Quy định về chuyển đổi thang bậc lương. Chuyển đổi thang bảng lương xuống bậc thấp hơn có ảnh hưởng đến bảo hiểm xã hội không?
Quy định về chuyển đổi thang bậc lương. Chuyển đổi thang bảng lương xuống bậc thấp hơn có ảnh hưởng đến bảo hiểm xã hội không?
Tóm tắt câu hỏi:
Chào luật sư, cho em hỏi về thang bậc lương trong ngành du lịch khách sạn, theo Nghị định 205/2004/NĐ – CP hệ số của em đang hưởng 3.89, bậc 6/8 ngạch chuyên viên. Theo Nghị định 49/2013/NĐ – CP và Thông tư 17/2015/TT- BLĐTBXH. Chuyển xếp lương mới theo bậc 3/5, hệ số lương mới 3.43 cho em hỏi, em chưa hiểu từ bậc 6/8 xuống còn 3/5 và hệ số 3.89 xuống 3,43 làm như vậy về phần đóng bảo hiểm xã hội trước đây và trở về sau, em có bị thiệt hay không luật sư. Xin cám ơn !
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Theo quy định của “Bộ luật lao động 2019”, Nghị định số 49/2013/NĐ – CP, Thông tư số 17/2015/TT – BLĐTBXH có quy định về tiền lương tiền công, bậc lương, hệ số lương cho người lao động. Theo đó tại Thông tư số 17/2015/TT – BLĐTBXH đưa ra nguyên tắc xây dựng thang bảng lương như sau:
Thứ nhất: Thang lương, bảng lương áp dụng đối với người lao động được xây dựng trên cơ sở đánh giá độ phức tạp công việc của lao động trực tiếp sản xuất, kinh doanh, lao động chuyên môn, nghiệp vụ, thừa hành, phục vụ và lao động quản lý.
Thứ hai: Khi xây dựng thang lương, bảng lương, công ty cần xác định quan hệ giữa mức lương thấp nhất, mức lương trung bình, mức lương cao nhất để bảo đảm quan hệ cân đối giữa các loại lao động trong công ty.
Thứ ba: Căn cứ tổ chức sản xuất, kinh doanh, tổ chức lao động, công ty xây dựng thang lương, bảng lương, phụ cấp lương phù hợp với tính chất, yêu cầu sử dụng lao động của công ty và bảo đảm các nguyên tắc quy định tại Điều 7, Nghị định số 49/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về tiền lương.
Thứ tư: Việc chuyển xếp lương từ thang lương, bảng lương do Nhà nước quy định sang thang lương, bảng lương do công ty xây dựng phải căn cứ vào chức danh, công việc người lao động đảm nhận. Đối với người có thành tích, cống hiến, đóng góp nhiều cho công ty, khi chuyển xếp lương nếu có vướng mắc thì xem xét, xử lý riêng từng trường hợp cụ thể.
Thứ năm: Việc xây dựng thang lương, bảng lương, phụ cấp lương và chuyển xếp lương phải bảo đảm công khai, minh bạch, có sự trao đổi, thống nhất với tổ chức công đoàn cơ sở cùng cấp và báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho ý kiến trước khi thực hiện.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Thứ sáu: Khi áp dụng thang lương, bảng lương, phụ cấp lương mới, định kỳ công ty phải rà soát, đánh giá để sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với tổ chức sản xuất, tổ chức lao động và bảo đảm các quy định của pháp
Khi dựa trên nguyên tắc xếp bậc lương sẽ có sự thay đổi khác nhau giữa các thời điểm, bạn cần phải xem xét bên đơn vị mình khi lập thang bảng lương mới theo quy định của pháp luật có dựa vào đúng những yêu cầu, nguyên tắc xếp lương hay không. Khi xếp lương thì các chế độ hưởng của bạn sẽ theo mức lương bạn tham gia bảo hiểm xã hội, vấn đề thiệt hay không sẽ được điều chỉnh theo số tiền bạn tham gia đóng bảo hiểm. Mức hưởng bảo hiểm sẽ dựa vào tiền lương, tiền công mà bạn tham gia.
Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Luật sư: 1900.6568 để được giải đáp.