Mỗi quốc gia sẽ lựa chọn cho mình một chế độ, thể chế chính trị riêng biệt để phù hợp với định hướng phát triển của quốc gia. Có quốc gia sẽ lựa chọn tham gia các khối Liên hiệp để có những cơ hội thúc đẩy phát triển nền kinh tế. Bài viết này sẽ tìm hiểu lý do vì sao Thụy Sĩ lại lựa chọn con đường đi khác biệt này.
Mục lục bài viết
1. Quốc gia trung lập là gì?
Quốc gia trung lập là Quốc gia không tham gia các khối liên minh quân sự, không kí kết các hiệp ước dẫn đến xung đột vũ trang, không tham chiến trừ trường hợp tự vệ, không cung cấp tài chính, vũ khí, phương tiện tiến hành chiến tranh, không cho phép các bên đối địch tuyển mộ nhân viên quân sự, không cho lập căn cứ quân sự, hậu cần trên lãnh thổ nước mình, trừ trường hợp thực hiện công vụ của nước bảo hộ theo những điều khoản của bốn công ước Giơnevơ ngày 12/8/1949 về bảo hộ nạn nhân chiến tranh.
Có hai dạng nước trung lập:
– Trung lập có kì hạn là trung lập trong một thời gian nhất định hoặc đối với một cuộc chiến tranh nhất định.
– Trung lập vĩnh viễn như Thụy Sĩ từ 1815, Áo từ 1955. Nước trung lập được nhìn nhận bằng cách ra tuyên bố đặc biệt với tất cả các nước trên thế giới và phải thực hiện đầy đủ những cam kết của nước trung lập. Lãnh thổ, chủ quyền toàn vẹn, công dân và mọi quyền lợi của nước trung lập được các bên đối địch trong chiến tranh tôn trọng.
Quốc gia trung lập tiếng Anh là: “Neutral country”.
2. Ý nghĩa của việc lựa chọn trở thành Quốc gia trung lập:
Chủ nghĩa trung lập hay chính sách trung lập là một vị thế chính sách ngoại giao khi một quốc gia có ý định giữ vai trò trung lập trong các cuộc chiến tranh trong tương lai. Theo đuổi chính sách ngoại giao không liên kết, hay đúng hơn là việc tránh tham gia các liên minh quân sự, là một cách thực thi chính sách trung lập. Một quốc gia có thể duy trì quyền tham chiến nếu bị tấn công bởi một phe tham chiến khác thì gọi là trung lập vũ trang.
3. Quyền và nghĩa vụ của Quốc gia trung lập:
– Phe tham chiến không xâm lược lãnh thổ trung lập và sự tự vệ trước những âm mưu xâm lược không bị xem là xâm phạm tính trung lập của quốc gia đó.
– Một quốc gia trung lập phải bắt giữ quân của phe tham chiến khi những người này xâm nhập lãnh thổ, nhưng không được bắt những tù nhân chiến tranh bỏ trốn.
– Quân đội phe tham chiến không tuyển mộ dân của quốc gia trung lập, nhưng công dân quốc gia trung lập có thể ra nước ngoài để nhập ngũ.
– Quân lính và trang bị chiến tranh không vận chuyển qua lãnh thổ trung lập, nhưng quân lính bị thương thì có thể được phép.
– Một quốc gia trung lập có thể cung cấp các phương tiện truyền thông cho các bên tham chiến nhưng không được cung cấp vật phẩm chiến tranh, dù quốc gia trung lập không bị cấm xuất khẩu vật phẩm chiến tranh.
– Tàu hải quân của bên tham chiến có thể sử dụng cảng trung lập trong tối đa 24 giờ, dù bên trung lập có thể đặt ra các hạn chế khác nhau.
+ Trường hợp ngoại lệ là khi phải sửa chữa thiết bị cần thiết để trở lại biển hoặc nếu một tàu chiến của phe tham chiến đối địch cũng đang ở trong cảng, trong trường hợp đó nó cần có 24 tiếng khởi đầu.
+ Nếu tàu bị bắt bởi bên tham chiến trong hải phận của quốc gia trung lập thì bên tham chiến phải giao cho bên trung lập và bên trung lập phải bắt giữ thủy thủ đoàn.
4. Tại sao Thụy Sĩ là một quốc gia trung lập:
Trong nhiều thế kỷ, Thụy Sĩ luôn kiên định là một quốc gia trung lập trên trường quốc tế.
4.1. Trận chiến khiến Thụy Sĩ trở thành quốc gia trung lập:
Động thái đầu tiên hướng tới vị thế trung lập của Thụy Sĩ được bắt đầu từ thời điểm năm 1515, khi Liên bang Thụy Sĩ chịu một thất bại nặng nề trước nước Pháp trong trận Marignano. Sau thất bại này, Liên bang đã từ bỏ những chính sách bành trướng và nỗ lực tránh xung đột trong tương lai nhằm tự bảo vệ mình.
Nhưng các cuộc Chiến tranh Napoleon mới thực sự là điều đã xác lập lập trường của Thụy Sĩ như là một quốc gia trung lập. Thụy Sĩ đã bị xâm lược bởi Pháp vào năm 1798 và sau đó trở thành một nước thuộc trong đế chế của Napoleon Bonaparte, điều đã buộc quốc gia này phải từ bỏ lập trường trung lập của mình.
Sau thất bại của Napoleon tại Waterloo, các cường quốc châu Âu kết luận rằng một Thụy Sĩ trung lập sẽ đóng vai trò như là một vùng đệm có giá trị giữa Pháp và Áo. Tại Hội nghị Vienna năm 1815, các quốc gia này đã ký một tuyên bố khẳng định sự “trung lập vĩnh viễn” của Thụy Sĩ trong cộng đồng quốc tế.
Thụy Sĩ duy trì lập trường trung lập của mình qua Thế chiến Năm 1920, Hội Quốc Liên mới thành lập cũng đã chính thức công nhận tính trung lập của Thụy Sĩ và thành lập trụ sở chính của tổ chức này tại Geneva.
Một thách thức lớn hơn đối với tính trung lập của Thụy Sĩ xuất hiện trong Thế chiến II, khi nước này bị bao vây bởi các quốc gia phe Trục. Trong khi Thụy Sĩ duy trì sự độc lập của mình bằng cách tuyên bố sẽ trả đũa trong trường hợp bị xâm lược, nước này vẫn tiếp tục giao thương với Đức Quốc Xã, một quyết định đã gây ra nhiều tranh cãi sau này khi chiến tranh kết thúc.
Kể từ Thế chiến II, Thụy Sĩ đã thể hiện vai trò tích cực hơn đối với các vấn đề quốc tế thông qua hỗ trợ các hoạt động nhân đạo, song quốc gia này vẫn kiên quyết duy trì lập trường trung lập trong các hoạt động quân sự.
Quốc gia này chưa bao giờ gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) hay Liên minh châu Âu, và chỉ mới gia nhập Liên Hợp Quốc vào năm 2002.
Mặc dù có vị thế trung lập lâu đời, Thụy Sĩ vẫn duy trì một lực lượng quân đội cho mục đích quốc phòng và yêu cầu tất cả nam giới trong độ tuổi từ 18 từ 34 thực hiện nghĩa vụ quân sự bán thời gian.
4.2. Hưởng lợi từ chính sách trung lập:
Là đất nước trung lập, nhiều tổ chức quốc tế lớn đã chọn đặt trụ sở tại Thụy Sĩ như:
– Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc
– Tổ chức Y tế Thế giới (WHO)
– Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO)
– Liên minh Viễn thông Quốc tế (ITU)
– Cao ủy Liên Hiệp Quốc về người tị nạn (UNHCR)
…..
Các tổ chức thể thao quốc tế cũng chọn Thụy Sĩ để đặt trụ sở chính như:
– Liên đoàn bóng đá thế giới (FIFA)
– Liên đoàn bóng đá châu Âu (UEFA)
– Ủy ban Olympic Quốc tế
– Liên đoàn bóng rổ quốc tế
– Liên đoàn khúc côn cầu trên băng quốc tế
– Liên đoàn Xe đạp Quốc tế.
…..
