Theo quy định hiện nay thì cơ sở giáo dục không kỳ thị và phân biệt đối xử với học sinh, học viên nhiễm HIV hoặc bị ảnh hưởng bởi HIV mà đảm bảo quyền được học tập, làm việc, sống hòa nhập cộng đồng.
Mục lục bài viết
1. Quy định bảo đảm quyền học tập cho học sinh nhiễm HIV:
Căn cứ theo quy định tại Điều 39 Hiến pháp 2013 Và căn cứ theo Điều 13 Luật Giáo dục 2019 quy định về quyền và nghĩa vụ học tập của công dân như sau:
– Học tập đó là quyền và nghĩa vụ của công dân. Mọi công dân không bị phân biệt dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng, giới tính, đặc điểm cá nhân, nguồn gốc gia đình, địa vị xã hội, hoàn cảnh kinh tế đều bình đẳng về cơ hội học tập.
– Nhà nước sẽ thực hiện công bằng xã hội trong việc giáo dục, tạo môi trường giáo dục an toàn, bảo đảm giáo dục hòa nhập, tạo điều kiện để cho người học phát huy được hết tiềm năng, năng khiếu của mình.
– Nhà nước sẽ thực hiện ưu tiên, tạo điều kiện cho người học là trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt theo quy định của Luật Trẻ em, người học đó là người khuyết tật theo như quy định của Luật Người khuyết tật, người học thuộc hộ nghèo và hộ cận nghèo thực hiện quyền và nghĩa vụ học tập.
Như vậy, căn cứ theo quy định nêu trên thì mọi công dân đều có quyền học tập và Nhà nước sẽ ưu tiên, tạo điều kiện cho người học là trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt theo quy định của Luật Trẻ em, người học là những người khuyết tật theo quy định của Luật Người khuyết tật, người học thuộc hộ nghèo và hộ cận nghèo thực hiện quyền và nghĩa vụ học tập.
Ngoài ra, hiện nay trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt được quy định tại Điều 10
Trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt bao gồm các nhóm trẻ sau đây:
– Trẻ em được xác nhận là mồ côi cả cha và mẹ;
– Trẻ em được xác nhận bị bỏ rơi;
– Trẻ em được xác nhận không có nơi nương tựa;
– Trẻ em bị khuyết tật;
– Trẻ em bị nhiễm HIV/AIDS;
– Trẻ em được xác nhận là vi phạm pháp luật;
– Trẻ em bị nghiện ma túy;
– Trẻ em phải bị bỏ học kiếm sống chưa hoàn thành phổ cập giáo dục trung học cơ sở;
– Trẻ em được xác nhận là bị tổn hại nghiêm trọng về thể chất và tinh thần do bị bạo lực;
– Trẻ em được xác nhận là bị bóc lột;
– Trẻ em được xác nhận là bị xâm hại tình dục;
– Trẻ em được xác nhận là bị mua bán;
– Trẻ em được xác nhận là mắc bệnh hiểm nghèo hoặc bệnh phải điều trị dài ngày thuộc hộ nghèo hoặc hộ cận nghèo;
– Trẻ em di cư, trẻ em lánh nạn, tị nạn mà chưa xác định được cha mẹ hoặc không có người chăm sóc.
– Chính phủ có quy định chi tiết đối với các nhóm trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt và chính sách hỗ trợ phù hợp đối với từng nhóm trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt.
Theo đó thì đối với trẻ em nhiễm HIV đó là một trong những trường hợp đặc biệt được Nhà nước ưu tiên, tạo điều kiện học tập do đó các cơ sở giáo dục không được từ chối nhận học sinh nhiễm HIV.
2. Học sinh nhiễm HIV khi tham gia học tập tại các cơ sở giáo dục có những quyền và nhiệm vụ như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 82 Luật Giáo dục 2019 và Điều 83 Luật Giáo dục 2019 quyền và nhiệm vụ của người học như sau:
Người học có nhiệm vụ sau đây:
– Học tập và rèn luyện theo chương trình, kế hoạch giáo dục và quy tắc ứng xử của cơ sở giáo dục.
– Tôn trọng nhà giáo, cán bộ và những người lao động của cơ sở giáo dục; đoàn kết và giúp đỡ lẫn nhau trong học tập, rèn luyện; thực hiện các nội quy, điều lệ và quy chế của cơ sở giáo dục; chấp hành quy định của pháp luật.
– Tham gia đối với việc lao động và hoạt động xã hội, hoạt động nhằm bảo vệ môi trường phù hợp với lứa tuổi, sức khỏe và năng lực.
– Giữ gìn, bảo vệ đối với tài sản của cơ sở giáo dục.
– Góp phần xây dựng và bảo vệ và phát huy truyền thống của cơ sở giáo dục.
