Hoạt động trồng trọt là gì? Hoạt động trồng trọt có tên trong tiếng Anh là gì? Quy định các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động trồng trọt?
Việt Nam được biết đến là một quốc gia có nền nông nghiệp phát triển mạnh. Khi xã hội ngày càng trở nên phát triển thì nền nông nghiệp nước ta đã phần nào bị thu hẹp để thay thế cho các ngành nghề khác như: công nghiệp, dịch vụ, du lịch,.. Tuy nhiên, nền nông nghiệp nước ta cũng có sự chuyển mình rất lớn theo hướng độc canh cây lúa sang đa dạng cơ cấu cây công nghiệp, cây trồng khác, cây công nghiệp hằng năm. Bên cạnh đó để đảm bảo một nền nông nghiệp phát triển thì các nhà làm luật cũng đưa ra các quy định các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động trồng trọt. Vậy các quy định các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động trồng trọt có nội dung như thế nào? Hãy tìm hiểu nội dung này trong bài viết dưới đây:
Luật sư
Cơ sở pháp lý: Luật Trồng trọt năm 2018;
Mục lục bài viết
1. Hoạt động trồng trọt là gì?
Trong nội dung bài viết này tác giả sẽ gửi tới quý bạn đọc nội dung liên quan đến quy đinh về các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động trồng trọt. Tuy nhiên trước khi đi vào tìm hiểu các hành vi này thì tác giả sẽ gửi tới quý bạn đọc nội dung liên quan đến việc mà pháp luật đã định nghĩa trồng trọt là gì và hoạt động trồng trọt là gì? việc tác giả đưa ra khái niệm này phần nào đó giúp quý bạn đọc hiểu rõ được bản chất của trồng trọt và hoạt động trông trọt trong nông nghiệp nước Việt Nam ta hiện nay.
Trên cơ sở quy định tại khoản 1 Điều 2 Luật Trông trọt năm 2018 có đưa ra và quy định về khái niệm trồng trọt trong nông nghiệp với nội dung đó là: “1. Trồng trọt là ngành kinh tế – kỹ thuật trong nông nghiệp có liên quan đến việc gieo trồng cây nông nghiệp, cây cảnh và nấm ăn để phục vụ mục đích của con người”. Như vậy có thể thấy rằng đối với hoạt động gieo trồng tạo nên các san phẩm của người nông nghiệp phục vụ cho nhu cầu sống của con người thì cũng cần được thực hiện dựa trên các quy định của pháp luật để đạt được kết quả tốt nhất, tránh gây ra những thiệt hại, ảnh hưởng đáng tiếc sảy ra đối với các loại cây nông nghiệp, cây cảnh và nấm ăn theo như quy định.
Do đó, có thể thấy rằng hoạt động trồng trọt có nghĩa là tất cả các hành động hoặc nỗ lực của con người nhằm mục đích nâng cao cây trồng, nỗ lực làm vườn, bảo vệ đất hoặc nỗ lực chuẩn bị hoặc các hoạt động cải tạo mặt đất để trồng trọt trái cây, rau, hoa, cỏ, cây trồng hoặc các loại cây trồng khác xảy ra trong ranh giới bên ngoài, bao gồm các hoạt động liên quan đến việc sử dụng thuốc trừ sâu, phân bón, chất tăng cường hóa học hoặc các sản phẩm khác, hoặc các chất tự nhiên được sử dụng để nuôi các xác chết hoặc các loài thực vật khác.
Cũng dựa trên cơ sở quy định tại Khoản 2 Điều 2 LuậtTrông trọt năm 2018 có đưa ra định nghĩa một cách đơn giản nhất về hoạt động trồng trọt. Từ đó có thể thấy rằng đối với một hoạt động trồng trọt, canh tác sẽ bao gồm tất các các hoạt động từ nhỏ đến lớn, từ rất ít quan trọng đến rất quan trọng để tạo ra hiệu quả về năng suất cũng như chất lượng. Vậy theo như quy định tại khoản này thì hoạt động trồng trọt được định nghĩa như sau: “2. Hoạt động trồng trọt bao gồm hoạt động về giống cây trồng; phân bón; canh tác; thu hoạch, sơ chế, bảo quản, chế biến, thương mại và quản lý chất lượng sản phẩm cây trồng”.
