Khái quát về Ban kiểm soát, Kiểm soát viên doanh nghiệp nhà nước? Quy định Ban kiểm soát, Kiểm soát viên doanh nghiệp nhà nước?
Doanh nghiệp nhà nước nắm giữ những ngành kinh tế trọng yếu, then chốt của đất nước, do đó, có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Vị trí đặc biệt đó buộc cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp nhà nước sẽ có những nét đặc biệt hơn so với doanh nghiệp thông thường, đặc biệt trong cơ chế giám sát hoạt động của doanh nghiệp thông qua Ban Kiểm soát, Kiểm sát viên. Trên cơ sở nắm bắt được cơ bản các quy định của pháp luật, trong bài viết dưới đây Luật Dương Gia sẽ cung cấp cho người đọc các thông tin pháp lý xoay quanh Ban kiểm soát, Kiểm soát viên doanh nghiệp nhà nước theo
Luật sư
Cơ sở pháp lý:
Nghị định 47/2021/NĐ-CP hướng dẫn Luật Doanh nghiệp.
1. Khái quát về Ban kiểm soát, Kiểm soát viên doanh nghiệp nhà nước?
2.1. Doanh nghiệp Nhà nước là gì?
Ở Việt Nam, cho đến trước thời điểm Luật Doanh nghiệp năm 2020 được ban hành, có rất nhiều quan điểm khác nhau về doanh nghiệp nhà nước được ghi nhận trong các văn bản pháp luật. Sự khác nhau là do góc nhìn nhận khác nhau và vị trí khác nhau của người quan sát khi tiếp cận doanh nghiệp nhà nước.
Tại
“Doanh nghiệp nhà nước được tổ chức quản lý dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, bao gồm:
a) Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ;
b) Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết, trừ doanh nghiệp quy định tại điểm a khoản 1 Điều này.“
Như vậy, cách nhìn nhận về doanh nghiệp nhà nước trong
2.2. Ban kiểm soát, Kiểm soát viên doanh nghiệp nhà nước là gì?
Theo Từ điển Tiếng Việt, “kiểm soát” là “xem xét để phát hiện, ngăn chặn những gì trái với quy định”. Tức là khi thực hiện chức năng kiểm soát, pháp luật sẽ xây dựng các tiêu chí nhận diện hành vi được coi là vi phạm pháp luật và nhận diện các chủ thể có khả năng thực hiện hành vi đó.
Đặt trong vấn đề quản trị công ty nói chung và quản trị doanh nghiệp nhà nước nói riêng, việc kiểm soát được cho là xem xét, đánh giá, theo dõi, nhằm ngăn chặn những điều trái với Điều lệ, quy chế của công ty đặt ra.
Từ những phân tích trên, có thể nhận định: Ban kiểm soát là bộ phận tiến hành toàn bộ những hoạt động xem xét, theo dõi, đánh giá những biện pháp mà thông qua đó có thể ngăn ngừa, loại bỏ những nguy cơ, những việc làm sai trái của mọi thành viên trong việc tổ chức và thực hiện hoạt động kinh doanh, bảo đảm cho quyền điều hành, quản lý được tổ chức và thực hiện đúng mục đích mong muốn và đạt được hiệu quả.
Kiểm soát viên là thành viên Ban kiểm soát, đáp ứng các tiêu chuẩn và điều kiện nên được bổ nhiệm làm kiểm sát viên để cụ thể hóa các quyền và nghĩa vụ của Ban kiểm soát và trách nhiệm của chính mình.
Theo quy định của Luật Doanh nghiệp, doanh nghiệp nhà nước có thể tổ chức dưới công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần. Trong hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn thì quy định về việc thành lập Ban kiểm soát được coi là bắt buộc theo cơ cấu tổ chức quản lý của doanh nghiệp nhà nước tại Điều 90 (công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên) và trong quy định tại khoản 2, điều 54 về cơ cấu tổ chức quản lý công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên. Tuy nhiên, đối với hình thức là công ty cổ phần thì có trường hợp không cần thiết phải thành lập Ban kiểm soát, đó là “Trường hợp công ty cổ phần có dưới 11 cổ đông và các cổ đông là tổ chức sở hữu dưới 50% tổng số cổ phần của công ty thì không bắt buộc phải có Ban kiểm soát” (Điểm a, Khoản 1, Điều 137).
2. Quy định Ban kiểm soát, Kiểm soát viên doanh nghiệp nhà nước?
2.1. Quy định về Ban kiểm soát.
Chính vì những lí do đã giải thích ở Mục 2.2, Khoản 1, Điều 103 Luật Doanh nghiệp đã quy định rằng: ” Căn cứ quy mô của công ty, cơ quan đại diện chủ sở hữu quyết định thành lập Ban kiểm soát,..” Vì vậy, có thể nói, không phải mọi trường hợp doanh nghiệp nhà nước đều phải có Ban kiểm soát trong cơ cấu tổ chức quản lý, tuy nhiên, thông thường các doanh nghiệp nhà nước đều sử dụng cơ chế quản lý có ban kiểm soát bởi vai trò quan trọng của nó.
Số lượng thành viên Ban kiểm soát: Từ 01 đến 05 thành viên. Trường hợp Ban kiểm soát chỉ có 01 Kiểm soát viên thì Kiểm soát viên đó đồng thời là Trưởng Ban kiểm soát và phải đáp ứng tiêu chuẩn của Trưởng Ban kiểm soát.
Sự ra đời của Ban kiểm soát được pháp luật trao các quyền và buộc phải thực hiện các nghĩa vụ nhất định tại Điều 104, 105 Luật Doanh nghiệp, cụ thể:
Nghĩa vụ của Ban kiểm sát:
– Nghĩa vụ cơ bản nhất là giám sát, ví dụ: Giám sát việc tổ chức thực hiện chiến lược phát triển,
– Nghĩa vụ thứ hai là đánh giá, ví dụ: đánh giá việc thực hiện quyền, nghĩa vụ của thành viên Hội đồng thành viên và Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty; đánh giá hiệu lực và mức độ tuân thủ quy chế kiểm toán nội bộ, quy chế quản lý và phòng ngừa rủi ro, quy chế báo cáo, quy chế quản trị nội bộ khác của công ty;…
– Nghĩa vụ thứ ba là kiến nghị, nghĩa vụ này xuất phát từ việc nhận thấy những hạn chế, những sai sót trong nội dung mà Ban kiêm soát giám sát.
– Nghĩa vụ lập, gửi báo cáo đánh giá, kiến nghị về nội dung giám sát, đánh giá cho cơ quan đại diện chủ sở hữu và Hội đồng thành viên.
Các nghĩa vụ của Ban kiểm soát được thực hiện phối hợp với nhau, không tách rời nhau, trong đó nghĩa vụ giám sát là trọng tâm, bắt đầu và chi phối các nghĩa vụ khác.
Quyền của Ban kiểm soát:
Quyền của Ban kiểm soát xuất phát từ nghĩa vụ mà họ phải thực hiện, chính vì nghĩa vụ giám sát, theo dõi, đánh giá, kiến nghị mà họ được phép tham gia các cuộc họp, các cuộc tham vấn, trao đổi chính thức và không chính thức, được quyền chất vấn Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc về tất cả các nội dung trong quản lý và điều hành công ty.
Bên cạnh đó, Ban kiểm soát còn được xem xét sổ sách kế toán, báo cáo, hợp đồng, giao dịch và tài liệu khác của công ty; được kiểm tra công việc quản lý, điều hành của “ban lãnh đạo công ty” khi xét thấy cần thiết hoặc theo yêu cầu của cơ quan đại diện chủ sở hữu.
Để đảm bảo hiệu quả công tác, Ban kiểm soát họp ít nhất mỗi tháng một lần để rà soát, đánh giá, thông qua báo cáo kết quả kiểm soát trong tháng trình cơ quan đại diện chủ sở hữu; thảo luận và thông qua kế hoạch hoạt động tiếp theo của Ban kiểm soát.
Ngoài ra còn một số quyền cụ thể khác được quy định tại Điều 105 Luật Doanh nghiệp. Nhìn chung, quyền hạn mà pháp luật trao cho Ban Kiểm soát khá lớn, hầu như nắm bắt được hết tất cả các thông tin của công ty để thực hiện vai trò, nhiệm vụ của mình trước cơ quan đại diện chủ sở hữu và trước pháp luật.
2.2. Quy định về Kiểm soát viên.
Nhắc đến Ban kiểm soát không thể không nhắc đến Kiểm soát viên, những cá nhân thực hiện hoạt động cụ thể để thực hiện chức năng, vai trò, nhiệm vụ của Ban kiểm soát.
Nhiệm kỳ của Kiểm soát viên: không quá 05 năm và có thể được bổ nhiệm lại nhưng không quá 02 nhiệm kỳ liên tục tại công ty đó. (Khoản 1, Điều 103).
Nguyên tắc bổ nhiệm kiểm soát viên: Một cá nhân có thể đồng thời được bổ nhiệm làm Trưởng Ban kiểm soát, Kiểm soát viên của không quá 04 doanh nghiệp nhà nước. (Khoản 2, Điều 103).
Tiêu chuẩn, điều kiện bổ nhiệm Trưởng ban kiểm soát, Kiểm soát viên: (Khoản 3, Điều 103).
– Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên thuộc một trong các chuyên ngành về kinh tế, tài chính, kế toán, kiểm toán, luật, quản trị kinh doanh hoặc chuyên ngành phù hợp với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và có ít nhất 03 năm kinh nghiệm làm việc; Trưởng Ban kiểm soát phải có ít nhất 05 năm kinh nghiệm làm việc.
– Không được là người quản lý công ty và người quản lý tại doanh nghiệp khác; không được là Kiểm soát viên của doanh nghiệp không phải là doanh nghiệp nhà nước; không phải là người lao động của công ty.
– Không phải là người có quan hệ gia đình của người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan đại diện chủ sở hữu của công ty; thành viên Hội đồng thành viên của công ty; Chủ tịch công ty; Giám đốc hoặc Tổng giám đốc; Phó giám đốc hoặc Phó Tổng giám đốc, Kế toán trưởng; Kiểm soát viên khác của công ty.
– Tiêu chuẩn và điều kiện khác quy định tại Điều lệ công ty.
Việc đặt ra tiêu chuẩn, điều kiện đối với thành viên Ban kiểm soát là điều hoàn toàn hợp lí, khi đây là ví trí đòi hỏi người làm việc phải có năng lực, kiến thức, kinh nghiệm, đảm bảo đủ khả năng đảm đương những yêu cầu khắt khe, tỉ mỉ, cẩn thận và có trách nhiệm công việc.
Trách nhiệm của Kiểm soát viên:
Thực tế, quyền và nghĩa vụ của Ban kiểm soát cũng chính là quyền và nghĩa vụ của Kiểm soát viên, khi cá nhân à người hiện thực hóa, cụ thể hóa và thực hiện các công việc cần thiết để bảo đảm quyền và nghĩa vụ, tuy nhiên, pháp luật doanh nghiệp còn đặt ra quy định về trách nhiệm của Kiểm soát viên, nhằm xác định rõ ràng trách nhiệm pháp lý giữa cá nhân và Ban kiểm soát, có thể ví dụ một vài trách nhiệm cơ bản như: Tuân thủ pháp luật, Điều lệ công ty, quyết định của cơ quan đại diện chủ sở hữu và đạo đức nghề nghiệp trong thực hiện quyền và nghĩa vụ của Kiểm soát viên; Trung thành với lợi ích của Nhà nước và công ty; không lạm dụng địa vị, chức vụ và sử dụng thông tin, bí quyết, cơ hội kinh doanh, tài sản khác của công ty để tư lợi hoặc phục vụ lợi ích của tổ chức, cá nhân khác,….(Điều 107, Luật Doanh nghiệp).
Trên đây chỉ là những phân tích theo quy định của Luật Doanh nghiệp đối với doanh nghiệp nhà nước nói chung, cụ thể hóa hơn các loại hình doanh nghiệp nhà nước, Nghị định 47/2021/NĐ-CP đã có hàng loạt các hướng dẫn chi tiết, đây sẽ là căn cứ pháp lý quan trọng để Ban kiểm soát, Kiểm soát viên thực hiện theo đúng trách nhiệm mà mình phải gánh vác.