Hiện nay, doanh nghiệp có sử dụng lao động người nước ngoài thì theo định kỳ sẽ phải báo cáo tình hình sử dụng lao động với những đối tượng này. Vậy quy định báo cáo tình hình sử dụng lao động nước ngoài được thể hiện với các nội dung nào?
Mục lục bài viết
1. Quy định báo cáo tình hình sử dụng lao động nước ngoài:
Sử dụng người lao động nước ngoài vào trong quá trình hoạt động là một trong những nhu cầu chính đáng và thiết yếu đối với doanh nghiệp, công ty. Quá trình sử dụng người lao động nước ngoài phải đảm bảo những yếu tố nhất định mà Nhà nước đã quy định. Hiện tại, từ giai đoạn sử dụng lao động người nước ngoài đến việc chấm dứt sử dụng người lao động nước ngoài cũng phải có sự báo cáo đến cơ quan có thẩm quyền. Trong những nghĩa vụ mà người sử dụng lao động người là người nước ngoài phải thực hiện đó là báo cáo tình hình sử dụng lao động theo đúng thời hạn đã được hướng dẫn. Nội dung liên quan đến báo cáo tình hình sử dụng lao động nước ngoài được quy định cụ thể tại Điều 6 Nghị định 152/2020/NĐ-CP được sửa đổi bổ sung và Nghị định 70/2023/NĐ-CP, cụ thể:
– Thời điểm để thực hiện cao tình hình sử d dụng lao động nước ngoài đó là trước ngày mùng 5 tháng 7 và ngày mùng 5 tháng 1 của năm sau người sử dụng lao động nước ngoài báo cáo 6 tháng đầu năm và hàng năm về tình hình sử dụng lao động nước ngoài. Quá trình báo cáo tình hình phải sử dụng mẫu sẵn do cơ quan nhà nước ban hành, hiện nay đó là mẫu số 07/PLI; Thời gian được quy định để chốt số liệu báo cáo 6 tháng đầu năm sẽ được tính từ ngày 15 tháng 12 năm trước kỳ báo cáo đến ngày 14 tháng 6 của kỳ báo cáo, thời gian được quy định để chốt số liệu bảo hành năm tính từ ngày 15 tháng 12 năm trước thì báo cáo đến ngày 14 tháng 12 của kỳ báo cáo;
– Sở lao động thương binh và xã hội có trách nhiệm báo cáo với Bộ lao động thương binh và xã hội về tình hình người lao động nước ngoài làm việc trên địa bàn trước ngày 15 tháng 7 và ngày 15 tháng 01 của năm sau hoặc thực hiện việc này một cách đột xuất theo yêu cầu. Mẫu báo cáo lên Bộ Lao động thương binh và xã hội phải được thể hiện theo mẫu ban hành số 08/PLI. Thời gian chốt số liệu báo cáo 6 tháng đầu năm và hàng năm sẽ được thực hiện theo quy định của chính phủ liên quan đến chế độ báo cáo của cơ quan hành chính nhà nước.
– Hiện nay, doanh nghiệp có sử dụng người lao động là người nước ngoài khi thực hiện việc báo cáo tình hình sử dụng lao động tại cơ quan có thẩm quyền thì có thể lựa chọn một trong các hình thức được nêu dưới đây:
+ Đối với trường hợp báo cáo tình hình sử dụng lao động tại các đơn vị ở thành phố Hồ Chí Minh thì doanh nghiệp có thể thực hiện báo cáo tại Cổng dịch vụ công quốc gia hoặc trực tiếp làm hồ sơ nộp tại Sở lao động thương binh và xã hội.
+ Đối với trường hợp báo cáo tình hình sử dụng lao động ở các đơn vị tại tỉnh, thành phố khác thì có thể nộp tại Cổng dịch vụ công quốc gia, nộp trực tiếp tại Sở lao động thương binh và xã hội hoặc nộp qua email. Tùy thuộc vào tỉnh, thành phố khác nhau sẽ có phương thức hoặc có cách hướng dẫn để nộp báo cáo tình hình sử dụng lao động nên cá nhân vui lòng liên hệ với xã lao động thương binh và xã hội của tỉnh thành phố nơi đơn vị đang đặt trụ sở kinh doanh để có thể được hỗ trợ tốt nhất việc nộp báo cáo tình hình sử dụng lao động theo đúng phương thức mà tỉnh thành phố đang triển khai.
2. Không báo cáo về tình hình sử dụng người lao động nước ngoài thì sẽ bị xử phạt với mức nào?
Báo cáo về tình hình sử dụng người lao động nước ngoài tại Việt Nam là một trong những trách nhiệm mà doanh nghiệp, công ty có sử dụng người lao động nước ngoài. Căn cứ theo khoản 1 Điều 32 Nghị định 12/2020/NĐ-CP hành vi không báo cáo tình hình sử dụng người lao động nước ngoài sẽ bị xử phạt vi phạm chính, tùy thuộc vào hành vi vi phạm cụ thể thì sẽ có mức phạt tiền khác nhau.
– Đối với trường hợp người sử dụng lao động vi phạm một trong các hành vi dưới đây thì mức phạt tiền sẽ từ 1 triệu đồng đến 3 triệu đồng:
+ Người sử dụng lao động là cá nhân, tổ chức có trách nhiệm báo cáo thông tin về người nước ngoài làm việc tại Việt Nam nhưng lại không thực hiện nghĩa vụ này hoặc báo cáo không đúng nội dung không đúng thời hạn về tình hình sử dụng người lao động nước ngoài theo đúng quy định;
+ Ngoài ra, trường hợp người lao động nước ngoài làm việc theo hình thức
Lưu ý: Căn cứ khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP, mức phạt được trình bày ở quy định trên sẽ được áp dụng đối với đối tượng là cá nhân. Còn trong trường hợp hành vi vi phạm được thực hiện bởi tổ chức thì mức phạt tiền bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân. Như vậy, người sử dụng lao động không báo cáo về tình hình sử dụng người lao động nước ngoài thì bị xử phạt hành chính với mức phạt tiền như sau: Mức phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động là cá nhân. Còn mức tiền sẽ từ 2.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động là tổ chức.
3. Điều kiện để người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam:
Người lao động nước ngoài muốn làm việc tại Việt Nam phải đảm bảo một số điều kiện nhất định trong đó phải kể đến những điều kiện sau:
– Cá nhân là người lao động nước ngoài đang làm việc tại Việt Nam phải là người có quốc tịch nước ngoài và liên quan đến độ tuổi là phải đảm bảo 18 tuổi trở lên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
– Cá nhân trong quá trình tham gia lao động mà đạt được hiệu quả năng suất lao động thì cá nhân này phải có trình độ, chuyên môn kỹ thuật tay nghề cũng như kinh nghiệm làm việc trên thực tế; Ngoài ra, liên quan đến yếu tố sức khỏe cũng bắt buộc phải đảm bảo theo quy định của Bộ trưởng Bộ y tế;
– Những đối tượng nằm trong thời hạn chấp hành hình phạt hoặc chưa được xóa án tích hoặc đang trong thời hạn bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật nước ngoài hoặc pháp luật Việt Nam thì cũng không được phép tham gia lao động tại Việt Nam;
– Quá trình hoạt động tham gia lao động tại Việt Nam thì người lao động phải được cấp giấy phép lao động từ cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam cấp trừ trường hợp được miễn giấy phép lao động;
– Điều kiện liên quan đến hoạt động lao động phải đảm bảo thời hạn của hợp đồng ký kết đối với người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam. Hiện nay, thì thời hạn của hợp đồng lao động đối với người lao động nước ngoài không được vượt quá thời hạn của giấy phép lao động. Trong doanh nghiệp hay công ty sử dụng người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam thì hai bên thỏa thuận giao kết nhiều lần hợp đồng lao động xác định thời hạn. Đây là một trường hợp đặc biệt mà pháp luật Việt Nam đã quy định không bắt buộc phải ký kết hợp đồng vô thời hạn đối với cá nhân là người nước ngoài tham gia lao động tại Việt Nam.
– Cá nhân là lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam có nghĩa vụ tuân theo pháp
Văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Nghị định số 12/2022/NĐ-CP của Chính phủ: Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
– Nghị định số 70/2023/NĐ-CP của Chính phủ: Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 152/2020/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2020 của Chính phủ quy định về người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam và tuyển dụng, quản lý người lao động Việt Nam làm việc cho tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam.