Như chúng ta đã biết, chất thải rắn trong sinh hoạt nếu không được xử lý, quản lý kịp thời và đúng trình tự, thủ tục theo quy trình, tiêu chuẩn thì sẽ gây ra những hậu quả vô cùng nghiêm trọng và ảnh hưởng nặng nề đến môi trường xung quanh cũng như cuộc sống, sức khỏa của con người. Quản lý chất thải là gì?
Mục lục bài viết
1. Quản lý chất thải là gì?
– Theo đó, chất thải là nguồn chính gây ô nhiễm môi trường, do vậy, quản lí chất thải là một trong những hình thức quan trọng nhất để kiểm soát ô nhiễm. Chất thải có thể được nhận biết dưới các dạng sau đây:
– Căn cứ vào tính chất của chất thải, chất thải được chia thành: chất thải lỏng, chất thải khí, chất thải rắn, chất thải ở dạng mùi, chất phóng xạ và các dạng hỗn hợp khác.
– Căn cứ vào nguồn phát sinh chất thải, chất thải được chia thành: chất thải sinh hoạt, chất thải công nghiệp, chất thải y tế.
– Căn cứ vào mức độ tác động của chất thải tới môi trường xung quanh, chất thải được chia thành: chất thải thông thường và chất thải nguy hại, trong đó chất thải nguy hại là chất thải chứa yếu tố độc hại, phóng xạ, lây nhiễm, dễ cháy, dễ nổ, gây ăn mòn, gây ngộ độc hoặc có đặc tính nguy hại khác (khoản 13 Điều 3
2. Các hành vi xả thải bị nghiêm cấm:
Pháp luật môi trường hiện hành nghiêm cấm các hành vi xả thải các loại chất thải sau đây (Điều 7 Luật bảo vệ môi trường năm 2014):
+ Chôn lấp chất độc, chất phóng xạ, chất thải và chất nguy hại khác không đúng quy trình kĩ thuật về bảo vệ môi trường.
+ Thải chất thải chưa được xử lý đạt quy chuẩn kĩ thuật môi trường; các chất độc, chất phóng xạ và chất nguy hại khác vào đất, nguồn nước và khó khăn.
+ Thải khói, bụi, khí có chất hoặc mùi độc hại vào không khí; phát tán bức xạ, phóng xạ, các chất ion hoá vượt quá quy chuẩn môi trường.
+ Gây tiếng ồn, độ rung vượt quá quy chuẩn kĩ thuật môi trường.
+ Nhập khẩu, quá cảnh chất thải từ nước ngoài dưới mọi hình thức.
– Hiện nay có 2 cách tiếp cận phổ biến được áp dụng trong quản lý chất thải là quản lý chất thải ở cuối đường ống sản xuất (còn gọi là quản lý chất thải ở cuối công đoạn sản xuất) và quản lý chất thải theo đường ống sản xuất (quản lí chất thải trong suốt quá trình sản xuất, dọc theo đường ống sản xuất). Ngoài ra, một số nước phát triển đã có cách tiếp cận mới trong quản lý chất thải, đó là quản lý chất thải nhấn mạnh vào khâu tiêu dùng. Cách này tập trung vào việc nâng cao nhận thức của người tiêu dùng (bao gồm cả các nhà sản xuất) để họ lựa chọn và đòi hỏi các sản phẩm được sản xuất ra phải đạt quy chuẩn, tiêu chuẩn môi trường, phải thân thiện với môi trường và bản thân người tiêu dùng cũng hành động thân thiện với môi trường trong tiêu dùng sản phẩm.
Luật bảo vệ môi trường năm 2014 đã có quy định mới, toàn diện về quản lý chất thải, theo đó chất thải phải được quản lý trong toàn bộ quá trình phát sinh, giảm thiểu, phân loại, thu gom, vận chuyển, tái sử dụng, tái chế và tiêu huỷ. Theo đó, chất thải thông thường có lẫn chất thải nguy hại vượt ngưỡng quy định mà không thể phân loại được thì phải quản lý theo quy định của pháp luật về chất thải nguy hại.
– Đối với chất thải có khả năng tái sử dụng, tái chế và thu hồi năng lượng phải được phân loại, theo Điều 86 Luật bảo vệ môi trường năm 2014 quy định thì chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ làm phát sinh chất thải có trách nhiệm giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế và thu hồi năng lượng từ chất thải hoặc chuyển giao cho cơ sở có chức năng phù hợp để tái sử dụng, tái chế và thu hồi năng lượng. Chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ phải thu hồi, xử lý sản phẩm thải bỏ. Người tiêu dùng có trách nhiệm chuyển sản phẩm thải bỏ đến nơi quy định.
– Ủy ban nhân dân các cấp, cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường có trách nhiệm tạo điều kiện thuận lợi để cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tổ chức việc thu gom sản phẩm thải bỏ. Đối với mỗi loại chất thải khác nhau, căn cứ vào sự tác động của chất thải đó đối với môi trường xung quanh, pháp luật có các quy định khác nhau về quản lí chất thải. Pháp luật môi trường Việt Nam có các quy định cụ thể về quản lí 2 loại chất thải: chất thải thông thường và chất thải nguy hại.
3. Quản lý chất thải rắn trong sinh hoạt:
Quản lý chất thải thông thường. Bên cạnh các quy định chung về trách nhiệm quản lý chất thải trước hết thuộc về chủ phát sinh chất thái (là những tổ chức, cá nhân có cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc hoạt động khác có phát sinh chất thải) hoặc bên tiếp nhận quản lý chất thải (là những tổ chức, cá nhân khác có đủ điều kiện và năng lực quản lý chất thải) theo hợp đồng chuyển giao trách nhiệm quản lý chất thải, pháp luật còn quy định riêng việc quản lí từng loại chất thải như sau:
– Quản lý chất thải rắn thông thường: Chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân phát sinh phát sinh chất thải rắn thông thường có trách nhiệm phân loại chất thải rắn thông thường tại nguồn để thuận lợi cho việc tái sử dụng, tái chế, thu hồi năng lượng và xử lý.
– Tại Điều 96 Luật bảo vệ môi trường năm 2014 quy định về chất thải rắn thông thường, theo đó chất thải rắn thông thường phải được thu gom, lưu giữ và vận chuyển đến nơi quy định bằng phương tiện, thiết bị chuyên dụng. Cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường có trách nhiệm tổ chức thu gom, lưu giữ và vận chuyển chất thải rắn thông thường trên địa bàn quản lý.
+ Tại Điều 97 Luật bảo vệ môi trường năm 2014 quy định về tái sử dụng, tái chế, thu hồi năng lượng và xử lý chất thải rắn thông thường, theo đó, tái sử dụng, tái chế, thu hồi năng lượng và xử lý chất thải rắn thông thường phải đáp ứng các yêu cầu như: chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có phát sinh chất thải rắn thông thường có trách nhiệm tái sử dụng, tái chế, thu hồi năng lượng và xử lý chất thải rắn thông thường. Đối với trường hợp đặc biệt, nếu không có khả năng tái sử dụng, tái chế, thu hồi năng lượng và xử lý chất thải rắn thông thường phải chuyển giao cho cơ sở có chức năng phù hợp để tái sử dụng, tái chế, thu hồi năng lượng và xử lý theo quy định của pháp luật.
+ Quản lý nước thải: Nước thải phải được thu gom, xử lý bảo đảm quy chuẩn kĩ thuật môi trường. Nước thải có yếu tố nguy hại vượt ngưỡng quy định phải được quản lý theo quy định về chất thải nguy hại. Theo đó, tại đô thị, khu dân cư tập trung phải có hệ thống thu gom riêng nước mưa và nước thải, đối với nước thải của cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ thì phải được thu gom, xử lý đạt quy chuẩn kĩ thuật môi trường. Trong trường hợp có bùn thải từ hệ thống xử lý nước thải được quản lý theo quy định của pháp luật về quản lý chất thải rắn; bùn thải có yếu tố nguy hại vượt ngưỡng quy định phải được quản lý theo quy định của pháp luật về quản lý chất thải nguy hại.
Pháp luật cũng quy định một số đối tượng nhất thiết phải có hệ thống xử lý nước thải, gồm:(1) Khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung; (2) khu, cụm công nghiệp làng nghề; cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ không liên thông với hệ thống xử lý nước thải tập trung. Theo đó, đối với hệ thống xử lý nước thải phải bảo đảm các yêu cầu mà pháp luật đã quy định như: (1) hệ thống xử lý nước thải đó phải có quy trình công nghệ phù hợp với loại hình nước thải cần xử lý, (2) hệ thống xử lý chất thải đó phải đủ công suất xử lý nước thải phù hợp với khối lượng nước thải phát sinh;( 3) hệ thống xử lý chất thải đó phải xử lý nước thải đạt quy chuẩn kĩ thuật môi trường; (4) cửa xả nước thải vào hệ thống tiêu thoát phải đặt ở vị trí thuận lợi cho việc kiểm tra, giám sát; phải được vận hành thường xuyên.
– Chủ quản lý hệ thống xử lý nước thải phải thực hiện quan trắc định kì nước thải trước và sau khi xử lý. Số liệu quan trắc được lưu giữ làm căn cứ để kiểm tra, giám sát hoạt động của hệ thống xử lý nước thải. Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có quy mô xả thải lớn và có nguy cơ tác hại đến môi trường phải tổ chức quan trắc môi trường nước thải tự động và chuyển số liệu cho cơ quan quản lí nhà nước có thẩm quyền theo quy định của Bộ tài nguyên và môi trường.
Các văn bản pháp luật có liên quan đến bài viết:
+