Quản lý tài chính đối với việc xử lý bưu gửi không có người nhận. Hoàn thuế và phát hành hóa đơn.
Quản lý tài chính đối với việc xử lý bưu gửi không có người nhận. Hoàn thuế và phát hành hóa đơn.
Hiện nay, việc sử dụng dịch vụ gửi, nhận bưu phẩm diễn ra khá phổ biển, song trên thực tế, vẫn có nhiều trường hợp bưu gửi nhưng không có người nhận. Vậy vấn đề đặt ra là bưu gửi này được xử lý như thế nào và việc uản lý tài chính đối với việc xử lý bưu gửi không có người nhận thực hiện ra sao? Thông tư liên tịch 18/2015/TTLT-BTTTT-BTC hướng dẫn xử lý bưu gửi không có người nhận quy định về quản lý tìa chính đối với việc xử lý bưu gửi không có người nhận như sau:
Thứ nhất, hòan thuế
Theo quy định của Thông tư này, doanh nghiệp được hoàn các khoản thuế đã nộp thay cho người sử dụng dịch vụ đối với bưu gửi được xác định là không có người nhận.Và việc hoàn thuế thực hiện theo quy định của pháp luật có liên quan.
Thứ hai, phát hành hóa đơn bán hàng
Trường hợp bán vật phẩm, hàng hóa giao cho doanh nghiệp các vật phẩm, hàng hóa trong bưu gửi không có người nhận để bán, tiêu hủy, làm từ thiện hoặc xử lý theo hình thức khác thì doanh nghiệp phát hành hóa đơn cho người mua và ghi rõ “Bán vật phẩm, hàng hóa trong bưu gửi không có người nhận”.
Thứ ba, quản lý thu, chi tài chính đối với doanh nghiệp
– Số tiền thu được từ việc xử lý bưu gửi không có người nhận gồm:
+ Tiền trong bưu gửi không có người nhận đối với trường hợp giao cho doanh nghiệp tiền có giá trị lưu hành trong bưu gửi không có người nhận để hạch toán theo quy định của pháp luật
+ Tiền bán vật phẩm, hàng hóa trong bưu gửi không có người nhận, tiền thu được từ các hình thức xử lý khác quy định
>>> Luật sư tư vấn pháp luật hành chính qua tổng đài: 1900.6568
– Những khoản mục chi để xử lý bưu gửi không có người nhận gồm:
+ Chi cho việc bán vật phẩm, hàng hóa trong trường hợp Giao cho doanh nghiệp các vật phẩm, hàng hóa trong bưu gửi không có người nhận để bán, tiêu hủy, làm từ thiện hoặc xử lý theo hình thức khác bao gồm: chi giám định chất lượng, xác định giá trị của vật phẩm, hàng hóa; chi phí liên quan đến việc thông tin bán vật phẩm, hàng hóa; chi tổ chức bán vật phẩm, hàng hóa (nếu có);
+ Chi phí cho việc xử lý vật phẩm, hàng hóa theo các hình thức khác
+ Chi cho các thành viên của Hội đồng trong quá trình xử lý bưu gửi không có người nhận do doanh nghiệp quyết định nhưng phải phù hợp với quy định của Nhà nước và hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
– Chênh lệch thu chi trong quá trình xử lý bưu gửi không có người nhận:
+ Chênh lệch giữa số tiền thu được lớn hơn số tiền chi cho việc xử lý bưu gửi không có người nhận thì doanh nghiệp xác định vào thu nhập;
+ Chênh lệch giữa số tiền thu được nhỏ hơn số tiền chi cho việc xử lý bưu gửi không có người nhận thì doanh nghiệp xác định vào chi phí trong năm.