Việc tiếp công dân của Tòa án nhân dân tối cao phải tuân thủ các quy định của Luật tiếp công dân, các quy định khác của pháp luật có liên quan. Chánh án Tòa án nhân dân tối cao đã ban hành Quyết định số 307/QĐ-TANDTC quy định cụ thể về quy chế tiếp công dân của Tòa án nhân dân tối cao, cụ thể như bài viết dưới đây:
Mục lục bài viết
1. Quy chế tiếp công dân của Tòa án nhân dân tối cao:
Thứ nhất, về địa điểm, thời gian tiếp công dân:
– Tòa án nhân dân tối cao tiếp công dân thường xuyên trong giờ hành chính các ngày làm việc trong tuần tại nơi tiếp công dân.
– Nếu như rơi vào những trường hợp đặc biệt, lãnh đạo Tòa án nhân dân tối cao tiếp công dân đột xuất thì khi đó Văn phòng Tòa án nhân dân tối cao sẽ có trách nhiệm bố trí nơi tiếp công dân tại trụ sở cơ quan, đảm bảo các điều kiện cần thiết để tiếp công dân.
Thứ hai, việc tiếp công dân bố trí như sau:
– Chánh án Tòa án nhân dân tối cao có trách nhiệm trực tiếp thực hiện việc tiếp công dân. Thời gian ít nhất 01 ngày trong 01 tháng không kể những trường hợp đột xuất phải tiếp theo yêu cầu khẩn thiết như sau:
+ Các vụ việc có thể gây hậu quả nghiêm trọng hoặc có thể dẫn đến hủy hoại tài sản của Nhà nước, của tập thể, xâm hại đến tính mạng, tài sản của nhân dân, ảnh hưởng đến an ninh, chính trị, trật tự, an toàn xã hội nếu như không chỉ đạo, xem xét kịp thời.
+ Các vụ việc có tính chất gay gắt, phức tạp, có nhiều người tham gia, liên quan đến trách nhiệm của nhiều cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc ý kiến của các cơ quan, tổ chức, đơn vị còn khác nhau.
– Trường hợp Chánh án Tòa án nhân dân tối cao vắng mặt thì một Phó Chánh án hoặc một Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao được Chánh án Tòa án nhân dân tối cao ủy quyền thực hiện nhiệm vụ trên.
2. Người đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh có quyền và nghĩa vụ nào?
Căn cứ Điều 6 Quyết định số 307/QĐ-TANDTC 2020 quy định về quyền và nghĩa vụ của người đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh như sau:
(1) Về quyền:
– Được quyền trình bày những nội dung mình khiếu nại, tố cáo, đề nghị, kiến nghị, phản ánh.
– Được hướng dẫn, giải thích về nội dung liên quan đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của mình.
– Được nhận thông báo về việc tiếp nhận, kết quả xử lý khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh.
– Nếu có hành vi vi phạm pháp luật của người tiếp công dân thì được quyền khiếu nại, tố cáo.
– Có quyền sử dụng người phiên dịch trong trường hợp người khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh không sử dụng thông thạo tiếng Việt.
– Thực hiện các quyền khác theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
(2) Về nghĩa vụ:
– Phải có trách nhiệm nêu rõ đúng họ tên, địa chỉ và xuất trình giấy tờ tùy thân,
– Đối với người tiếp công dân phải có thái độ đúng mực và tôn trọng.
– Đối với nội dung khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh phải trình bày một cách trung thực các sự việc và cung cấp chính xác các thông tin, tài liệu liên quan.
– Thực hiện ký hoặc điểm chỉ xác nhận những nội dung trình bày đã được người tiếp công dân ghi chép lại.
– Phải có đơn theo mẫu quy định, có xác nhận của chính quyền địa phương nơi cư trú hoặc gửi kèm theo chứng minh thư nhân dân hợp lệ, bản án hoặc quyết định có hiệu lực đề nghị xem xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm và các tài liệu, chứng cứ chứng minh cho yêu cầu giám đốc thẩm, tái thẩm nếu như công dân đến nộp đơn đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm lần đầu.
Lưu ý: nếu công dân nộp đơn không phải của mình thì bắt buộc cần có
– Phải thật sự nghiêm chỉnh chấp hành nội quy tiếp công dân và hướng dẫn của người tiếp công dân.
– Phải cử người đại diện để trình bày nội dung khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh nếu như có nhiều người cùng khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh về một nội dung.
– Đối với những nội dung khiếu nại, tố cáo thì phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.
3. Người tiếp công dân phải có trách nhiệm nào?
Căn cứ Điều 6 Quyết định số 307/QĐ-TANDTC 2020 quy định về trách nhiệm của người tiếp công dân như sau:
– Về trang phục: phải mặc trang phục của Toà án, đeo thẻ công chức theo quy định khi tiếp công dân.
– Phải yêu cầu người đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh:
+ Nêu rõ họ tên, địa chỉ và xuất trình giấy tờ tùy thân, giấy ủy quyền (nếu có).
+ Có đơn hoặc trình bày rõ ràng nội dung khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh.
+ Cung cấp thông tin, tài liệu cần thiết cho việc tiếp nhận, thụ lý vụ việc.
– Về thái độ: phải đúng mực, tôn trọng công dân, lắng nghe, tiếp nhận đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh hoặc ghi chép đầy đủ, chính xác nội dung mà người đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh trình bày.
– Có trách nhiệm hướng dẫn, giải thích cho người đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh chấp hành chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật, kết luận, quyết định giải quyết đã có hiệu lực pháp luật của cơ quan có thẩm quyền; hướng dẫn người khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh đến đúng cơ quan hoặc người có thẩm quyền giải quyết.
– Người tiếp công dân hướng dẫn viết đơn hoặc ghi lại đầy đủ, chính xác nội dung khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh bằng văn bản và yêu cầu họ ký xác nhận hoặc điểm chỉ nếu như người đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh chưa có đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh.
– Người tiếp công dân đề nghị người đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh trình bày bổ sung hoặc bổ sung tài liệu, chứng cứ nếu như nội dung trình bày chưa rõ ràng, đầy đủ.
– Người tiếp công dân có trách nhiệm hướng dẫn người gửi đơn viết thành đơn riêng để khiếu nại, tố cáo, kiến nghị hoặc phản ánh với cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền theo đúng quy định của pháp luật nếu như trong đơn vừa có nội dung khiếu nại, vừa có nội dung tố cáo, kiến nghị, phản ánh.
– Nếu người nào có hành vi vi phạm nội quy nơi tiếp công dân thì có trách nhiệm yêu cầu họ dừng lại hành vi vi phạm đó. Trường hợp cần thiết, người tiếp công dân có quyền lập biên bản về việc vi phạm và yêu cầu cơ quan chức năng xử lý theo quy định của pháp luật.
Lưu ý: trong những trường hợp dưới đây người tiếp công dân được quyền từ chối:
+ Đối tượng có hành vi đe dọa, xúc phạm cơ quan, tổ chức, đơn vị, người tiếp công dân, người thi hành công vụ hoặc có hành vi khác vi phạm nội quy nơi tiếp công dân.
+ Đối tượng trong trạng thái say do dùng chất kích thích, người mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình.
+ Vụ việc của người khiếu nại, tố cáo đã được giải quyết đúng chính sách, pháp luật, được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền kiểm tra, rà soát, thông báo bằng văn bản và đã được tiếp, giải thích, hướng dẫn nhưng vẫn cố tình khiếu nại, tố cáo kéo dài.
4. Những hành vi nào bị cấm tại nơi tiếp công dân?
– Hành vi gây phiền hà, sách nhiễu hoặc cản trở người đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh.
– Hành vi có sự phân biệt đối xử trong khi tiếp công dân.
– Thiếu trách nhiệm trong việc tiếp công dân.
– Hành vi làm mất hoặc làm sai lệch thông tin, tài liệu do người khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh cung cấp.
– Có hành vi xuyên tạc, vu khống, gây thiệt hại cho cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân.
– Có hành vi lợi dụng quyền khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh để gây rối trật tự công cộng.
– Có hành vi đe dọa, xúc phạm cơ quan, tổ chức, đơn vị, người tiếp công dân, người thi hành công vụ.
– Có hành vi kích động, cưỡng ép, dụ dỗ, lôi kéo, mua chuộc người khác tập trung đông người tại nơi tiếp công dân.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
Quyết định số 307/QĐ-TANDTC ban hành quy chế tiếp công dân của tòa án nhân dân tối cao.
THAM KHẢO THÊM: