Chế độ sở hữu toàn dân về đất đai ở nước ta ra đời khi Hiến Pháp năm 1980 được ban hành dựa trên cơ sở lý luận về tính tất yếu khách quan của việc xã hội hóa đất đai. Đất đai là của Nhà nước thuộc sở hữu toàn dân. Vậy sở hữu toàn dân về đất đai là gì? Quan niệm về sở hữu toàn dân về đất đai?
Mục lục bài viết
1. Sở hữu toàn dân về đất đai là gì?
Sở hữu toàn dân về đất đai được hiểu là toàn thể nhân dân đều có quyền sở hữu đất đai và quyền này không thuộc về riêng một cá nhân nào trong xã hội.
Vì vậy, trên thực tế dường như có sự đồng nhất giữa sở hữu toàn dân về đất đai và sở hữu nhà nước về đất đai. Về mặt lý luận, muốn đổi mới quan hệ sở hữu đất đai không thể không có sự đi sâu, tìm hiểu và lý giải về hai khái niệm này. Ở Việt Nam, hiện nay tồn tại nhiều quan điểm khác nhau về việc có hay không sự đồng nhất giữa hai khái niệm sở hữu toàn dân về đất đai và khái niệm sở hữu nhà nước về đất đai.
2. Quan niệm về sở hữu toàn dân về đất đai:
Quan điểm thứ nhất: Không thừa nhận sự đồng nhất giữa khái niệm sở hữu toàn dân về đất đai và sở hữu nhà nước về đất đai. Những người theo quan điểm này cho rằng khái niệm này có những điểm khác biệt với khái niệm sở hữu nhà nước về đất đai: “ Không nên đồng nhất sở hữu toàn dân và sở hữu nhà nước vì Nhà nước đại diện cho toàn dân chứ không phải Nhà nước với nhân dân là một. Sự thống nhất giữa Nhà nước với nhân dân đến đâu còn tùy thuộc vào chủ trương, chính sách của Nhà nước có phù hợp với lợi ích, có đáp ứng được nguyện vọng của nhân dân hay không.
Hơn nữa, đối với tài sản thuộc sở hữu toàn dân, bên cạnh quyền làm chủ của Nhà nước với tư cách là đại diện cho dân còn có quyền tham gia làm chủ của tập thể những người lao động sử dụng những tài sản ấy”. Sở hữu toàn dân về đất đai là một khái niệm được sử dụng để phản ánh đất đai thuộc về sở hữu chung của một cộng đồng xã hội, bao gồm toàn dân. Khái niệm này không chỉ ra được hay nói cách khác không định danh được một người cụ thể nào là chủ sở hữu đất đai. Sở hữu toàn dân về đất đai được hiểu là toàn thể nhân dân đều có quyền sở hữu đất đai và quyền này không thuộc về riêng một cá nhân nào trong xã hội. Còn khái niệm sở hữu nhà nước về đất đai mang tính cụ thể hơn, nó chỉ ra được Nhà nước là chủ sở hữu đối với đất đai.
Quan điểm thứ hai, đồng nhất giữa khái niệm sở hữu nhà nước về đất đai với khái niệm sở hữu toàn dân về đất đai.
Ngược lại với quan điểm thứ nhất, có một số người cho rằng ở nước ta, khái niệm sở hữu toàn dân về đất đai có thể đồng nhất với khái niệm sở hữu nhà nước về đất đai. Sự đồng nhất này được lý giải bởi lý do xuất phát từ bản chất của Nhà nước Việt Nam là Nhà nước “của dân, do dân và vì dân”, Nhà nước do nhân dân lao động thiết lập nên, đại diện trung thành cho ý chí và nguyện vọng của toàn dân.
Nên lợi ích của Nhà nước cũng chính là lợi ích của toàn thể nhân dân lao động. Sự đồng nhất khái niệm sở hữu toàn dân về đất đai với khái niệm sở hữu nhà nước về đất đai đã tồn tại trong một số cuốn sách, báo pháp lý ở nước ta trong thời gian vừa qua.
3. Tại sao không nên đồng nhất sở hữu toàn dân về đất đai và sở hữu nhà nước đất đai?
Không nên đồng nhất giữa khái niệm sở hữu toàn dân về đất đai và sở hữu nhà nước về đất đai, bởi những lý do sau đây:
Thứ nhất, trong
Thứ hai, khi nói về chế độ sở hữu toàn dân về đất đai là đề cập một hệ thống quy chế chung trong quan hệ đất đai mà toàn dân là chủ nhưng “toàn dân” không thể tự đứng ra để thực hiện những “quyền” sở hữu cụ thể (chiếm hữu – sử dụng – định đoạt) mà phải cử người thay mặt mình; nhân danh mình để làm việc đó, trong trường hợp này, Nhà nước là người đủ tư cách nhất, vì Nhà nước ta xây dựng và hoạt động theo nguyên tắc Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Quyền định đoạt của Nhà nước đối với đất đai được thực hiện dựa trên cơ sở chế độ sở hữu toàn dân về đất đai là hai mặt của một vấn đề và hai mức của quá trình khai thác và sử dụng tài nguyên – nếu xét về mặt pháp luật và chính trị. Sở hữu toàn dân về đất đai là sự biểu hiện của các quyền năng cụ thể của chủ sở hữu để thực hiện chế độ nói trên.
4. Những hạn chế thực hiện chế độ sở hữu toàn dân về đất đai:
Quyền định đoạt đất đai là quyền rất quan trọng quyết định số phận pháp lí của đất đai và chỉ có Nhà nước với tư cách là đại diện chủ sở hữu toàn dân về đất đai mới được thực hiện quyền định đoạt đất đai. Điều này dẫn đến một số bất cập như sau:
Một là, cách thức thu hồi đất và mức định giá đất của Nhà nước Việt Nam hiện nay chưa hợp lý: Nhà nước có quyền thu hồi bất kỳ vùng đất nào vì mục đích công cộng vào bất kỳ lúc nào. Khi nhà nước thu hồi đất với mức bồi thường quá thấp so với giá thị trường thường gặp phải sự phản đối quyết liệt của người dân. Ở nhiều nơi, Nhà nước chưa có quy hoạch sử dụng đất trong thời gian lâu dài rõ ràng nên người sử dụng đất không có kế hoạch sử dụng đất hợp lý và cũng khó khăn trong việc thực hiện quyền định đoạt quyền sử dụng đất của mình.
Thứ hai, khung pháp lý về quyền sử dụng ở Việt Nam còn chưa chính xác và rõ ràng. Cần có khung pháp lý rõ ràng về quyền sử dụng đất để phát huy vai trò của đất đai như một nguồn vốn quan trọng cho phát triển. Nhiều ruộng, vườn, núi, hồ, ao có giá trị sản xuất cao nhưng không thể hoặc không dễ dàng chuyển đổi thành vốn hoặc có giá trị vốn thấp do thủ tục pháp lý về quyền tiếp cận chưa rõ ràng.
Thứ ba, nhà nước chưa đưa ra những hướng dẫn rõ ràng, chính xác về trồng trọt, chăn nuôi. Nhà nước đề cao quyền tự chủ của người sử dụng đất, đặc biệt là quyền tự chủ của các hộ nông dân nhưng chưa có chính sách cụ thể để bảo vệ quyền lợi của họ.
Tóm lại, chỉ có nhà nước đại diện cho chủ sở hữu toàn dân về đất đai. Hộ gia đình, cá nhân, tổ chức là người sử dụng đất được Nhà nước bảo hộ các quyền và lợi ích hợp pháp nhưng không có quyền định đoạt đối với đất đai. Khi cá nhân, tổ chức sử dụng đất có hành vi vi phạm quyền sử dụng đất của Nhà nước thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà Nhà nước quyết định xử lý phù hợp theo quy định luật đất đai năm 2013.