Như vậy có thể thấy rằng đối với hoạt động trồng trọt là việc trồng trọt hoặc sử dụng đất khác để trồng thực phẩm, chất xơ, cây Giáng sinh, cây phong, hoặc cây trồng làm vườn và cây ăn quả; và việc trồng thực phẩm và cây trồng liên quan đến việc chăn nuôi, cho ăn hoặc quản lý gia súc, gia cầm, ngựa, trang trại cá hoặc ong để thu lợi nhuận.
2. Hoạt động trồng trọt có tên trong tiếng Anh là gì?
Hoạt động trồng trọt có tên trong tiếng Anh là: “Farming activities”.
3. Quy định các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động trồng trọt:
Trên thực tế, thì các hoạt động nông nghiệp bao gồm các quá trình khác nhau mà chúng ta sử dụng để trồng trọt và chăn nuôi gia súc để làm thực phẩm cho người dân. Cây trồng cũng được sử dụng cho các quy trình công nghiệp, ví dụ, dầu cọ được sử dụng trong nhiều sản phẩm từ dầu chiên đến mỹ phẩm, phế thải từ mía đường được sử dụng làm nhiên liệu sinh học, và bông được sử dụng cho dệt may. Gia súc được sử dụng để lấy thịt, trứng, sữa, cũng như da và len. Gia súc cũng được sử dụng để lao động.
Như đã nêu ra ở trên thì trong nội dung mục 3 này tác giả sẽ gửi tới quý bạn đọc 10 hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động trồng trọt mà pháp luật Trồng trọt việt Nam đã quy định và ban hành năm 2018 và có hiệu lực hi hành từ 01/01/2020. Do đó, theo quy định tại Điều 9 Luật Trồng trọt 2018 thì các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động trồng trọt được quy định cụ thể như sau:
Thứ nhất, đó chính là quy định về vấn đề sản xuất, buôn bán, nhập khẩu giống cây trồng chưa được quyết định công nhận lưu hành. Theo như quy định tại Khoản 1 Điều 9 Luật này thì “1. Sản xuất, buôn bán, nhập khẩu giống cây trồng chưa được quyết định công nhận lưu hành hoặc tự công bố lưu hành, trừ trường hợp được cơ quan có thẩm quyền cho phép”.
Để nhằm đảm bảo việc kiểm soát được các giống cây trồng có lợi và tạo nên năng suất cao cho hoạt động trồng trọt thì việc kiểm soát sản xuất, buôn bán, nhập khẩu giống cây trồng là vô cùng quan trọng. Việc làm này theo như quy định của pháp luật sẽ phần nào đó kiểm soát được nguồn giống, cũng như chất lượng cây trồng được sử dụng trong nền nông nghiệp nước ta.
Thứ hai, quy định về vấn đề sản xuất, buôn bán, nhập khẩu phân bón chưa được quyết định công nhận lưu hành. Theo như quy định tại Khoản 12 Điều 9 Luật này thì :”2. Sản xuất, buôn bán, nhập khẩu phân bón chưa được quyết định công nhận lưu hành tại Việt Nam, trừ trường hợp nhập khẩu phân bón quy định tại khoản 2 Điều 44 của Luật Trồng trọt 2018 và sản xuất phân bón để xuất khẩu theo hợp đồng với tổ chức, cá nhân nước ngoài”.
Đối với mỗi loại phân bón để có thể đucợ lưu hành trên thị trường phụ vụ nhu cầu canh tác trồng trọt của bà con nông dân thì cần phải thông qua rất nhiều bước kiểm nghiệm xác định được công dụng, tính chất và thành phần có trong phân bón có tác động gây ảnh hưởng đến môi trường hay không. Đồng thời đối với những loại ohaan bón này sẽ đem lại những nguồn lợi ích gì cho cây trồng và cho bà con nông dân khi tham gia thực hiện các hoạt động trồng trọt của mình.
Thứ ba, quy định về việc sản xuất, buôn bán giống cây trồng, phân bón không đáp ứng điều kiện sản xuất, buôn bán. Theo như quy định tại Khoản 12 Điều 9 Luật này thì: “3. Sản xuất, buôn bán giống cây trồng không đáp ứng điều kiện sản xuất, buôn bán; sản xuất, buôn bán phân bón chưa được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, buôn bán phân bón”.
