Hành vi quay đầu xe không đúng quy định không chỉ vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ, mà còn ảnh hưởng đến sự an toàn của người điều khiển phương tiện khác khi tham gia giao thông. Vậy quay đầu xe sai quy định gây tai nạn thì sẽ bị xử lý như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Quy định của pháp luật về quay đầu xe:
Pháp luật hiện nay đã có những quy định cụ thể về hoạt động quay đầu xe. Quay đầu xe không đúng quy định của pháp luật có thể gây ra nhiều hậu quả khó lường, vì vậy cơ quan nhà nước có thẩm quyền quản lý chặt chẽ hành vi này trong lĩnh vực giao thông đường bộ. Quay đầu xe hiện nay được coi là một trong những hoạt động chuyển hướng của người điều khiển phương tiện giao thông trong quá trình lưu thông trên đường bộ. Để đảm bảo cho hoạt động quay đầu xe được an toàn và hiệu quả, thì pháp luật về giao thông đường bộ đã có những quy định cụ thể về chuyển hướng và quay đầu xe. Căn cứ theo quy định tại Điều 15 của Luật giao thông đường bộ năm 2019 có quy định về chuyển hướng xe, cụ thể như sau:
– Khi muốn chuyển hướng phương tiện thì người điều khiển phương tiện cần phải tiến hành hoạt động giảm tốc độ theo đúng quy định của pháp luật, và bật tín hiệu báo rẽ hướng và chuyển hướng;
– Trong quá trình chuyển hướng, những đối tượng được xác định là người lái xe và người điều khiển các phương tiện xe máy chuyên dùng phải nhường quyền đi trước cho các đối tượng là người đi bộ, phải nhường đường cho người đi xe đạp đang lưu thông trên phần đường dành cho riêng họ, phải nhường đường cho các phương tiện đi ngược chiều và chỉ cho xe chuyển hướng, quay đầu khi quan sát thấy không có chướng ngại vật cản trở hoặc không còn những yếu tố gây nguy hiểm cho người và phương tiện lưu thông khác;
– Trong các khu dân cư, người lái xe và người điều khiển xe máy chuyên dùng chỉ được phép quay đầu xe ở nơi có tuyến đường giao nhau và nơi có biển báo cho phép quay đầu xe;
– Không được tiến hành hoạt động quay đầu xe ở phần đường dành cho người đi bộ, trên cầu hoặc đầu cầu, gầm cầu vượt hoặc trong hầm đường bộ, không được quay đầu xe trên các tuyến đường cao tốc hoặc tại nơi đường bộ có điểm giao nhau cùng với đường sắt, không được quay đầu xe ở những nơi có diện tích đường hẹp, đường dốc, đoạn đường cong có tầm nhìn bị che khuất.
Như vậy theo như phân tích ở trên, khi tham gia giao thông, người lái xe và người điều khiển phương tiện giao thông chỉ được quay đầu xe khi đáp ứng được các điều kiện theo quy định của pháp luật. Khi muốn quay đầu xe phải tuân thủ điều kiện căn cứ tại Điều 15 của Luật giao thông đường bộ năm 2019. Không được quay đầu xe trong những trường hợp sau đây:
– Không được quay đầu xe ở phần đường dành cho người đi bộ;
– Không được quay đầu xe ở đầu cầu;
– Không được quay đầu xe ở gầm cầu vượt;
– Không được quay đầu xe ở hầm ngầm, hầm đường bộ;
– Không được quay đầu xe ở đường cao tốc;
– Không được quay đầu xe ở nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt;
– Không được quay đầu xe ở đoạn đường hẹp;
– Không được quay đầu xe ở đường dốc;
– Không được quay đầu xe ở đoạn đường cong mà tầm nhìn bị che khuất.
Nếu như quay đầu xe sai quy định của pháp luật gây ra tai nạn thì phải chịu trách nhiệm trước pháp luật, có thể bị xử lý vi phạm hành chính, thậm chí bị truy cứu trách nhiệm hình sự trong trường hợp gây ra hậu quả nghiêm trọng.
2. Quay đầu xe sai quy định gây tai nạn bị xử lý như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 5 của
Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với các chủ thể được xác định là người điều khiển phương tiện khi thực hiện một trong những hành vi vi phạm quy định của pháp luật như sau:
– Không chú ý quan sát, có hành vi điều khiển xe chạy quá tốc độ gây ra tai nạn giao thông;
– Có hành vi dừng xe hoặc đỗ xe, có hành vi quay đầu xe hoặc lùi xe, có hành vi vượt phương tiện khác hoặc chuyển hướng, chuyển làn đường trái quy định của pháp luật gây ra tình trạng tai nạn giao thông;
– Không đi đúng phần đường và làn đường theo quy định của pháp luật, không tuân thủ quy định về giữ khoảng cách an toàn giữa hai phương tiện theo quy định của pháp luật dẫn đến tình trạng gây tai nạn giao thông, hoặc có hành vi đi vào phần đường có biển báo hiệu cấm di chuyển đối với loại phương tiện đang điều khiển, đi ngược chiều của đường một chiều hoặc đi ngược chiều trên phần đường có biển cấm đi ngược chiều gây ra tai nạn giao thông;
– Điều khiển xe đánh võng lưu thông trên đường bộ, chạy xe quá tốc độ đuổi nhau trên đường bộ, hoặc có hành vi dùng chân điều khiển vô lăng xe khi xe đang lưu thông trên đường bộ;
– Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định trên 35km/h.
Ngoài ra, căn cứ theo điểm c khoản 11 Điều 5 của Nghị định số 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt (sau được sửa đổi bởi Nghị định số 123/2021/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải; giao thông đường bộ, đường sắt; hàng không dân dụng), có quy định về hình thức xử phạt bổ sung đối với trường hợp quay đầu xe ô tô không đúng quy định gây ra tai nạn giao thông như sau: Trường hợp quay đầu xe gây ra tai nạn giao thông bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng. Ngoài ra bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng.
Như vậy, hành vi quay đầu xe sai quy định gây tai nạn có thể sẽ bị phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 12 triệu đồng, ngoài ra còn có thể bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng.
3. Quay đầu xe sai quy định gây tai nạn có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
Hành vi quay đầu xe sai quy định của pháp luật gây ra tai nạn ở mức độ hậu quả đặc biệt nghiêm trọng hoàn toàn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ căn cứ theo quy định tại Điều 260 của Bộ luật hình sự năm 2015. Hành vi khách quan của tội phạm này là hành vi vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ, là những quy định này có thể có tính bắt buộc cho tất cả những người tham gia giao thông đường bộ như:
– Quy định về chấp hành hiệu lệnh và chỉ dẫn của hệ thống báo hiệu đường bộ;
– Quy định về tốc độ xe và khoảng cách giữa các xe;
– Quy định về vượt xe cho người điều khiển phương tiện;
– Quy định về chuyển hướng xe cho người điều khiển phương tiện;
– Quy định về qua đường cho người đi bộ …
Hậu quả của tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ được quy định có thể là:
– Hậu quả chết người;
– Hậu quả thương tích hoặc tổn hại cho sức khoẻ của 01 người mà tỉ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
– Hậu quả thương tích hoặc tổn hại cho sức khoẻ của 02 người trở lên mà tổng tỉ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% trở lên;
– Hậu quả thiệt hại về tài sản từ 100 triệu đồng trở lên.
Theo đó thì điều luật này quy định 4 khung hình phạt chính và 1 khung hình phạt bổ sung, cụ thể như sau:
– Khung hình phạt cơ bản được quy định là hình phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ 1 năm đến 5 năm;
– Hai khung kính và tăng nặng được quy định là phạt tù từ 3 năm đến 10 năm và 7 năm đến 15 năm;
– Khung hình phạt bổ sung có thể được áp dụng là hình phạt cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1 năm đến 5 năm.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Giao thông đường bộ năm 2019;
– Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017);
– Nghị định số 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt;
– Nghị định số 123/2021/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải; giao thông đường bộ, đường sắt; hàng không dân dụng.