Bảo đảm sự ổn định quỹ đất nông nghiệp là việc Nhà nước và người dân đưa ra những biện pháp cụ thể trong việc duy trì sự ổn định của quỹ đất nông nghiệp, và áp dụng duy trì sự ổn định đó. Dưới đây là bài phân tích về quy định, biện pháp bảo đảm sự ổn định quỹ đất nông nghiệp.
Mục lục bài viết
1. Quy định về việc bảo đảm sự ổn định quỹ đất nông nghiệp:
Bảo đảm sự ổn định quỹ đất nông nghiệp là việc Nhà nước và người dân đưa ra những biện pháp cụ thể trong việc duy trì sự ổn định của quỹ đất nông nghiệp, và áp dụng duy trì sự ổn định đó.
Đất nông nghiệp là một trong 3 nhóm đất trong hệ thống đất đai Việt Nam. Có thể thấy, đất nông nghiệp chiếm một diện tích tương đối lớn trong quỹ đất chung của Việt Nam. Nhóm đất này phục vụ vào việc phát triển nông nghiệp, sản xuất tăng trưởng nền kinh tế chung.
Hiện nay, Việt Nam là một quốc gia đang phát triển. So với các quốc gia khác trên thế giới, Việt Nam mới đang có có bước chuyển mình về kinh tế, khi chuyển hóa hình thái kinh tế từ nông nghiệp sang công nghiệp. Sau chiến tranh, trong tiến trình phát triển, nông nghiệp vẫn là đặc trưng kinh tế phổ biến tại nước ta. Đây chính là lý do cơ sở cho việc bổ sung hình thái quỹ đất nông nghiệp tại nước ta.
Nhà nước luôn luôn chú trọng phát triển nền kinh tế nông nghiệp (ngay cả trong bối cảnh chuyển hóa công nghiệp hiện đại ngày càng bùng nổ). Đồng thời, trong bối cảnh thương mại dịch vụ ngày càng đạt được những bước tiến mạnh mẽ như ngày này, việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp để phục vụ cho quá trình chuyển đổi nền kinh tế chung ngày càng nhiều. Điều này đặt ra câu hỏi lớn về việc đưa ra các biện pháp bảo vệ sự ổn định quỹ đất nông nghiệp.
Xét trên thực tế, quỹ đất nông nghiệp tại nước ta ngày càng bị eo hẹp lại. Nguyên nhân chủ yếu là do sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế, nhu cầu chuyển đổi mục đích sử dụng chung để đáp ứng sự gia nhập vào thị trường kinh tế chung. Như đã nói ở trên, người dân thực hiện chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp sang các loại đất khác ngày càng nhiều. Khi đáp ứng được những điều kiện cụ thể mà pháp luật đưa ra, Nhà nước sẽ cho phép người dân thực hiện các hình thức chuyển đổi này.
Nhà nước ngày càng thắt chặt các hoạt động bảo đảm sự ổn định quỹ đất nông nghiệp. Các quy định này mang tính chung nhất, buộc tất cả người dân đều phải tuân thủ thực hiện. Hay nói cách khác, đây chính là những quy chuẩn chung, vạch ra định hướng hoạt động cho người dân, sao cho nằm trong khuôn khổ ổn định của quỹ đất nông nghiệp.
Nếu có hành vi vi phạm nguyên tắc đảm bảo sự ổn định quỹ đất nông nghiệp, Nhà nước sẽ đưa ra biện pháp xử phạt, xử lý sao cho khách quan và phù hợp nhất.
2. Biện pháp bảo đảm sự ổn định quỹ đất nông nghiệp:
Bảo đảm sự ổn định quỹ đất nông nghiệp là nhiệm vụ mà Nhà nước và người dân phải tuân thủ thực hiện để duy trì hình thái hoạt động chung nhất của công tác quản lý đất đai.
Một số biện pháp bảo đảm sự ổn định quỹ đất theo quy định của Nhà nước được thể hiện tại Điều 132
– Về cơ bản, căn cứ vào quỹ đất, đặc điểm và nhu cầu của địa phương, mỗi xã, phường, thị trấn được lập quỹ đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích không quá 5% tổng diện tích đất trồng cây hàng năm, đất trồng cây lâu năm, đất nuôi trồng thủy sản để phục vụ cho các nhu cầu công ích của địa phương. Tức cơ quan chức năng có thẩm quyền được thực hiện hiện lập quỹ đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích. Tuy nhiên, một điều cần lưu ý rằng, quỹ đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích phải đảm bảo không quá 5% tổng diện tích đất nông nghiệp nghiệp phục vụ nhu cầu công ích của địa phương.
– Thực tế, có rất nhiều trường hợp tổ chức, cá nhân, hộ gia đình trả lại (hoặc tặng cho) quyền sử dụng đất nông nghiệp cho Nhà nước. Trong trường hợp này, đất nông nghiệp do tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trả lại hoặc tặng cho quyền sử dụng cho Nhà nước, đất khai hoang, đất nông nghiệp thu hồi là nguồn để hình thành hoặc bổ sung cho quỹ đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích của xã, phường, thị trấn. Tức quỹ đất nông nghiệp được hình thành từ việc được cá nhân, tổ chức, hộ gia đình trả hoặc tặng cho đất, thì sẽ được bổ sung vào quỹ định chung, phục vụ cho hoạt động công ích của xã, phường, thị trấn.
– Đối với những địa phương đã để lại quỹ đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích vượt quá 5% thì diện tích ngoài mức 5% được sử dụng để xây dựng hoặc bồi thường khi sử dụng đất khác để xây dựng các công trình công cộng của địa phương. Trong một số trường hợp, diện tích đất còn được sử dụng để giao cho hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản tại địa phương chưa được giao đất hoặc thiếu đất sản xuất.
– Mục đích công ích của xã, phường, thị trấn để sử dụng quỹ đất nông nghiệp là:
+ Quỹ đất công nghiệp được sử dụng vào mục đích ây dựng các công trình công cộng của xã, phường, thị trấn bao gồm công trình văn hóa, thể dục thể thao, vui chơi, giải trí công cộng, y tế, giáo dục, chợ, nghĩa trang, nghĩa địa và các công trình công cộng khác theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
+ Quỹ đất nông nghiệp được dùng để bồi thường cho người có đất được sử dụng để xây dựng các công trình công cộng.
+ Mục đích công mà quỹ đất nông nghiệp được hướng đến sử dụng là xây dựng nhà tình nghĩa, nhà tình thương.
– Đối với diện tích đất chưa được sử dụng vào các mục đích công thì Ủy ban nhân dân cấp xã cho hộ gia đình, cá nhân tại địa phương thuê để sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản theo hình thức đấu giá để cho thuê. Thời hạn sử dụng đất đối với mỗi lần thuê không quá 05 năm. Đồng thời, theo quy định của pháp luật, tiền thu được từ việc cho thuê đất thuộc quỹ đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích phải nộp vào ngân sách nhà nước do Ủy ban nhân dân cấp xã quản lý và chỉ được dùng cho nhu cầu công ích của xã, phường, thị trấn theo quy định của pháp luật.
– Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất có quyền quản lý, sử dụng theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt quỹ đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích của xã, phường, thị trấn.
Trên đây là một số biện pháp đảm bảo sự ổn định quỹ đất nông nghiệp theo quy định của pháp luật. Có thể thấy, các biện pháp bảo đảm mà Nhà nước đưa ra thường hướng tới việc sử dụng đất nông nghiệp vào mục đích công ích, phục vụ xây dựng đời sống cộng đồng chung. Hay nói cách khác, mục đích sử dụng quỹ đất nông nghiệp mà Nhà nước hướng đến là phục vụ cho các hoạt động công ích.
3. Ý nghĩa của biện pháp bảo đảm sự ổn định quỹ đất nông nghiệp:
Các biện pháp bảo đảm sự ổn định của quỹ đất nông nghiệp mà Nhà nước đưa ra có ý nghĩa như sau:
– Các biện pháp bảo đảm sự ổn định quỹ đất nông nghiệp là cơ sở để duy trì sự ổn định của quỹ đất nông nghiệp tại từng địa phương. Bởi lẽ, các biện pháp, quy định mà Nhà nước đưa ra mang tính áp dụng chung nhất, buộc tất cả người dân phải tuân thủ thực hiện trong quá trình sử dụng đất.
– Biện pháp bảo đảm sự ổn định quỹ đất nông nghiệp giúp công tác quản lý đất nông nghiệp được chuẩn chỉnh, toàn diện; hạn chế đến mức tối đa sự lấn chiếm đất đai. Đồng thời, đây cũng chính là căn nguyên bảo đảm sự toàn diện của quỹ đất. Tức mọi vấn đề liên quan đến đất đai đều nằm trong tầm quản lý của Nhà nước. Khi có hành vi vi phạm về quỹ đất nông nghiệp, Nhà nước sẽ đưa ra biện pháp xử lý sao cho khách quan và phù hợp nhất.
– Hiện nay, giá trị của đất đai ngày càng cao. Việc chuyển biến thị trường kinh tế cũng kéo theo nhu cầu chuyển đổi mục đích sử dụng đất của địa phương. Việc bảo đảm sự ổn định của quỹ đất nông nghiệp chính là bảo đảm sự toàn vẹn của đất, giúp nguồn quỹ đất này được sử dụng đúng mục đích, đạt hiệu quả cao nhất.
Trên đây là những ý nghĩa cơ bản nhất của các biện pháp bảo đảm sự ổn định quỹ đất nông nghiệp mà Nhà nước đưa ra. Việc tuân thủ thực hiện đúng theo các quy định bảo đảm sự ổn định quỹ đất nông nghiệp này giúp hoạt động sử dụng và quản lý đất đai diễn ra một cách chuẩn chỉnh, khách quan và đạt hiệu quả cao nhất.
Văn bản pháp luật sử dụng trong bài viết: