Gương chiếu hậu xe mô tô là một bộ phận quan trọng giúp cho người điều khiển phương tiện quan sát phía sau một cách dễ dàng, vì vậy giúp cho quá trình điều khiển phương tiện trở nên an toàn hơn. Vậy pháp luật hiện nay quy định như thế nào về quy chuẩn kỹ thuật an toàn quốc gia về gương chiếu hậu đối với xe mô tô?
Mục lục bài viết
1. Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về gương chiếu hậu xe mô tô:
Căn cứ theo quy định tại Điều 53 của Văn bản hợp nhất Luật giao thông đường bộ năm 2019 có quy định về điều kiện tham gia giao thông đường bộ của phương tiện xe cơ giới, trong đó có xe mô tô. Xe mô tô bắt buộc phải có gương chiếu hậu, quá trình lắp gương chiếu hậu cần phải phù hợp với tiêu chuẩn quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, hoạt động lắp gương chiếu hậu đóng vai trò vô cùng quan trọng để đảm bảo tầm nhìn cho người điều khiển phương tiện trong quá trình tham gia giao thông đường bộ phải đảm bảo an toàn về sức khỏe và tài sản cho bản thân cũng như cho các phương tiện lưu thông khác.
Căn cứ theo quy định tại Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 28:2010/BGTVT Gương chiếu hậu xe mô tô và xe gắn máy, tiêu chuẩn kĩ thuật của gương chiếu hậu đối với phương tiện xe mô tô cần phải tuân thủ như sau:
(1) Quy chuẩn kỹ thuật chung:
+ Tất cả các gương chiếu hậu đều có thể được điều chỉnh linh hoạt, quan sát các vùng có liên quan trong quá trình điều khiển phương tiện;
+ Mép của bề mặt phản xạ gương chiếu hậu bắt buộc phải được đặt trong vỏ bảo vệ, vỏ bảo vệ phải có bán kính cong hình chữ “c” và có giá trị không được nhỏ hơn 2,5mm;
+ Bộ phận của gương chiếu hậu cần phải có bán kính cũng cong hình chữ “c” và có giá trị không nhỏ hơn 2,5mm.
(2) Quy định về kích thước:
+ Diện tích của bề mặt phản xạ gương chiếu hậu không được phép nhỏ hơn 69 cm vuông;
+ Trong trường hợp sử dụng gương có hình tròn, thì đường kính của bề mặt phản xạ gương tròn sẽ không được phép nhỏ hơn 94mm, đồng thời không được phép lớn hơn 150mm;
+ Trong trường hợp gương không có hình tròn thì kích thước bề mặt phản xạ của gương đó cần phải đáp ứng điều kiện đủ lớn để có thể chứa được một hình tròn nội tiếp có đường kính 78mm, đồng thời bắt buộc phải nằm trọn vẹn được trong một hình chữ nhật có kích thước 120 mm x 200 mm.
(3) Quy định về hệ số phản xạ và bề mặt phản xạ của gương:
+ Giá trị hệ số phản xạ của bề mặt được xác định theo phương pháp mô tả, đồng thời không được nhỏ hơn 40%;
+ Bề mặt phản xạ của gương cần phải có hình dạng cầu lồi;
+ Giá trị “r” sẽ được xác định dựa trên phương pháp mô tả, không được nhỏ hơn 1000mm và không được lớn hơn 1500mm.
Nhìn chung, gương chiếu hậu của phương tiện xe mô tô cần phải tuân thủ nhiều quy chuẩn kỹ thuật quốc gia. Để tham khảo cụ thể, có thể đọc thêm quy định tại Mục 2 Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 28:2010/BGTVT Gương chiếu hậu xe mô tô và xe gắn máy.
2. Xử phạt xe mô tô lắp gương chiếu hậu không đúng tiêu chuẩn thế nào?
Xe mô tô tham gia giao thông cần lắp gương chiếu hậu theo đúng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, việc sử dụng gương chiếu hậu xe máy không đúng tiêu chuẩn (loại nhỏ hơn hoặc lớn hơn) thì hoàn toàn có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với hành vi lắp gương chiếu hậu không đúng quy định của pháp luật. Căn cứ theo quy định tại Điều 17 của
Theo đó, phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với các đối tượng thực hiện một trong những hành vi vi phạm quy định của pháp luật như sau:
-
Có hành vi điều khiển phương tiện không có còi, không có đèn soi biển số, không có đèn báo hãm, không có gương chiếu hậu bên trái người điều khiển hoặc có gương chiếu hậu tuy nhiên gương chiếu hậu đó không có tác dụng;
-
Điều khiển phương tiện gắn biển số không đúng quy định của pháp luật, gắn biển số không rõ chữ, biển số không rõ số phải gắn biển số bị bẻ con, biển số bị che lấp, biển số bị hư hỏng, sơn hoặc dán thêm làm thay đổi chữ/thay đổi số/thay đổi màu sắc trên biển số xe;
-
Điều khiển phương tiện không có đèn tín hiệu, hoặc có đèn tín hiệu thiên nhiên không có tác dụng;
-
Sử dụng còi không đúng quy chuẩn an toàn kĩ thuật cho từng loại phương tiện khác nhau;
-
Điều khiển phương tiện không có bộ giảm thanh, giảm khói, hoặc có đi nhanh không đảm bảo đầy đủ điều kiện tiêu chuẩn về khí thải và tiếng ồn;
-
Điều khiển phương tiện không có đèn chiếu sáng gần, không có đèn chiếu sáng xa, hoặc có tuy nhiên không có tác dụng, không đáp ứng đầy đủ điều kiện tiêu chuẩn về thiết kế;
-
Điều khiển phương tiện không có hệ thống hãm, hoặc có tuy nhiên không có tác dụng, không đáp ứng đầy đủ điều kiện tiêu chuẩn kĩ thuật;
-
Điều khiển phương tiện lắp đèn chiếu sáng về phía sau của phương tiện đó.
Theo đó thì có thể nói, việc lắp gương chiếu hậu không đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn theo yêu cầu của pháp luật, không có tác dụng thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng căn cứ theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 17 của Nghị định 100/2019/NĐ-CP. Và về thẩm quyền xử phạt, căn cứ theo quy định tại Điều 75 của Nghị định 100/2019/NĐ-CP, hành vi lắp gương chiếu hậu xe máy không đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật, không có tác dụng sẽ bị xử phạt với mức phạt lên tới 200.000 đồng. Theo đó, mức xử phạt đối với hành vi lắp gương chiếu hậu xe máy không đáp ứng yêu cầu sẽ thuộc về chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã.
3. Xe mô tô có bắt buộc phải lắp gương chiếu hậu không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 53 của Văn bản hợp nhất Luật giao thông đường bộ năm 2019 có quy định về điều kiện tham gia giao thông của phương tiện xe cơ giới. Theo đó, xe máy sẽ được phép tham gia giao thông khi đáp ứng được đầy đủ điều kiện về chất lượng, an toàn kĩ thuật và bảo vệ môi trường. Cụ thể như sau:
– Có đầy đủ hệ thống hãm có hiệu lực;
– Có hệ thống chuyển hướng phương tiện có hiệu lực;
– Đáp ứng đầy đủ điều kiện về hệ thống đèn chiếu sáng gần, đèn chiếu sáng xa, đèn soi biển số, đèn báo hãm, đèn tín hiệu;
– Có bánh lốp phù hợp với kích thuốc và đáp ứng đầy đủ điều kiện tiêu chuẩn kĩ thuật của từng loại phương tiện;
– Có đầy đủ gương chiếu hậu, các loại trang thiết bị kỹ thuật khác đảm bảo tầm nhìn cho người điều khiển phương tiện;
– Có quay cùng với âm lượng đáp ứng đầy đủ điều kiện tiêu chuẩn kĩ thuật;
– Có đầy đủ bộ giảm thanh, giảm khói, các trang thiết bị kỹ thuật khác đảm bảo cho hoạt động khí thải và tiếng ồn phù hợp với tiêu chuẩn về môi trường;
– Có kết cấu bắt buộc phải đáp ứng độ bền và đảm bảo tính năng vận hành ổn định của phương tiện.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Văn bản hợp nhất 15/VBHN-VPQH 2019 Luật Giao thông đường bộ;
– Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 28:2010/BGTVT Gương chiếu hậu xe mô tô, xe gắn máy;
– Nghị định 100/2019/NĐ-CP xử phạt vi phạm giao thông đường bộ và đường sắt.
THAM KHẢO THÊM: