Quản lý hoạt động đường thủy nội địa là một trong những trách nhiệm quan trọng của cơ quan Nhà nước. Bài viết dưới đây sẽ làm rõ trách nhiệm phối hợp quản lý hoạt động đường thủy nội địa như sau:
Mục lục bài viết
- 1 1. Thế nào là hoạt động giao thông đường thủy nội địa?
- 2 2. Trách nhiệm phối hợp quản lý hoạt động đường thủy nội địa:
- 3 3. Bộ giao thông vận tải có trách nhiệm gì trong quản lý hoạt động đường thủy nội địa?
- 4 4. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm gì trong việc quản lý hoạt động đường thủy nội địa?
- 5 5. Nguyên tắc hoạt động giao thông đường thủy nội địa:
1. Thế nào là hoạt động giao thông đường thủy nội địa?
Căn cứ khoản 1 Điều 3 Văn bản hợp nhất số 16/VBHN-VPQH 2019 Luật giao thông đường thủy nội địa quy định hoạt động giao thông đường thủy nội địa bao gồm các hoạt động sau:
– Hoạt động của người, phương tiện tham gia giao thông vận tải trên đường thủy nội địa.
– Hoạt động tìm kiếm, cứu nạn, cứu hộ giao thông đường thủy nội địa.
– Hoạt động quản lý nhà nước về giao thông đường thủy nội địa.
– Hoạt động quy hoạch kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa, xây dựng, khai thác, bảo vệ kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa.
2. Trách nhiệm phối hợp quản lý hoạt động đường thủy nội địa:
– Các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành về đường thủy nội địa và tại cảng, bến thủy nội địa, khu neo đậu phải có trách nhiệm phối việc trong việc thực hiện các nhiệm vụ cũng như tuân thủ theo các quy định của pháp luật để nhằm mục đích bảo đảm an toàn, an ninh và hiệu quả.
– Phải được trao đổi và thống nhất để đưa ra các phương án giải quyết đối với các vướng mắc phát sinh liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành khác.
Phải tiến hành thông báo cho Cục Đường thủy nội địa Việt Nam, Cục Hàng hải Việt Nam, Cục Cảnh sát giao thông, Sở Giao thông vận tải biết để giải quyết theo quy định của pháp luật nếu như các bên không thống nhất phương án với nhau.
– Tại cảng thủy nội địa tiếp nhận phương tiện thủy nước ngoài, trách nhiệm phối hợp hoạt động quản lý như sau:
+ Tiến hành phối hợp chặt chẽ giải quyết kịp thời, đúng pháp luật các thủ tục liên quan đến phương tiện, hàng hóa, hành khách, thuyền viên khi hoạt động tại cảng thủy nội địa theo đúng quy định.
+ Khi hoạt động tại cảng thủy nội địa phải thực hiện thông báo cho Cảng vụ biết kết quả giải quyết thủ tục liên quan đến phương tiện, hàng hóa, thuyền viên, hành khách.
+ Trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành tại cảng thủy nội địa tiếp nhận phương tiện thủy nước ngoài khi thực hiện nhiệm vụ phải thực hiện theo đúng các quy định; tuyệt đối tránh gây phiền hà, làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của doanh nghiệp, chủ tàu, chủ hàng, phương tiện và các tổ chức, cá nhân khác trong khu vực cảng thủy nội địa.
+ Cảng vụ có trách nhiệm chủ trì tổ chức phối hợp hoạt động giữa các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành tại cảng thủy nội địa tiếp nhận phương tiện thủy nước ngoài.
+ Cảng vụ thực hiện trao đổi với các cơ quan, doanh nghiệp thống nhất việc giải quyết những vướng mắc phát sinh trong hoạt động đường thủy nội địa tại vùng nước cảng thủy nội địa do mình phụ trách.
+ Yêu cầu các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành khai thác tại cảng thủy nội địa thực hiện thông báo kết quả làm thủ tục.
+ Yêu cầu người khai thác cảng thủy nội địa, chủ phương tiện, thuyền trưởng và các cơ quan, tổ chức liên quan khác cung cấp số liệu, thông tin về hoạt động đường thủy nội địa tại cảng thủy nội địa.
– Thỏa thuận việc xây dựng, thiết lập công trình, công bố hoạt động công trình thuộc kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa.
– Thỏa thuận xây dựng, thiết lập công trình không thuộc kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa.
– Chấp thuận phương án bảo đảm giao thông.
– Về những vấn đề liên quan đến đường thủy nội địa, quốc phòng, an ninh cấp giấy phép, cho ý kiến.
Nếu như không đồng ý phải có lý do và văn bản trả lời.
3. Bộ giao thông vận tải có trách nhiệm gì trong quản lý hoạt động đường thủy nội địa?
– Thực hiện công bố danh mục cảng thủy nội địa 03 năm/lần.
– Thực hiện chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức thực hiện quy định tại Nghị định số 08/2021/NĐ-CP.
– Thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động giao thông đường thủy nội địa trong phạm vi cả nước.
– Thực hiện công bố tuyến hoạt động của phương tiện thủy nội địa mang cấp VR-SB.
– Chỉ đạo Cục Đường thủy nội địa Việt Nam tổ chức thực hiện các công việc sau:
+ Lập mẫu báo cáo, hướng dẫn thực hiện báo cáo về quản lý hoạt động khai thác, bảo trì kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa.
+ Lập mẫu báo cáo, hướng dẫn thực hiện báo cáo về quản lý hoạt động cảng, bến thủy nội địa, khu neo đậu.
+ Thực hiện xây dựng cơ sở dữ liệu để quản lý luồng, cảng, bến thủy nội địa, khu neo đậu.
+ Trên cơ sở báo cáo tổng hợp của Sở Giao thông vận tải, hằng năm thực hiện công bố danh mục bến thủy nội địa, khu neo đậu.
+ Tiến hành kiểm tra, hướng dẫn việc thực hiện quy hoạch, quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa trên đường thủy nội địa quốc gia, đường thủy nội địa chuyên dùng nối với đường thủy nội địa quốc gia.
+ Thực hiện xây dựng cơ sở dữ liệu để quản lý các phương tiện ra, vào cảng, bến thủy nội địa, khu neo đậu trong phạm vi cả nước.
– Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.
4. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm gì trong việc quản lý hoạt động đường thủy nội địa?
Theo Điều 64 Nghị định số 08/2021/NĐ-CP quy định trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh như sau:
– Ưu tiên bố trí đất xây dựng cảng, bến thủy nội địa bảo đảm ổn định.
– Thực hiện chỉ đạo các cơ quan tham mưu tạo điều kiện để các tổ chức, cá nhân có nhu cầu xây dựng, kinh doanh cảng, bến thủy nội địa được giao đất, cho thuê đất.
– Trên địa bàn chưa được đầu tư xây dựng, công bố mở luồng mà có hoạt động vận tải nhằm bảo đảm trật tự, an toàn giao thông thì thực hiện tổ chức quản lý đối với sông, kênh, hồ, đầm, phá.
– Đối với pháp luật về giao thông đường thủy nội địa phải có chính sách tuyên truyền, phổ biến, giáo dục.
– Thực hiện chỉ đạo , tổ chức quản lý nhà nước chuyên ngành về giao thông vận tải đường thủy nội địa tại cảng, bến thủy nội địa, khu neo đậu trên đường thủy nội địa địa phương, đường thủy nội địa chuyên dùng nối với đường thủy nội địa địa phương.
– Thực hiện chỉ đạo, hướng dẫn Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã tiến hành:
+ Tổ chức quản lý, khai thác bến khách ngang sông.
+ Bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường thủy nội địa và chịu trách nhiệm về trật tự, an toàn giao thông đường thủy nội địa tại địa phương.
+ Thực hiện các biện pháp bảo vệ kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa, chống lấn, chiếm hành lang bảo vệ luồng.
– Thực hiện chỉ đạo Sở Giao thông vận tải thực hiện:
+ Lập danh bạ luồng địa phương, luồng chuyên dùng nối với luồng địa phương, cảng, bến thủy nội địa, khu neo đậu thuộc phạm vi quản lý, bến khách ngang sông trên địa bàn địa phương.
+ Thực hiện báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Cục Đường thủy nội địa Việt Nam danh bạ đã lập trên.
+ Thực hiện tổ chức thực hiện quản lý nhà nước tại cảng, bến thủy nội địa, khu neo đậu thuộc phạm vi trách nhiệm.
– Tiến hành tổ chức lực lượng Thanh tra giao thông thanh tra, kiểm tra việc chấp hành quy định về hoạt động đường thủy nội địa thuộc phạm vi thẩm quyền.
– Trong phạm vi trách nhiêm được giao phải tiến hành kiểm tra, hướng dẫn việc thực hiện quy hoạch, quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa.
5. Nguyên tắc hoạt động giao thông đường thủy nội địa:
Theo Điều 4 Văn bản hợp nhất số 16/VBHN-VPQH 2019, hoạt động giao thông đường thủy nội địa phải tuân thủ các nguyên tắc sau:
– Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường thủy nội địa.
– Bảo đảm thông suốt, trật tự, an toàn cho người, phương tiện, tài sản và bảo vệ môi trường.
– Bảo đảm phục vụ phát triển kinh tế – xã hội và góp phần bảo đảm quốc phòng, an ninh, bảo vệ chủ quyền và lợi ích quốc gia.
– Phù hợp với quy hoạch kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa khi thực hiện chính sách phát triển giao thông đường thủy nội địa.
– Thực hiện việc quản lý hoạt động giao thông đường thủy nội địa trên cơ sở phân công, phân cấp trách nhiệm, quyền hạn rõ ràng, đồng thời có sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ, ngành và chính quyền các cấp.
– Thực hiện chính sách phát triển vận tải đường thủy nội địa phải kết nối đồng bộ với các phương thức vận tải khác.
– Thực hiện phát triển kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa trên cơ sở đồng bộ về luồng, tuyến, cảng, bến, công nghệ quản lý, xếp dỡ hàng hóa.
– Phát triển kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa phải đảm bảo an toàn giao thông, phòng, chống thiên tai, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu.
CÁC VĂN BẢN PHÁP LUẬT ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG BÀI VIẾT:
Văn bản hợp nhất số 16/VBHN-VPQH 2019 Luật giao thông đường thủy nội địa.
Nghị định số 08/2021/NĐ-CP quy định về quản lý hoạt động đường thủy nội địa.