Quấy rối người khác xử lý như thế nào? Trách nhiệm hình sự tội đe dọa giết người.
Quấy rối người khác xử lý như thế nào? Trách nhiệm hình sự tội đe dọa giết người.
Tóm tắt câu hỏi:
Chào luật sư. Gia đình em gồm 4 người. Mẹ và 3 người con. Anh trai thứ hai sau khi ba mất thì về nhà đòi chia đất, nhiều lần qua nhà mẹ chửi bới đập phá rất nhiều lần. Công an phường nhiều lần can thiệp nhưng không giải quyết đươc. Hiện tại em và mẹ đang ở trong nhà, cứ mỗi lần say về thì lại qua đập phá đồ đạc và chửi bới. Còn gọi cả mẹ là "mày" và xưng "tao", nhiều lần đánh cháu và anh cả trong nhà, có lúc còn cầm dao doạ chém, kề dao vào cổ cháu nữa. Sống ở nhà rất sợ hãi. Những hành động đó xảy ra rất nhiều lần và liên tục khiến cháu rất sợ hãi. Cho cháu hỏi có cách gì giải quyết được vấn đề đó không? Cháu muốn viết đơn lên công an thành phố có được không? Mong sớm nhận được trả lời của luật sư. Cháu cám ơn nhiều.
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
2. Giải quyết vấn đề:
Căn cứ Điều 103 Bộ luật hình sự 1999 quy định về tội đe dọa giết người như sau:
''1. Người nào đe doạ giết người, nếu có căn cứ làm cho người bị đe doạ lo sợ rằng việc đe doạ này sẽ được thực hiện, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:
a) Đối với nhiều người;
b) Đối với người thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân;
c) Đối với trẻ em;
d) Để che giấu hoặc trốn tránh việc bị xử lý về một tội phạm khác.''
Cấu thành tội phạm tội đe dọa giết người: hành vi đe dọa giết người – đe dọa tước tính mạng của người khác trái pháp luật, làm cho người bị đe dọa lo sợ rằng hành vi giết người này sẽ được thực hiện. Thông tin gửi đến nạn nhân có thể bằng lời nói, qua điện thoại, qua tin nhắn, qua thư,,hoặc bằng hành động…thể hiện rõ ý định giết người với đầy đủ động cơ và mục đích. Chủ thể thực hiện hành vi đe dọa là người có năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi từ 16 trở lên.
Đối với hành vi đập phá đồ đạc, cầm dao dọa chém, kề dao vào cổ bạn thì anh trai bạn có thể sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự tội đe dọa giết người.
Đối với hành vi xúc phạm danh dự nhân phẩm, anh trai bạn sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định tại Điều 5 Nghị định 167/2013/NĐ-CP như sau:
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
“Điều 5. Vi phạm quy định về trật tự công cộng
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Có cử chỉ, lời nói thô bạo, khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác;…”
Nếu xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự các thành viên trong gia đình thì anh trai bạn có thể sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự tội làm nhục người khác theo quy định tại Điều 121 Bộ luật hình sự 1999 như sau:
"1. Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ một năm đến ba năm:
a) Phạm tội nhiều lần;
b) Đối với nhiều người;
c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
d) Đối với người thi hành công vụ;
đ) Đối với người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, chữa bệnh cho mình.
3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.”
Để đảm bảo quyền lợi cho bạn và gia đình, bạn có quyền làm đơn tố cáo tớ cơ quan công an cấp huyện nơi bạn cư trú để yêu cầu giải quyết, chấm dứt hành vi vi phạm của anh trai bạn.