Người sử dụng lao động phải bảo đảm các nguyên tắc thường xuyên theo dõi, giám sát các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại nơi làm việc. Vậy quy định an toàn, vệ sinh lao động cho thuê lại lao động như thế nào?
Mục lục bài viết
- 1 1. Nội dung về an toàn, vệ sinh lao động ở trong hợp đồng cho thuê lại lao động giữa doanh nghiệp cho thuê lại lao động với bên thuê lại lao động:
- 2 2. Các trách nhiệm của doanh nghiệp cho thuê lại lao động đối với người lao động thuê lại:
- 3 3. Trách nhiệm bảo đảm về an toàn, vệ sinh lao động của bên thuê lại lao động đối với những người lao động thuê lại:
1. Nội dung về an toàn, vệ sinh lao động ở trong hợp đồng cho thuê lại lao động giữa doanh nghiệp cho thuê lại lao động với bên thuê lại lao động:
Điều 30
– Trong hợp đồng cho thuê lại lao động giữa doanh nghiệp cho thuê lại lao động với bên thuê lại lao động gồm các nội dung chính sau đây:
+ Khám sức khỏe trước khi mà bố trí vị trí việc làm, khám sức khỏe định kỳ, khám bệnh nghề nghiệp;
+ Huấn luyện về an toàn, vệ sinh lao động;
+ Phương tiện bảo vệ cá nhân ở trong lao động;
+ Khai báo, điều tra, thống kê và báo cáo tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
+ Chế độ cho những người lao động thuê lại bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
+ Phối hợp và kiểm tra bên thuê lại lao động thực hiện việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động đối với những người lao động thuê lại.
– Nội dung về an toàn, vệ sinh lao động trong hợp đồng cho thuê lại lao động phải bảo đảm được theo nguyên tắc sau đây:
+ Không được có những quyền, lợi ích thấp hơn các nội dung trong
+ Nội dung về bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động cho người lao động thuê lại không được thấp hơn so với những người lao động của bên thuê lại lao động trong cùng một điều kiện làm việc.
2. Các trách nhiệm của doanh nghiệp cho thuê lại lao động đối với người lao động thuê lại:
Điều 31 Nghị định 39/2016/NĐ-CP hướng dẫn Luật An toàn, vệ sinh lao động có quy định về trách nhiệm của doanh nghiệp cho thuê lại lao động đối với người lao động thuê lại, căn cứ Điều này thì trách nhiệm của doanh nghiệp cho thuê lại lao động đối với người lao động thuê lại như sau:
– Phải bảo đảm đầy đủ quyền, lợi ích của người lao động thuê lại thuộc các trách nhiệm của người sử dụng lao động quy định tại Luật An toàn, vệ sinh lao động. Trường hợp mà bên thuê lại lao động không cam kết hoặc không thực hiện đầy đủ những cam kết về bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động trong hợp đồng cho thuê lại lao động đã ký, thì khi đó doanh nghiệp cho thuê lại lao động phải chịu trách nhiệm trong việc bảo đảm đầy đủ các quyền, lợi ích của người lao động thuê lại;
– Phối hợp với bên thuê lại lao động trong việc điều tra tai nạn lao động làm bị thương nhẹ, tai nạn lao động mà làm bị thương nặng một người lao động thuê lại thuộc thẩm quyền của Đoàn điều tra tai nạn lao động cơ sở; thực hiện các chế độ đối với những người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, bao gồm:
+ Thanh toán về chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định cho người bị tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp như sau:
++ Thanh toán về phần chi phí đồng chi trả và những chi phí không nằm trong danh mục do bảo hiểm y tế có chi trả đối với người lao động tham gia bảo hiểm y tế;
++ Trả phí khám giám định mức suy giảm khả năng lao động đối với những trường hợp đã có kết luận suy giảm khả năng lao động dưới 5% do người sử dụng lao động đã có giới thiệu người lao động đi khám giám định mức suy giảm khả năng lao động tại Hội đồng giám định y khoa;
++ Thanh toán toàn bộ về chi phí y tế đối với người lao động không tham gia bảo hiểm y tế;
+ Trả đủ tiền lương cho người lao động đã bị bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phải nghỉ việc trong thời gian điều trị, phục hồi chức năng lao động;
+ Bồi thường cho người lao động đã bị bị tai nạn lao động mà không hoàn toàn do lỗi của chính người này gây ra và cho người lao động mà bị bệnh nghề nghiệp với mức như sau:
++ Ít nhất bằng 1,5 tháng tiền lương nếu đã bị suy giảm từ 5 % đến 10% khả năng lao động; sau đó cứ tăng 1% thì sẽ được cộng thêm 0,4 tháng tiền lương nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 11% đến 80%;
++ Ít nhất 30 tháng tiền lương cho người lao động đã bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên hoặc cho chính những thân nhân người lao động bị chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
+ Giới thiệu để người lao động đã bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được giám định y khoa xác định về mức độ suy giảm khả năng lao động của mình, được điều trị, điều dưỡng, phục hồi chức năng lao động theo quy định pháp luật;
+ Thực hiện bồi thường, trợ cấp đối với người đã bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày có bản kết luận của Hội đồng giám định y khoa về mức suy giảm khả năng lao động của người lao động hoặc kể từ ngày Đoàn điều tra tai nạn lao động công bố về biên bản điều tra tai nạn lao động đối với các vụ tai nạn lao động chết người;
+ Sắp xếp công việc phù hợp với sức khỏe theo kết luận của Hội đồng giám định y khoa đối với người lao động đã bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp sau khi điều trị, phục hồi chức năng nếu còn tiếp tục làm việc;
+ Lập hồ sơ hưởng chế độ về tai nạn lao động, chế độ bệnh nghề nghiệp từ Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định của pháp luật
– Thông báo cho người lao động thuê lại những nội dung về bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động trong hợp đồng cho thuê lại lao động; phải cử người thường xuyên giám sát, phối hợp và kiểm tra trong việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động cho người lao động thuê lại của bên thuê lại lao động;
– Thực hiện đầy đủ những cam kết khác về an toàn, vệ sinh lao động thuộc trách nhiệm của doanh nghiệp cho thuê lại lao động ghi ở trong hợp đồng thuê lại lao động.
3. Trách nhiệm bảo đảm về an toàn, vệ sinh lao động của bên thuê lại lao động đối với những người lao động thuê lại:
Điều 32 Nghị định 39/2016/NĐ-CP hướng dẫn Luật An toàn, vệ sinh lao động có quy định về trách nhiệm bảo đảm về an toàn, vệ sinh lao động của bên thuê lại lao động đối với người lao động thuê lại, căn cứ Điều này thì trách nhiệm bảo đảm về an toàn, vệ sinh lao động của bên thuê lại lao động đối với người lao động thuê lại như sau:
– Thực hiện trách nhiệm, quyền hạn của người sử dụng lao động đối với công tác an toàn, vệ sinh lao động theo đúng quy định tại Điều 7 Luật An toàn, vệ sinh lao động và những nội dung hướng dẫn tại Nghị định số 39/2016/NĐ-CP; không được phân biệt đối xử về an toàn, vệ sinh lao động đối với người lao động thuê lại so với người lao động của mình.
– Thực hiện chế độ trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân trong lao động, khám sức khỏe và khám phát hiện về bệnh nghề nghiệp cho người lao động thuê lại theo quy định tại các Điều 21 và 23 Luật An toàn, vệ sinh lao động.
– Thông báo, hướng dẫn cho người lao động thuê lại biết về
– Tổ chức huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động cho người lao động thuê lại theo quy định ở tại Điều 14 Luật An toàn, vệ sinh lao động. Trường hợp doanh nghiệp cho thuê lại lao động mà đã tổ chức huấn luyện cho người lao động thuê lại, bên thuê lại lao động phải có trách nhiệm huấn luyện bổ sung các nội dung phù hợp với thực tế điều kiện lao động ở tại nơi người lao động thuê lại làm việc như đối với người lao động của bên thuê lại lao động được hướng dẫn.
– Khi xảy ra tai nạn lao động, sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động đối với những người lao động thuê lại, bên thuê lại lao động có trách nhiệm như sau:
+ Kịp thời sơ cứu, cấp cứu cho những người bị nạn;
+ Khai báo theo quy định tại Điều 34 Luật An toàn, vệ sinh lao động và khoản 1 Điều 10 của Nghị định 39/2016/NĐ-CP;
+ Thành lập Đoàn điều tra tai nạn lao động cấp cơ sở, đối với những vụ tai nạn thuộc thẩm quyền theo quy của pháp luật; chủ trì, phối hợp với doanh nghiệp cho thuê lại lao động để thực hiện điều tra tai nạn lao động; thực hiện những chế độ đối với người lao động bị nạn đúng theo cam kết trong hợp đồng cho thuê lại lao động.
– Khi phát hiện người lao động thuê lại bị bệnh nghề nghiệp, bên thuê lại lao động sẽ phải kịp thời thông báo ngay với doanh nghiệp cho thuê lao động để thực hiện những chế độ đối với người lao động bị bệnh nghề nghiệp đúng theo cam kết trong hợp đồng cho thuê lại lao động.
– Tổng hợp tình hình tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp của những người lao động thuê lại gửi doanh nghiệp cho thuê lại lao động để thực hiện về việc báo cáo định kỳ.
– Lưu và sao gửi những hồ sơ về an toàn, vệ sinh lao động có liên quan đến người lao động thuê lại đến doanh nghiệp thuê lại lao động.
Những văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Nghị định 39/2016/NĐ-CP hướng dẫn Luật An toàn, vệ sinh lao động.