Khi xây dựng bất kỳ một chế định nào để có thể tồn tại lâu dài, các luật gia thường sử dụng các học thuyết như một nền tảng và các luật gia Hoa Kỳ cũng không phải ngoại lệ.
Khi xây dựng bất kỳ một chế định nào để có thể tồn tại lâu dài, các luật gia thường sử dụng các học thuyết như một nền tảng và các luật gia Hoa Kỳ cũng không phải ngoại lệ.
Nếu như các nước thuộc hệ thống Civil law dựa vào trường phái luật tự nhiên để biện minh cho cách định nghĩa cũng như phân loại tài sản thì pháp luật Hoa Kỳ lại đi theo một trường phái trái ngược đó là trường phái “ thực chứng pháp lý ” (legal possitivism). Pháp luật Hoa Kỳ định nghĩa tài sản như “quyền” chứ không phải là “vật” theo cách hiểu thông thường. Điều đó có nghĩa là tài sản được nhìn nhận dưới góc độ là quyền liên quan đến một đồ vật hay một đối tượng nào đó. Trong cuốn “The Theory of Legislation”, Jeremy Bentham viết: “Tài sản và pháp luật sinh ra và chết đi cùng nhau, trước khi luật được làm ra thì không có tài sản; loại bỏ pháp luật và tài sản chấm dứt”. Trước đó, vào khoảng thế kỉ XVIII, thuyết luật tự nhiên cũng đã có sức ảnh hưởng to lớn tới các nhà chính trị Hoa Kỳ, tuy nhiên sau đó Hiến pháp Hoa Kỳ đã kiên định chỉ đạo hệ thống pháp lý còn non trẻ theo hướng pháp lý thực chứng, sự ảnh hưởng của thuyết luật tự nhiên về sau giảm dần.
Luật gia Hoa Kỳ quan tâm đến những quyền lợi nào có thể phát sinh liên quan tới vật, từ đó họ nhìn nhận tài sản như một “tập hợp các quyền” trong mối liên quan với vật. Hãy xem tập hợp các quyền giống như một bó củi. Nếu một người ôm cả bó củi (tất cả các quyền đối với một đối tượng của quyền tài sản) vô hình hay hữu hình chúng ta đều xem họ là chủ sở hữu của tài sản. Ngay cả khi họ không ôm bó củi, nhưng mà phần lớn bó củi hoặc một vài thanh củi quan trọng nhất, thì chúng ta vẫn coi họ là chủ sở hữu. Dưới đây là nhưng thanh củi quan trọng nhất hay chính là những lợi ích lớn nhất đối với tài sản mà một người có thể có được. Vì quyền tài sản là không tuyệt đối, tất cả những yếu tố này cũng có giới hạn nhất định.
• Quyền loại trừ (The right to exclude) : quyền ngăn không cho người khác sử dụng hay chiếm hữu. Ví dụ: A có một mảnh đất và anh ta có quyền ngăn chặn người hàng xóm hay người lạ xâm phạm mảnh đất đó. Nhưng đương nhiên quyền loại trừ không tuyệt đối. Ví dụ trong quá trình truy bắt tội phạm đang chạy trốn, cảnh sát có thể đi vào mảnh đất của A…
• Quyền chuyển nhượng ( The right to tranfer): người nắm giữ “quyền tài sản ” có thể chuyển nhượng cho người khác bằng cách bán, tặng cho hay thông qua di chúc, tuy nhiên pháp luật quy định sự hạn chế khác nhau đối với quyền này. Ví dụ anh A là chủ sở hữu mảnh đất ở ví dụ trên không thể chuyển nhượng quyền sử dụng đất vì mục đích trốn nợ, hay không đồng ý bán vì sắc tộc, màu da, giới tính của người mua…Có những trường hợp ngoại lệ không thể chuyển nhượng nhưng nó vẫn là tài sản ví dụ như quyền được hưởng trợ cấp.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
• Quyền chiếm hữu và sử dụng (The right to possed and use) : đây có thể coi là quyền cơ bản đối với người nắm giữ “quyền tài sản” nhưng như đã nói ở trên vì quyền tài sản là không tuyệt đối nên đều có những ngoại lệ. Ví dụ A có thể cho B thuê mảnh đất trong thời hạn là 1 năm, điều đó có nghĩa là A đã tạm thời từ bỏ quyền chiếm hữu và sử dụng mảnh đất những A vẫn là người nắm giữ quyền tài sản đối với mảnh đất đó.
Có lẽ bởi người Mỹ khi xem xét một vấn đề luôn quan tâm tới những lợi ích kinh tế hơn những lợi ích khác nên khi xây dựng luật tài sản, họ đã nhìn nhận tài sản dưới góc độ là tập hợp các quyền. Như một nhà kinh tế đã nói “luật tài sản đảm bảo cho được rằng các nguồn lực sẽ hướng về cách sử dụng tốt nhất và tối ưu nhất”. Nếu một người được pháp luật bảo vệ để sử dụng tài sản, khả năng pháp lý để ngăn cấm người khác sử dụng nó và khả năng pháp lý để chuyển nhượng cho người khác họ sẽ cảm thấy muốn đầu tư công sức và vốn liếng vào phát triển các nguồn lực và các nguồn lực sẽ được chuyển vào tay ai có thể sử dụng nó hiệu quả nhất. Hệ quả là các cá nhân sử dụng các nguồn lực sẽ được lợi và cả xã hội cũng sẽ được lợi.
Bộ Luật dân sự hiện đại nhất châu Âu hiện nay là BLDS Hà Lan. Đây là bộ luật có đến ba trên tổng số tám quyển qui định về tài sản: Quyển III. Qui định chung về tài sản; Quyển V. Thừa kế và Quyển VI. Vật quyền. Bộ luật này đã đưa ra những qui định mang tính giải pháp cho thuật ngữ cốt lõi của luật tài sản như: Điều 3:1 đưa ra định nghĩa: “Tài sản là tất cả mọi vật và mọi quyền tài sản”; Điều 3:2 sau đó xác định “vật” là tất cả các đối tượng hữu hình có thể chịu sự kiểm soát của con người; Điều 3:6 qui định: “Quyền tài sản là các quyền, hoặc riêng rẽ hoặc cùng với các quyền khác, có thể chuyển giao; các quyền được dự định để thu được một lợi ích vật chất cho chủ sở hữu của chúng, hoặc các quyền đã có được để đổi lấy lợi ích vật chất thực tế hoặc dự kiến”. Như vậy so với các quốc gia nêu trên, khái niệm “tài sản” trong luật dân sự Hà Lan là khái niệm mang tính khái quát nhất và cũng là khái niệm mở rộng nhất.
Như vậy, tuy các quốc gia có sự khác nhau về định nghĩa hoặc thuật ngữ , như so với các nước nói trên thì Đức là quốc gia đưa ra khái niệm “vật” hẹp nhất và mở rộng hơn cả là Hà lan, nhưng các BLDS này đều có điểm chung đó là đều không chỉ xem những vật hữu hình là đối tượng của vật quyền mà còn xem tài sản vô hình cũng là đối tượng của quyền tài sản.