Quy định về kiêm nhiệm chức vụ của người đại diện phần vốn góp nhà nước. Làm đại diện phần vốn góp của Nhà nước ở nhiều công ty một lúc.
Quy định về kiêm nhiệm chức vụ của người đại diện phần vốn góp nhà nước. Làm đại diện phần vốn góp của Nhà nước ở nhiều công ty một lúc.
Tóm tắt câu hỏi:
Kính gửi công ty Luật Dương Gia, xin công ty cho tôi ý kiến về việc như sau: Tổng công ty tôi là Tổng công ty TNHH MTV 100% vốn Nhà nước, Tổng công ty có cử một đồng chí làm Người đại diện phần vốn góp của Tổng công ty tại một công ty lien doanh mà Tổng công ty góp vốn 50% vốn điều lệ và giữ chức Chủ tịch Hội đồng thành viên, đồng thời Tổng công ty lại có chủ trương điều động đồng chí đó xuống làm Phó tổng giám đốc 1 công ty cổ phần có vốn góp chi phối của Tổng công ty (>51%). Xin hỏi Công ty Luật Dương Gia, việc đ/c đó là người đại diện phần vốn góp của Tổng công ty và giữ chức Chủ tịch Hội đồng thành viên đồng thời giữ chức Phó Tổng giám đốc Công ty Cổ phần có vốn góp chi phối của Tổng công ty (>51%) có được hay không. Rất mong nhận được sự hỗ trợ của Công ty?
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Cơ sở pháp lý
2. Nội dung tư vấn
– Căn cứ Điều 88 Luật doanh nghiệp năm 2014 quy định về áp dụng quy định đối với doanh nghiệp nhà nước như sau:
"Điều 88. Áp dụng quy định đối với doanh nghiệp nhà nước
1. Doanh nghiệp nhà nước được tổ chức quản lý theo quy định tại Chương này, các quy định tương ứng tại mục 2 Chương III và các quy định khác có liên quan của Luật này. Trường hợp có sự khác nhau giữa quy định của Chương IV với Chương III và các quy định có liên quan khác của Luật này, thì áp dụng quy định tại Chương này.
2. Việc tổ chức quản lý doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ dưới 100% vốn điều lệ thực hiện theo các quy định tương ứng tại mục 1 Chương III và Chương V của Luật này."
Như vậy, đối với Tổng công ty TNHH một thành viên 100% vốn nhà nước thì áp dụng quy định tại Chương IV Luật doanh nghiệp năm 2014; đối với doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ dưới 100% vốn điều lệ thì thực hiện theo quy định tương ứng tại Chương III và Chương V của Luật doanh nghiệp năm 2014.
– Căn cứ Điều 57 Luật doanh nghiệp năm 2014 quy định về chủ tịch Hội đồng thành viên như sau:
"Điều 57. Chủ tịch Hội đồng thành viên
1. Hội đồng thành viên bầu một thành viên làm Chủ tịch. Chủ tịch Hội đồng thành viên có thể kiêm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty.
2. Chủ tịch Hội đồng thành viên có các quyền và nghĩa vụ sau đây:
a) Chuẩn bị chương trình, kế hoạch hoạt động của Hội đồng thành viên;
b) Chuẩn bị chương trình, nội dung, tài liệu họp Hội đồng thành viên hoặc để lấy ý kiến các thành viên;
c) Triệu tập và chủ trì cuộc họp Hội đồng thành viên hoặc tổ chức việc lấy ý kiến các thành viên;
d) Giám sát hoặc tổ chức giám sát việc thực hiện các nghị quyết của Hội đồng thành viên;
đ) Thay mặt Hội đồng thành viên ký các nghị quyết của Hội đồng thành viên;
e) Quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty.
3. Nhiệm kỳ của Chủ tịch Hội đồng thành viên không quá 05 năm. Chủ tịch Hội đồng thành viên có thể được bầu lại với số nhiệm kỳ không hạn chế.
