Quy chế pháp lý của hộ kinh doanh theo quy định taị Nghị định 78/2015/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp.
Theo khoản 1 Điều 66 Nghị định 78/2015-NĐ-CP quy định: Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc một nhóm người gồm các cá nhân là công dân Việt Nam đủ 18 tuổi, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, hoặc một hộ gia đình làm chủ, chỉ được đăng ký kinh doanh tại một địa điểm, sử dụng dưới mười lao động và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh
Hộ kinh doanh là chủ thể kinh doanh chiếm số lượng đông đảo trong nền kinh tế nước ta. Hộ kinh doanh do một cá nhân, hộ gia đình,nhóm người thực hiện; hoạt động chủ yếu trong lĩnh vục thương mại. Đây là loại hình thương nhân thứ hai: thương nhân là cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh.
Đặc điểm của hộ kinh doanh:
– Hộ kinh doanh do một cá nhân là công dân Việt Nam, hoặc một nhóm người, một hộ gia đình làm chủ. Đối với hộ kinh doanh do một cá nhân làm chủ, cá nhân có toàn quyền quyết định về mọi hoạt động kinh doanh của hộ (như chủ doanh nghiệp tư nhân đối với doanh nghiệp tư nhân). Đối với hộ kinh doanh do một nhóm người hoặc một hộ gia đình làm chủ, mọi hoạt động kinh doanh của hộ do các thành viên trong nhóm hoặc trong hộ quyết định. Nhóm người hoặc hộ gia đình cử một người đủ điều kiện là đại diện cho nhóm hoặc cho hộ để tham gia giao dịch với bên ngoài
– Hoạt động sản xuất kinh doanh của hộ mang tính chất nghề nghiệp thường xuyên, nghĩa là hộ kinh doanh hoạt động một cách chyên nghiệp và thu nhập chính đáng của họ phát sinh từ hoạt động kinh doanh. Do vậy, theo khoản 2 Điều 66 Nghị định 78/2015-NĐ-CP, hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, làm muối và những người bán hàng rong, quà vặt, buôn chuyến, kinh doanh lưu động, làm dịch vụ có thu nhập thấp không phải đăng ký, trừ trường hợp kinh doanh các ngành, nghề có điều kiện, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định mức thu nhập thấp áp dụng trên phạm vi địa phương.
– Hộ kinh doanh không phải là doanh nghiệp, cá nhân, nhóm người, hộ gia đình nhân danh mình tham gia vào các hoạt động kinh doanh. Mặc dù là chủ thể kinh doanh chuyên nghiệp nhưng hộ kinh doanh không có tư cách của doanh nghiệp, không có con dấu, không được mở chi nhánh, văn phòng đại diện, không được thực hiện các quyền mà doanh nghiệp có như hoạt động xuất nhập khẩu hay áp dụng Luật phá sản khi kinh doanh thua lỗ. Khi tham gia giao dịch, cá nhân hoặc đại diện hộ gia đình nhân danh mình mà không nhân danh hộ kinh doanh để thực hiện hoạt động kinh doanh.
– Cá nhân, nhóm người hoặc các thành viên trong hộ kinh doanh chịu trách nhiệm đến cùng về mọi khoản nợ phát sinh từ hoạt động kinh doanh của hộ kinh doanh (trách nhiệm vô hạn). Hay nói cách khác, khi phát sinh các khoản nợ, không phụ thuộc vào số tài sản kinh doanh hay tài sản dân sự mà họ đang có; không phụ thuộc vào việc họ đang thực hiện hay đã chấm dứt thực hiện hoạt động kinh doanh.
– Một hộ kinh doanh chỉ được phép đăng ký một địa điểm kinh doanh trên phạm vi toàn quốc. Hộ kinh doanh nếu muốn hoạt động kinh doanh tại hai địa điểm kinh doanh trở lên phải đăng ký kinh doanh dưới một trong các hình thức doanh nghiệp được quy định tại Luật Doanh nghiệp.
– Ngành nghề kinh doanh: Hộ kinh doanh được quyền kinh doanh ngành, nghề kinh doanh có điều kiện kể từ khi có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật và phải bảo đảm đáp ứng các điều kiện đó trong suốt quá trình hoạt động. Việc quản lý nhà nước đối với ngành, nghề kinh doanh có điều kiện và kiểm tra việc chấp hành điều kiện kinh doanh của hộ kinh doanh thuộc thẩm quyền của cơ quan chuyên ngành theo quy định của pháp luật chuyên ngành.
Nguyên tắc khi đăng ký hộ kinh doanh: cá nhân, nhóm cá nhân hoặc người đại diện hộ gia đình gửi giấy đề nghị đăng ký kinh doanh đến cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đặt địa điểm kinh doanh.
Kèm theo Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh phải có bản sao hợp lệ Thẻ căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực của các cá nhân tham gia hộ kinh doanh hoặc người đại diện hộ gia đình và bản sao hợp lệ biên bản họp nhóm cá nhân về việc
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Đối với những ngành nghề yêu cầu phải có chứng chỉ hành nghề kèm theo phải có bản sao chứng chỉ hành nghề hợp lệ của cá nhân hoặc đại diện hộ gia đình. Đối với những ngành nghề phải có vốn pháp định, kèm theo các giấy tờ trên phải có bản sao hợp lệ văn bản xác nhận vốn pháp định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.
Điều kiện để cấp giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh là:
– Ngành nghề kinh doanh không thuộc mục ngành nghề cấm kinh doanh
– Tên hộ kinh doanh dự định đăng ký đúng quy định
– Nộp đủ lệ phí đăng ký theo quy định
Hộ kinh doanh có quyền hoạt động kinh doanh kể từ ngày được cấp giấy chúng nhận đăng ký kinh doanh, trừ những ngành nghề kinh doanh phải có điều kiện.
Bạn có thể tham khảo thêm một số bài viết có liên quan khác của Dương Gia:
– Hộ kinh doanh có phải nộp thuế thu nhập cá nhân không?
– Quản lý thị trường có được kiểm tra cơ sở kinh doanh không?
– Trách nhiệm của thương nhân khi hoạt động kinh doanh
Mọi thắc mắc pháp lý cần tư vấn hoặc yêu cầu dịch vụ, quý khách hàng vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 1900.6568 hoặc gửi thư về địa chỉ email: [email protected].
——————————————————–
THAM KHẢO CÁC DỊCH VỤ CÓ LIÊN QUAN CỦA LUẬT DƯƠNG GIA:
– Tư vấn pháp luật doanh nghiệp miễn phí qua tổng đài