Quy định pháp luật về tài sản riêng của con chưa thành niên? Định đoạt tài sản riêng của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự? Quản lý tài sản riêng của con chưa thành niên?
Hiện nay có không ít các trường hợp con chưa thành niên có tài sản riêng có thể là do thừa kế, tặng cho tài sản, bên cạnh đó căn cứ dựa trên các góc độ khác nhau thì con chưa thành niên chưa có đủ nhận thức để quản lý và định đoạt tài sản của mình nên pháp
Cơ sở pháp lý:
Bộ luật dân sự 2015
Luật sư tư vấn luật miễn phí qua tổng đài điện thoại: 1900.6568
1. Quy định pháp luật về tài sản riêng của con chưa thành niên
Căn cứ theo quy định tại điều 75. Quyền có tài sản riêng của con Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định cụ thể:
1. Con có quyền có tài sản riêng. Tài sản riêng của con bao gồm tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng, thu nhập do lao động của con, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của con và thu nhập hợp pháp khác. Tài sản được hình thành từ tài sản riêng của con cũng là tài sản riêng của con.
2. Con từ đủ 15 tuổi trở lên sống chung với cha mẹ phải có nghĩa vụ chăm lo đời sống chung của gia đình; đóng góp vào việc đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình nếu có thu nhập.
3. Con đã thành niên có nghĩa vụ đóng góp thu nhập vào việc đáp ứng nhu cầu của gia đình theo quy định tại khoản 4 Điều 70 của Luật này.
Như chúng ta đã biết thì khi nói đến khái niệm người chưa thành niên, ta có thể nhận biết ngay đó là người chưa đến tuổi trưởng thành. ở lứa tuổi trưởng thành của con người là độ tuổi cụ thể được pháp luật quy định hoặc thừa nhận là người đã thành niên và đã có đầy đủ quyền và nghĩa vụ công dân. Ngược lại với điều đó người chưa đến tuổi trưởng thành là chưa thành niên và chưa có đầy đủ quyền và nghĩa vụ công dân theo quy định của pháp luật.
Theo đó chúng ta thấy quyền và nghĩa vụ công dân là cơ sở pháp lý để phân biệt người thành niên với người chưa thành niên theo pháp luật uy định cụ thể. Bên cạnh đó việc xác định một người là thành niên hoặc chưa thành niên là cơ sở xã hội để xác lập quyền và nghĩa vụ công dân đối với người đó. Theo các quy định của pháp luật hiện hành, người thành niên là người đủ 18 tuổi và người chưa thành niên là người chưa đủ 18 tuổi. Về độ tuổi của người chưa thành niên, như người chưa thành niên theo quy định của pháp luật Việt Nam là người dưới 18 tuổi. Trong đó, người chưa thành niên dưới 14 tuổi còn được gọi là trẻ em. Việc quy định người chưa thành niên dựa trên cơ sở khoa học về độ tuổi cần được điều chỉnh thống nhất trong các luật của nước ta nhằm phù hợp với Công ước quốc tế về quyền trẻ em và luật của hầu hết các quốc gia khác trên thế giới
Căn cứ theo quy định của khoản 1 Điều 75
Theo đó có thể thấy pháp luật quy định về quyền của con được phép có tài sản riêng và tài sản riêng đó phải là sở hữu hợp pháp. và khi con thành niên có nghĩa vụ đóng góp thu nhập vào việc đáp ứng nhu cầu của gia đình đây là một quy định một phần giúp xã hội phat triển hơn, một phần tăng sự gắn kết và chia sẻ trong thành viên của gia đình được thực hiện tốt hơn.
2. Định đoạt tài sản riêng của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự
Căn cứ theo quy định tại điều 77. Định đoạt tài sản riêng của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định cụ thể:
1. Trường hợp cha mẹ hoặc người giám hộ quản lý tài sản riêng của con dưới 15 tuổi thì có quyền định đoạt tài sản đó vì lợi ích của con, nếu con từ đủ 09 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
2. Con từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi có quyền định đoạt tài sản riêng, trừ trường hợp tài sản là bất động sản, động sản có đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng hoặc dùng tài sản để kinh doanh thì phải có sự đồng ý bằng văn bản của cha mẹ hoặc người giám hộ.
3. Trong trường hợp con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự thì việc định đoạt tài sản riêng của con do người giám hộ thực hiện.
Cha mẹ và con cái chính là mối quan hệ huyết thống chặt chẽ. Trong mối quan hệ này cha mẹ có quyền yêu thương, tôn trọng ý kiến của con, chăm lo việc học tập, giáo dục để con phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ, đạo đức, trở thành người con hiếu thảo của gia đình, công dân có ích cho đất nước. Mặt khác cha mẹ có những quyền cơ bản đối với con như: quyền chăm sóc, nuôi dưỡng con, quyền giáo dục con; quyền đại diện cho con, quyền quản lý tài sản riêng của con
Căn cứ dựa trên quy định nêu trên thì người từ đủ 6 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi khi xác lập, thực hiện giao dịch dân sự phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý, trừ giao dịch nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi hoặc pháp luật của quy định khác. Tuy nhiên trong trường hợp người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi có tài sản riêng đủ để bảo đảm việc thực hiện nghĩa vụ thì có thể tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự mà không cần phải có sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
3. Quản lý tài sản riêng của con chưa thành niên
Căn cứ theo quy định tại điều 76. Quản lý tài sản riêng của con Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định cụ thể:
1. Con từ đủ 15 tuổi trở lên có thể tự mình quản lý tài sản riêng hoặc nhờ cha mẹ quản lý.
2. Tài sản riêng của con dưới 15 tuổi, con mất năng lực hành vi dân sự do cha mẹ quản lý. Cha mẹ có thể ủy quyền cho người khác quản lý tài sản riêng của con. Tài sản riêng của con do cha mẹ hoặc người khác quản lý được giao lại cho con khi con từ đủ 15 tuổi trở lên hoặc khi con khôi phục năng lực hành vi dân sự đầy đủ, trừ trường hợp cha mẹ và con có thỏa thuận khác.
3. Cha mẹ không quản lý tài sản riêng của con trong trường hợp con đang được người khác giám hộ theo quy định của Bộ luật dân sự; người tặng cho tài sản hoặc để lại tài sản thừa kế theo di chúc cho người con đã chỉ định người khác quản lý tài sản đó hoặc trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
4. Trong trường hợp cha mẹ đang quản lý tài sản riêng của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự mà con được giao cho người khác giám hộ thì tài sản riêng của con được giao lại cho người giám hộ quản lý theo quy định của Bộ luật dân sự.
Căn cứ dựa trên quy định trên có thể thấy việc quản lý tài sản riêng của con chưa thành niên rất quan trọng vì nhiều gia đình không dám để con cái tự quản lý tài sản riêng do chính con cái mình làm ra sợ con sử dụng tài sản riêng một cách không hợp lý. Vậy việc quản lý tài sản riêng của con trong một số trường hợp được quy định nhất định.
Như vậy, con được quản lý tài sản riêng của mình khi đủ 15 tuổi và không bị mất năng lực hành vi dân sự. Cha mẹ hoặc người giám hộ được quản lý tài sản riêng của con đối với con dưới 15 tuổi, con bị mất năng lực hành vi dân sự hoặc con từ đủ 15 tuổi nhờ cha mẹ quản lý.
Kết luận: Như chúng ta đã biết thì quyền tài sản được quy định trong bộ luật dân sự, theo đó đây là quyền trị giá được tính bằng tiền của cá nhân và trường hợp này không đòi hỏi có sự chuyển giao trong giao dịch dân sự. Theo quy định thì quyền tài sản là đối tượng phải đáp ứng được hai yêu cầu là trị giá được tính bằng tiền và được chuyển giao cho người khác trong giao dịch dân sự. Như chúng ta đã biết thì quyền tài sản gồm có quyền sử dụng tài sản thuê, quyền thực hiện hợp đồng, quyền đòi nợ, quyền trị giá bằng tiền, quyền sở hữu trí tuệ. Các quyền tài sản khác gắn với nhân thân thì không thể chuyển giao cụ thể đó là các quyền cấp dưỡng, quyền thừa kế, quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại về sức khỏe. Tuy nhiên đói với trường hợp con chưa thành niên không thể tự mình quản lý tài sản riêng cha mẹ có quyền Quản lý và định đoạt tài sản riêng của con chưa thành niên theo quy định do pháp luật đề ra.
Trên đây là thông tin chúng tôi cung cấp về nội dung ” Quản lý và định đoạt tài sản riêng của con chưa thành niên” và các thông tin pháp lý liên quan dựa trên quy định của pháp luật hiện hành.