Việc các tổ chức chọn Thụy Sĩ để ký kết các nghị định, hiệp ước, hội nghị, điễn đàn không chỉ giúp mang lại một số tiền đáng kể cho ngân sách, mà còn tạo uy tín, ảnh hưởng của Thụy Sĩ đối với thế giới.
Rất nhiều thiên tài chọn Thụy Sĩ làm nơi sinh sống để tận hưởng tự do và hòa bình như:
– Nhà bác học thiên tài Albert Einstein
– Vua hề Charles Chaplin
– Ngôi sao điện ảnh số một Italia Sophia Loren.
Những thiên tài nổi tiếng người Nga cuối cùng đã chọn Thụy Sĩ để sống như Lev Tolstoy,Tchaikovsky, Igor Stravinsky, v.v..
Thụy Sĩ cũng được xem là xứ sở của ngân hàng, các ngân hàng Thụy Sĩ cam kết bảo mật về tài khoản cho khách hàng của mình. Do đó, mà Thụy Sĩ chỉ có hơn 8 triệu dân nhưng có rất nhiều ngân hàng. Các nhà tài phiệt giàu có nhất thế giới luôn chọn các ngân hàng ở Thụy Sĩ để làm nơi gửi tiền của mình.
4.3. Thụy Sĩ – Quốc gia hạnh phúc nhất thế giới:
Đất nước có cảnh quan thiên nhiên tuyệt vời
– Cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp nơi đây là một trong những lý do chính khiến cho Thụy Sĩ trở thành đất nước hạnh phúc nhất Thế giới. Phía đông bắc có thành phố Zurich tuyệt đẹp nằm bên sông Limmat với những đồi núi, những rừng cây trải dài, Zurich được xem là “cánh cửa bước vào Alpen”.
– Thụy Sĩ sở hữu “thánh địa du lịch” Geneva, nơi có khí hậu ôn hòa và phong cảnh hữu tình, là một trong những điểm đến hấp dẫn nhất của Thụy Sĩ. Geneva còn nổi tiếng với những viện bảo tàng cổ kính cùng đài phun nước cao nhất Thế giới hấp dẫn rất nhiều du khách.
Là đất nước có tính dân chủ cao
– Thụy Sĩ có một nền dân chủ trực tiếp.
– Người dân hoàn toàn có thể đề xuất thay đổi hiến pháp. Nếu ý kiến đó khi được đưa ra trưng cầu dân ý và có đa số phiếu đồng ý thì đề xuất đó sẽ trở thành luật.
Con người thông minh
Tới 25 người Thụy Sĩ đã đạt giải Nobel trên tổng dân số khoảng 8 triệu dân. Quốc gia này cũng là quê hương của nàng Bondgirl đình đám thế giới Ursula Andress.
Đất nước có tuổi thọ cao
Nam giới tại Thụy Sĩ có tuổi thọ trung bình là 81 – cao nhất trên toàn Thế giới. Là một trong những nước giàu nhất châu Âu, hệ thống y tế chất lượng cao, an toàn cá nhân được đề cao và môi trường và chất lượng cuộc sống tốt là những nhân tố giúp Thụy Sỹ là một trong những nước dẫn đầu về tuổi thọ.
Đất nước an toàn nhất Thế giới
Thụy Sĩ có lịch sử về sự trung lập, đất nước này không xảy ra bất cứ một cuộc chiến tranh nào từ năm 1815 cho đến nay.
Vì vậy, đất nước này được các tổ chức quốc tế quan trọng trên thế giới như: trụ sở Liên Hợp Quốc tại Châu Âu, Uỷ ban Chữ thập đỏ quốc tế, tổ chức Thương mại thế giới,… chọn làm địa điểm đặt trụ sở chính.
Chất lượng cuộc sống thuộc top đầu Thế giới
Dù thời gian làm việc thấp nhưng Thụy Sĩ thuộc top những nước có thu nhập bình quân đầu người cao nhất thế giới.
Theo Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD), người Thụy Sĩ làm việc trung bình 35,2 giờ trên một tuần. Trong khi đó số giờ làm việc trung bình ở Anh là 36,4, ở Tây Ban Nha là 38, ở Hy Lạp là 42,1 và ở Thổ Nhĩ Kỳ là 48,9 giờ.