4. Trường hợp vắng mặt hoặc không đủ năng lực để thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình, thì Chủ tịch Hội đồng thành viên ủy quyền bằng văn bản cho một thành viên thực hiện các quyền và nghĩa vụ của Chủ tịch Hội đồng thành viên theo nguyên tắc quy định tại Điều lệ công ty. Trường hợp không có thành viên được ủy quyền thì một trong số các thành viên Hội đồng thành viên triệu tập họp các thành viên còn lại bầu một người trong số các thành viên tạm thời thực hiện quyền và nghĩa vụ của Chủ tịch Hội đồng thành viên theo nguyên tắc đa số quá bán."
– Căn cứ Điều 17 Luật doanh nghiệp năm 2014 quy định về các hành vi bị nghiêm cấm như sau:
"Điều 17. Các hành vi bị nghiêm cấm
1. Cấp hoặc từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, yêu cầu người thành lập doanh nghiệp nộp thêm giấy tờ khác trái với quy định của Luật này; gây chậm trễ, phiền hà, cản trở, sách nhiễu người thành lập doanh nghiệp và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
2. Ngăn cản chủ sở hữu, thành viên, cổ đông của doanh nghiệp thực hiện các quyền, nghĩa vụ theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty.
3. Hoạt động kinh doanh dưới hình thức doanh nghiệp mà không đăng ký hoặc tiếp tục kinh doanh khi đã bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
4. Kê khai không trung thực, không chính xác nội dung hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và nội dung hồ sơ đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp.
5. Kê khai khống vốn điều lệ, không góp đủ số vốn điều lệ như đã đăng ký; cố ý định giá tài sản góp vốn không đúng giá trị.
6. Kinh doanh các ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh; kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện khi chưa đủ các điều kiện kinh doanh theo quy định của Luật đầu tư hoặc không bảo đảm duy trì đủ điều kiện kinh doanh trong quá trình hoạt động.
7. Rửa tiền, lừa đảo."
>>> Luật sư tư vấn pháp
– Căn cứ Điều 92 Luật doanh nghiệp năm 2014 quy định về tiêu chuẩn và điều kiện đối với thành viên Hội đồng thành viên như sau:
"Điều 92. Tiêu chuẩn và điều kiện đối với thành viên Hội đồng thành viên
1. Có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm thực tế trong quản trị kinh doanh hoặc trong lĩnh vực, ngành, nghề hoạt động của doanh nghiệp.
2. Không phải là vợ hoặc chồng, cha đẻ, cha nuôi, mẹ đẻ, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi, anh ruột, chị ruột, em ruột, anh rể, em rể, chị dâu, em dâu của người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan đại diện chủ sở hữu; thành viên Hội đồng thành viên; Giám đốc, Phó Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, Phó Tổng giám đốc và Kế toán trưởng của công ty; Kiểm soát viên công ty.
3. Không phải là cán bộ, công chức trong cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội hoặc không phải là người quản lý, điều hành tại doanh nghiệp thành viên.
4. Chưa từng bị cách chức Chủ tịch Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty, Giám đốc, Phó Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, Phó Tổng giám đốc của doanh nghiệp nhà nước.
5. Các tiêu chuẩn và điều kiện khác quy định tại Điều lệ công ty."
Như vậyy, trong trường hợp câu hỏi của bạn, người đại diện phần vốn góp của doanh nghiệp nhà nước vào công ty cổ phần và công ty liên doanh với mức vốn góp 50% thì không bị hạn chế về Chủ tịch Hội đồng thành viên của công ty liên doanh đồng thời là Phó giám đốc công ty cổ phần. Bản thân Chủ tịch Hội đồng thành viên của doanh nghiệp liên doanh không bị hạn chế việc đồng thời làm Phó giám đốc của công ty cổ phần, ngoài ra theo quy định tại Điều 17 Luật doanh nghiệp năm 2014 quy định về các hành vi bị nghiêm cấm nêu trên không có quy định cấm về trường hợp này.