Trách nhiệm của đội quản lý thị trường được quy định rất cụ thể trong Pháp lệnh quản lý thị trường. Cụ thể quản lý thị trường xử phạt những giấy tờ gì tại cơ sở?
Mục lục bài viết
1. Quản lý thị trường xử phạt những giấy tờ gì tại cơ sở?
Quản lý thị trường được hiểu là một lực lượng chuyên trách của Nhà nước. Lực lượng này thực hiện chức năng phòng, chống, xử lý các hành vi sau:
– Kinh doanh hàng hóa nhập lậu.
– Hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm, hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ.
– Hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
– Hành vi vi phạm pháp luật về chất lượng, đo lường, giá, an toàn thực phẩm và gian lận thương mại.
– Hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Theo quy định tại Điều 17
– Thực hiện kiểm tra các cá nhân, tổ chức có chấp hành đúng quy định trong hoạt động kinh doanh dịch vụ, hàng hóa trên thị trường không?
– Nếu sau khi kiểm tra, có phát hiện hành vi vi phạm thì thực hiện xử phạt vi phạm hành chính theo đúng quy định tương ứng với từng hành vi.
– Thực hiện kiểm tra cơ sở sản xuất đối với lĩnh vực, ngành hàng thuộc lĩnh vực quản lý của Bộ Công Thương.
– Thực hiện kiểm tra việc chấp hành pháp luật của tổ chức, cá nhân trong các lĩnh vực khác theo quy định.
Bên cạnh đó, phạm vi của quản lý thị trường về việc xử lý các kết quả sau khi đã kiểm tra được quy định như sau:
– Nếu như sau khi kiểm tra, các đối tượng thực hiện đúng quy định pháp luật: đội quản lý thị trường lập biên bản kiểm tra ghi rõ nội dung chấp hành đúng quy định của cá nhân, tổ chức đó,
– Nếu như sau khi kiểm tra, các đối tượng thực hiện hành vi vi phạm pháp luật: đội quản lý thị trường lập biên bản vi phạm hành chính và đồng thời thực hiện xử phạt vi phạm theo quy định của pháp luật.
– Nếu như sau khi kiểm tra, hành vi của đối tượng có dấu hiệu tội phạm: chuyển hồ sơ, tang vật, phương tiện vi phạm cho cơ quan điều tra có thẩm quyền để xử lý theo quy định của pháp luật.
– Nếu như sau khi kiểm tra, hành vi của đối tượng có dấu hiệu vi phạm pháp luật nhưng hiện chưa có đủ các căn cứ để kết luận về hành vi đó thì đội quản lý thị trường sẽ phải thực hiện thẩm tra, xác minh để xem xét, kết luận về vụ việc, cụ thể:
+ Thời hạn thẩm tra, xác minh: không được quá 10 ngày.
Trường hợp vụ việc kiểm tra có nhiều nội dung cần thẩm tra, xác minh thì thời gian sẽ được kéo dài, tuy nhiên không được quá 25 ngày tính từ ngày kết thúc việc kiểm tra.
+ Trường hợp vụ việc nào cần chờ kết quả giám định, kiểm định hoặc ý kiến chuyên môn: thời gian xác minh, thẩm tra sẽ được gia hạn nhưng không được phép quá 40 ngày tính từ ngày kết thúc việc kiểm tra.
+ Người ban hành quyết định kiểm tra sẽ phải ra quyết định bằng văn bản nếu như kéo dài hoặc gia hạn thời hạn thẩm tra, xác minh.
+ Nếu như sau khi xem xét cá nhân hoặc tổ chức không có hành vi vi phạm thì khi đó phải thông báo cho cá nhân, tổ chức đó được biết. Thời hạn thông báo là trong vòng 03 ngày làm việc từ khi có kết luận.
2. Lực lượng quản lý thị trường có nhiệm vụ và quyền hạn gì?
Căn cứ Điều 8
– Thực hiện kiểm tra việc chấp hành pháp luật của cá nhân hoặc tổ chức trong phạm vi kiểm tra.
– Thực hiện xử lý vi phạm hành chính (nếu có) sau khi kiểm tra.
– Thực hiện thanh tra chuyên ngành.
– Thực hiện thu thập các chứng cứ, tài liệu và lấy mẫu sản phẩm hàng hóa, phương tiện, tang vật có dấu hiệu vi phạm.
– Thực hiện trưng cầu giám định, kiểm nghiệm mẫu vật là hàng hóa, tài liệu, giấy tờ, vật chứng liên quan đến vi phạm pháp luật của tổ chức, cá nhân.
– Thực hiện tuyên truyền, phổ biến cũng như hướng dẫn thực hiện pháp luật với các cá nhân, tổ chức.
– Được áp dụng các biện pháp nghiệp vụ phục vụ hoạt động kiểm tra, thanh tra chuyên ngành và xử lý vi phạm hành chính.
– Tổ chức thu thập thông tin, phân tích, đánh giá, dự báo tình hình để tham mưu, đề xuất với cấp có thẩm quyền áp dụng các biện pháp phòng ngừa, đấu tranh đối với các hành vi vi phạm pháp luật.
– Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, tổ chức và cá nhân trong hoạt động kiểm tra, thanh tra chuyên ngành, xử lý vi phạm hành chính.
– Thực hiện xây dựng cơ sở dữ liệu về quản lý địa bàn, kết quả kiểm tra, thanh tra chuyên ngành, xử lý vi phạm hành chính và cơ sở dữ liệu khác phục vụ hoạt động của lực lượng Quản lý thị trường.
– Tiến hành tổng cơ sở dữ liệu về quản lý địa bàn, kết quả kiểm tra, thanh tra chuyên ngành, xử lý vi phạm hành chính và cơ sở dữ liệu khác phục vụ hoạt động của lực lượng Quản lý thị trường.
– Tham mưu giúp Bộ trưởng Bộ Công Thương thực hiện các nội dung quản lý nhà nước theo quy định.
3. Thẩm quyền ban hành quyết định kiểm tra trong lĩnh vực quản lý thị trường:
Theo quy định tại Điều 21 Văn bản hợp nhất số 03/VBHN-VPQH quy định thẩm quyền ban hành quyết định kiểm tra trong lĩnh vực quản lý thị trường bao gồm:
– Người đứng đầu cơ quan quản lý thị trường có thẩm quyền theo quy định.
– Người đứng đầu cơ quan Quản lý thị trường ban hành quyết định kiểm tra được giao quyền cho cấp phó của mình thực hiện thẩm quyền ban hành quyết định kiểm tra, cụ thể phải tuân thủ theo quy định sau:
+ Thực hiện thường xuyên hoặc theo từng vụ việc kiểm tra mà Người đứng đầu cơ quan Quản lý thị trường ban hành quyết định kiểm tra được giao quyền cho cấp phó của mình thực hiện.
+ Người đứng đầu cơ quan Quản lý thị trường ban hành quyết định kiểm tra được giao quyền cho cấp phó của mình thực hiện phải thể hiện bằng văn bản. Nội dung của văn bản quy định cụ thể về phạm vi, nội dung, trách nhiệm và thời hạn giao quyền.
+ Người được giao quyền ban hành quyết định kiểm tra sẽ phải chịu trách nhiệm đối với quyết định kiểm tra đó của mình trước cấp trưởng và trước pháp luật. Người được giao quyền không được giao quyền, ủy quyền cho bất kỳ người nào khác.
Lưu ý: với trường hợp người đứng đầu cơ quan quản lý thị trường và cấp phó ban hành quyết định kiểm tra sẽ không được ban hành quyết định kiểm tra hoặc giao, nhận thẩm quyền ban hành quyết định kiểm tra nếu như không có thẻ kiểm tra thị trường hoặc đang trong thời gian bị tạm đình chỉ sử dụng thẻ kiểm tra thị trường hoặc bị thu hồi thẻ kiểm tra thị trường.
Việc ban hành quyết định kiểm tra này sẽ phải dựa trên các căn cứ như:
+ Kế hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
+ Khi có được thông tin về các hành vi vi phạm pháp luật hoặc các dấu hiệu vi phạm của cá nhân, tổ chức từ các kênh như thông tin đại chúng; từ đơn thư khiếu nại, tố cáo hoặc tin báo của tổ chức, cá nhân; từ đơn yêu cầu kiểm tra, xử lý vi phạm của tổ chức, cá nhân hoặc trên cơ sở đề xuất kiểm tra của công chức đang thi hành công vụ hoặc có yêu cầu kiểm tra của cơ quan bằng văn bản thì lực lượng quản lý thị trường sẽ được quyền ban hành quyết định kiểm tra đột xuất.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
Văn bản hợp nhất số 03/VBHN-VPQH 2019 Pháp lệnh quản lý thị trường.
Thông tư số 27/2020/TT-BCT quy định về nội dung, trình tự, thủ tục hoạt động kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính và thực hiện các biện pháp nghiệp vụ của lực lượng quản lý thị trường.