Trên thực tế thì pháp luật nước ta chỉ cho phép những loại cây trồng và phân bón được sản xuất, buôn bán nhập khẩu vào nươc sta khi và chỉ khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện về sản xuất và buôn bán theo như quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành. Bởi vì có quy định này là nhằm việc ảnh hưởng đến thị trường giống cây trông và phân bón. cũng như đối với giống cây trồng hoặc phân bón không đáp ứng được điều kiện cũng sẽ gây ảnh hưởng đến tài chính của người dân, và sẽ gây ra các hiệu quả đến chất lượng của sản phẩm được tạo ra.
Thứ tư, quy định về vấn đề cây trồng, phân bón, vật tư nông nghiệp khác và sản phẩm cây trồng giả, hết hạn sử dụng, không rõ nguồn gốc. Theo như quy định tại khoản 4 Điều này thì đối với những mặt hàng là giống cây trồng, phân bón, vật tư nông nghiệp khác và sản phẩm cây trồng được nhận định là hoạt động sản xuất, buôn bán, nhập khẩu là những mặt hàng giả, hết hạn sử dụng, không rõ nguồn gốc thì cũng sẽ thuộc các hành vi bị pháp luật Trông trọt Việt Nam nghiêm cấm thực hiện trọng hoạt động trồng trọt.
Thứ năm, một trong những hành động lừa đảo như cung cấp thông tin về giống cây trồng, phân bón sai lệch với thông tin đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt hoặc sai lệch với thông tin tự công bố cũng là một trong những hành vi được quy định tại Khoản 5 Điều 9 Luật này. Đây được đánh giá là một trong những nội dung gây ảnh hưởng rất lớn gây ảnh hưởng đến lòng tin của nhân dân cũng như gây ảnh hưởng đến việc vi phạm pháp luật của những đối tượng này.
Thứ sáu, theo như quy định tại khoản 6 Điều 9 Luật Trồng trọt năm 2018 thì hành vi bị nghiêm cấn trong hoạt động trồng trọt đó chính là hành vi vi phạm liên quan đến việc thực hiện trái phép dịch vụ khảo nghiệm, thử nghiệm, kiểm định ruộng giống, giám định, chứng nhận chất lượng giống cây trồng, sản phẩm cây trồng, phân bón.
Thứ bảy, theo như quy định tại khoản 7 Điều 9 Luật Trồng trọt năm 2018 thì hành vi bị nghiêm cấn trong hoạt động trồng trọt đó chính là việc cung cấp sai hoặc giả mạo kết quả khảo nghiệm, thử nghiệm, kiểm định ruộng giống, kiểm tra, giám định, chứng nhận chất lượng, hợp chuẩn, hợp quy về vật tư nông nghiệp và sản phẩm cây trồng.
Thứ tám, theo như quy định tại khoản 8 Điều 9 Luật Trồng trọt năm 2018 thì hành vi bị nghiêm cấn trong hoạt động trồng trọt đó chính là việc xuất khẩu trái phép giống cây trồng thuộc Danh mục nguồn gen giống cây trồng cấm xuất khẩu.
Thứ chín, theo như quy định tại khoản 9 Điều 9 Luật Trồng trọt năm 2018 thì hành vi bị nghiêm cấn trong hoạt động trồng trọt đó chính là việc các chủ thể thực hiện các hoạt động canh tác gây hại cho cây trồng, vật nuôi và sức khỏe con người; gây ô nhiễm môi trường; suy thoái và cạn kiệt tài nguyên đất, nước và đa dạng sinh học.
Cuối cùng, theo như quy định tại khoản 10 Điều 9 Luật Trồng trọt năm 2018 thì hành vi bị nghiêm cấn trong hoạt động trồng trọt đó chính là khai thác, sử dụng trái phép tầng đất mặt của đất chuyên trồng lúa nước vào mục đích phi nông nghiệp.
Như vậy có thể thấy rằng khi các chủ thể tham gia vào quá trình của hoạt động trồng trọt tại Việt nam thì cần phải tuân thủ các quy định về việc thực hiện các hành vi bị nghiêm cấn trong hoạt động trồng trọt đã được tác giả dựa trên quy định tại Điều 9 Luật trồng trọt năm 2018 đã nêu ra ở trên. Việc thực hiện đúng các quy định của pháp luật sẽ giúp việc thực hiện hoạt động trồng trọt được diễn ra suôn sẻ và không vi phạm pháp luật Trồng trọt Việt Nam hiện hành.