Ghi âm, ghi hình có âm thanh là hoạt động bắt buộc trong khi hỏi cung của điều tra viên.
Ghi âm, ghi hình có âm thanh là hoạt động bắt buộc trong khi hỏi cung của điều tra viên.
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi nghe nói sắp tới có quy định về việc ghi âm khi hỏi cung. Vậy quy định này cụ thể như thế nào? Người làm chứng là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có quyền yêu cầu ghi âm lời khai không? Cảm ơn Luật sư!
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Hiện nay, trong Bộ Luật tố tụng hình sự 2003 và các văn bản pháp luật hiện hành không có quy định về việc ghi âm khi lấy lời khai của bị can.
Tuy nhiên, từ ngày 01/07/2016, Bộ Luật tố tụng hình sự 2015 có hiệu lực thay thế Bộ Luật tố tụng hình sự 2003, có nội dung quy định việc ghi âm trong khi hỏi cung bị can.
Khoản 6 Điều 183 Bộ Luật Tố tụng hình sự 2015 quy định:
Việc hỏi cung bị can tại cơ sở giam giữ hoặc tại trụ sở cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra phải được ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh. Việc hỏi cung bị can tại địa điểm khác được ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh theo yêu cầu của bị can hoặc của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng.
Như vậy, việc ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh là bắt buộc trong hoạt động hỏi cung của Điều tra viên tại cơ sở giam giữ hoặc tại trụ sở cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra.
Trường hợp việc hỏi cung bị can được thực hiện tại địa điểm khác thì bị can hoặc cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng có quyền yêu cầu điều tra viên thực hiện việc hỏi cung phải ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh đối với việc hỏi cung đó.
Ngoài ghi âm lời khai của bị can, Bộ Luật Tố tụng hình sự 2015 còn quy định việc ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh khi lấy lời khai của cơ quan, tổ chức, cá nhân trực tiếp tố giác, báo tin về tội phạm, kiến nghị khởi tố; khi lấy lời khai của người làm chứng; khi lấy lời khai của bị hại, của đương sự trong vụ án và khi tiến hành đối chất.
Điều 65 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định:
1. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án là cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án hình sự.
2. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án hoặc người đại diện của họ có quyền:
a) Được thông báo, giải thích quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều này;
b) Đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, yêu cầu;
c) Yêu cầu giám định, định giá tài sản theo quy định của pháp luật;
d) Tham gia phiên tòa; phát biểu ý kiến, đề nghị chủ tọa phiên tòa hỏi những người tham gia phiên tòa; tranh luận tại phiên tòa để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình; xem biên bản phiên tòa;
đ) Tự bảo vệ, nhờ người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho mình;
e) Trình bày ý kiến về chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan và yêu cầu người có thẩm quyền tiến hành tố tụng kiểm tra, đánh giá;
g) Kháng cáo bản án, quyết định của Tòa án về những vấn đề trực tiếp liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của mình;
h) Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng;
i) Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
Như vậy, nội dung trên không quy định cụ thể về quyền yêu cầu ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan vụ án.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Điều 187 Bộ Luật tố tụng hình sự 2015 quy định:
Việc triệu tập, lấy lời khai của bị hại, đương sự được thực hiện theo quy định tại các điều 185, 186 và 187 của Bộ luật này.
Việc lấy lời khai của người làm chứng có thể ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh.
Do đó, khi lấy lời khai của người làm chứng thì việc ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh không bắt buộc với những người tiến hành tố tụng. Tuy nhiên, nếu người làm chứng có yêu cầu thì những người tiến hành tố tụng sẽ xem xét, giải quyết.
Bạn có thể tham khảo thêm một số bài viết có liên quan khác của Dương Gia:
– Phân biệt áp giải và dẫn giải trong tố tụng hình sự
– Quy định về thủ tục rút gọn trong tố tụng hình sự
– Biện pháp bảo đảm việc thực thi pháp luật về nguồn chứng cứ trong tố tụng hình sự
Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Luật sư: 1900.6568 để được giải đáp.
——————————————————–
THAM KHẢO CÁC DỊCH VỤ CÓ LIÊN QUAN CỦA LUẬT DƯƠNG GIA:
– Luật sư tư vấn luật trực tuyến qua tổng đài