Người học có các quyền sau đây:
– Được giáo dục, học tập để nhằm phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất những tiềm năng của bản thân.
– Được quyền tôn trọng; bình đẳng về cơ hội giáo dục và học tập; được phát triển các tài năng sẵn có, năng khiếu, sáng tạo, phát minh; được cung cấp đầy đủ thông tin về việc học tập, rèn luyện của mình.
– Được quyền học vượt lớp, học rút ngắn về thời gian được thực hiện chương trình, học ở độ tuổi cao hơn tuổi quy định, học kéo dài thời gian, học lưu ban, được tạo điều kiện để học các chương trình giáo dục theo quy định của pháp luật.
– Được học tập trong các môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh.
– Được cơ sở giáo dục cấp văn bằng, chứng chỉ, xác nhận sau khi tốt nghiệp cấp học, trình độ đào tạo và hoàn thành chương trình giáo dục theo quy định.
– Được tham gia các hoạt động của đoàn thể, tổ chức xã hội trong cơ sở giáo dục theo quy định của pháp luật.
– Được sử dụng các cơ sở vật chất, thư viện, trang thiết bị, phương tiện phục vụ các hoạt động học tập, văn hóa, thể dục, thể thao tại cơ sở giáo dục.
– Được trực tiếp hoặc thông qua đại diện hợp pháp của mình để kiến nghị với cơ sở giáo dục các giải pháp nhằm góp phần xây dựng cơ sở giáo dục, bảo vệ quyền, lợi ích của người học.
– Được hưởng các chính sách ưu tiên của Nhà nước trong tuyển dụng vào các cơ quan nhà nước nếu tốt nghiệp loại giỏi và có đạo đức tốt.
– Được cử người đại diện tham gia hội đồng trường dựa theo quy định.
Theo đó, đối với trường hợp học sinh bị nhiễm HIV khi tham gia học tập tại các cơ sở giáo dục có những quyền và nhiệm vụ như trên.
3. Từ chối tiếp nhận học sinh nhiễm HIV có bị phạt không?
Câu hỏi: Chị Minh Trang ở Khánh Hòa đặt câu hỏi:
Chào luật sư, tôi có câu hỏi muốn được luật sư giải đáp như sau: Tôi có một người bạn có con trai năm nay đang học lớp 1 bị nhiễm HIV. Hiện nay, đáp ứng với nguyện vọng của cháu thì gia đình bạn tôi muốn xin cho cháu theo học với các bạn cùng trang lứa. Tuy nhiên, khi làm thủ tục nhập học thì nhà trường X đã đưa ra nhiều lý do để từ chối hồ sơ của con trai bạn tôi. Vậy, đối với hành vi từ chối tiếp nhận học sinh nhiễm HIV của trường X thì có bị xử phạt hay không?
Chào chị Trang, cảm ơn chị đã đặt câu hỏi cho chúng tôi, dựa trên các quy định mới nhất của pháp luật, chúng tôi xin giải đáp câu hỏi của chị như sau:
Căn cứ theo quy định tại Khoản 2 Điều 23 Nghị định 117/2020/NĐ-CP có quy định phạt tiền có giá trị từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
– Yêu cầu xét nghiệm HIV hoặc xuất trình kết quả xét nghiệm HIV đối với những người lao động dự tuyển, từ chối việc tuyển dụng vì lý do người dự tuyển lao động đang bị nhiễm HIV, trừ trường hợp một số nghề phải xét nghiệm HIV trước khi tuyển dụng theo quy định của Chính phủ;
– Từ chối việc tiếp nhận học sinh, sinh viên, học viên vì lý do người đó đang bị nhiễm HIV;
– Từ chối việc tiếp nhận đối tượng bảo trợ xã hội vào cơ sở bảo trợ xã hội vì lý do đang bị nhiễm HIV;
– Cha, mẹ bỏ rơi con chưa thành niên vì bị nhiễm HIV; người giám hộ bỏ rơi người được giám hộ vì bị nhiễm HIV;
– Tách biệt, hạn chế, cấm đoán học sinh, sinh viên, học viên tham gia các hoạt động, dịch vụ của cơ sở vì lý do người đó bị nhiễm HIV;
– Phân biệt đối xử trong chăm sóc, điều trị đối với người nhiễm HIV;
– Bố trí những công việc không phù hợp với sức khỏe và trình độ chuyên môn của người lao động hiện đang bị nhiễm HIV.
Theo đó, đối với hành vi từ chối tiếp nhận cháu của bạn vào học tập vì lý do nhiễm HIV có thể bị xử phạt với mức phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng. Ngoài ra nhà trường còn bị buộc phải nhận cháu bạn vào học.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Hiến pháp 2013;
– Luật Giáo dục 2019;
– Nghị định 117/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế.