối đa cho phép khai thác bền vững;
d) Cơ cấu nghề, đối tượng khai thác, vùng biển khai thác;
đ) Trường hợp khai thác loài thủy sản di cư xa hoặc loài thủy sản có tập tính theo đàn phải căn cứ quy định tại các điểm a, b, c và d khoản này và sản lượng cho phép khai thác theo loài. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xác định loài được quy định tại điểm này.
2. Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều này, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xác định, giao hạn ngạch Giấy phép khai thác thủy sản, sản lượng cho phép khai thác theo loài tại vùng khơi cho các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
3. Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều này, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xác định hạn ngạch Giấy phép khai thác thủy sản, sản lượng cho phép khai thác theo loài tại vùng ven bờ và vùng lộng thuộc phạm vi quản lý.
4. Hạn ngạch giấy phép được công bố, điều chỉnh 60 tháng một lần. Trong trường hợp có biến động về nguồn lợi thủy sản trên cơ sở kết quả điều tra, đánh giá nguồn lợi thủy sản theo chuyên đề, điều tra, đánh giá nghề cá thương phẩm hằng năm, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh điều chỉnh sản lượng cho phép khai thác theo loài.
Như vậy ta thấy pháp luật đã có các quy định rất cụ thể về nội dung cấp hạn ngạch Giấy phép khai thác thủy sản trên biển theo đó vớ vấn đề giao hạn ngạch khai thác thủy sản vùng khơi cho các địa phương, trên thực tế đối với thủ tục này cũng có vấp phải sự thắc mắc phản ứng từ một số địa phương và bà con ngư dân. Đối với vấn đề này nổi cộm nhất là thắc mắc của nhiều chủ tàu cá có chiều dài nhỏ hơn 15m, nhưng công suất máy lại trên 90CV (khoảng 3.513 tàu cá) nên theo quy định mới không được cấp phép hạn ngạch khai thác vùng khơi.
Cũng có một số nội dung khác tại các địa phương thắc mắc khi Bộ NN-PTNT cấp hạn ngạch giấy phép khai thác tàu cá vùng khơi đó là về số lượng tàu bao nhiêu cho mỗi tỉnh đó là sự công bằng và phù hợp để không xảy ra tình trạng địa phương này thắc mắc, để giải quyết những bất cập này thì cơ quan có thẩm quyền để đảm bảo sự ổn định không bị xáo trộn, không ảnh hưởng đến sinh kế của ngư dân cần chấp thuận và giữ nguyên theo đề xuất danh sách của các tỉnh, thành gửi lên, nhưng vẫn đảm bảo tính pháp lý và cơ sở khoa học.
Bên cạnh đó thì theo quy định với thủ tục này dựa trên thời gian là 5 năm thì thời hạn 5 năm cấp lại 1 lần Bộ NN-PTNT sẽ cần phải dựa vào căn cứ thực tiễn và khoa học từ kết quả điều tra, đánh giá, khảo sát nguồn lợi thủy sản hàng năm để cấp hạn ngạch cho đúng theo quy định đề ra.
Đối với thủ tục cấp hạn ngạch này thì thời hạn của giấy phép khai thác thủy sản không quá 12 tháng theo quy định. Khi dự án điều tra các nghề khai thác vùng biển ven bờ và vùng lộng, đề xuất sắp xếp lại cơ cấu nghề khai thác vùng biển ven bờ và vùng lộng tỉnh Kiên Giang được UBND tỉnh phê duyệt sẽ sắp xếp lại cơ cấu nghề khai thác và công bố hạn ngạch giấy phép khai thác thủy sản vùng ven bờ và vùng lộng của tỉnh cho phù hợp Luật Thủy sản năm 2017.
Bên cạnh đó cần phải căn cứ tùy vào tình hình thực tế và nhu cầu của chủ tàu, tỉnh cho phép chuyển đổi nghề sang những nghề thân thiện với môi trường và khôi phục bảo vệ nguồn lợi thủy sản trên ngư trường và đối với nghề lưới kéo, lưới rê duy trì số lượng hiện có, không tăng thêm và định hướng giảm dần.
Theo đó nên việc công bố hạn ngạch giấy phép khai thác thủy sản vùng ven bờ và vùng lộng này được đề ra với mục đích đó là nhằm giảm tải khai thác đánh bắt trên ngư trường trong tình trạng quá tải, và thông qua đó để góp phần tái tạo nguồn lợi thủy sản bị suy kiệt, giúp ngư dân hoạt động sản xuất hiệu quả và năng suất.
Dựa trên thực tế tình hình khai thác và đánh bắt, nuôi trồng của địa phương, quy định hiện hành, chủ tàu được chuyển đổi nghề sang các nghề thân thiện với môi trường và không gây sát hại nguồn lợi thủy sản trong tổng số hạn ngạch giấy phép đã được công khai. Theo quy định thì Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn được giao chủ trì, phối hợp với các địa phương, đơn vị có liên quan tổ chức cần phải thực hiện việc cấp giấy phép và chuyển đổi nghề tàu cá đúng quy định.
Như vậy qua các thông tin như trên tiến hành thủ tục theo đúng quy định của pháp luật ngoài việc cấp hạn ngạch giấy phép khai thác thủy sản trên biển còn cần có những hướng để tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền đến ngư dân trong việc quản lý đóng mới, đăng ký, đăng kiểm tàu cá gắn với kiên quyết xử lý nghiêm đối với những tàu cá vi phạm hoạt động không đăng ký, đăng kiểm.
Thực hiện các kế hoạch và công tác đẩy mạnh phân cấp quản lý tàu cá cho các huyện, thành phố có đủ điều kiện theo quy định, vận động và hướng dẫn ngư dân tổ chức đi khai thác đánh bắt theo tổ, đội để hỗ trợ nhau trong sản xuất. Đưa ra những ý kiến đề nghị cũng như là khuyến cáo, hỗ trợ ngư dân đầu tư nâng cấp tự động hóa các kỹ thuật, công nghệ tiên tiến trong khai thác thủy sản và bảo quản sản phẩm sau khai thác, nhằm giảm sử dụng nguồn lực lao động trên tàu, nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm khai thác.
2. Trình tự thủ tục cấp giấy phép khai thác thủy sản:
Trình tự thực hiện
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Công dân, Tổ chức chuẩn bị hồ sơ theo đúng quy định đã được công khai.
Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ:
– Địa điểm tiếp nhận: Tại Trạm Bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản hoặc Phòng quản lý khai thác, tàu cá và hậu cần nghề cá – Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản.
– Thời gian tiếp nhận: Vào giờ hành chính các ngày làm việc trong tuần từ thứ 2 đến thứ 6 (trừ ngày nghỉ lễ, tết theo quy định).
– Trình tự tiếp nhận:
+ Cán bộ kiểm tra hồ sơ
+ Nếu hồ sơ đầy đủ và hợp lệ thì tiếp nhận; viết Phiếu hẹn giao cho người đến nộp hồ sơ
+ Nếu hồ sơ thiếu và chưa hợp lệ thì hướng dẫn người đến nộp hồ sơ thực hiện theo quy định của pháp luật và trả luôn tổ chức, cá nhân hoàn thiện tiếp.
+ Tổ chức, cá nhân nộp lệ phí (thu qua biên lai) theo quy định.
Bước 3: Xử lý hồ sơ
Cán bộ kiểm tra hồ sơ nội dung xin cấp Giấy phép khai thác thuỷ sản ghi đúng, đủ nội dung theo quy định: Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật tàu cá còn hạn, Giấy chứng nhận đăng ký tàu cá đúng theo quy định trước khi trình Chi cục trưởng ký.
Bước 4: Trả kết quả
+ Địa điểm: Tại nơi tiếp nhận hồ sơ.
+ Thời gian: Vào giờ hành chính các ngày làm việc trong tuần.
+ Trình tự trả: Tổ chức, Công dân nộp lại Phiếu hẹn; nhận kết quả.
Cách thức thực hiện:
Trực tiếp tại Trạm Bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản hoặc Phòng quản lý khai thác, tàu cá và hậu cần nghề cá – Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản.
Hồ sơ
a) Thành phần hồ sơ bao gồm:
+ Đơn xin cấp giấy phép Khai thác thuỷ sản: 01 bản chính, có mẫu.
+ Giấy chứng nhận đăng ký tàu cá : 01 bản Photo.
+ Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật tàu cá còn hiệu lực (đối với tàu có công suất từ 20cv trở lên): 01bản Photo.
+ Sổ Danh bạ thuyền viên tàu cá : 01 bản Photo.
+ Bằng thuyền trưởng, máy trưởng (đối với loại tàu có công suất từ 45 cv trở lên): 01bản Photo công chứng.
b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ (chính).
Thời hạn giải quyết
Không quá 07 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính
a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy định: Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản, Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh, thành phố
b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Có
c) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Trạm Bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản; Phòng quản lý khai thác, tàu cá và hậu cần nghề cá – Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản, Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh, thành phố.
d) Cơ quan phối hợp (nếu có): Không
Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, Cá nhân.
Yêu cầu hoàn thành mẫu đơn, mẫu tờ khai: mẫu đơn.
Phí, lệ phí: Có
Lệ phí: 40.000đồng/lần.
Kết quả của việc thực hiện thủ tục hành chính: Giấy phép.
Yêu cầu hoặc điều kiện để được cấp thủ tục hành chính: Không.