Dịch vụ karaoke là một loại hình giải trí ngày càng phát triển. Đối với những người đầu tư kinh doanh, họ thường thắc mắc rằng: Quán karaoke sẽ phải trang bị phòng cháy, chữa cháy như thế nào để phù hợp với quy định của pháp luật?
Mục lục bài viết
1. Quán karaoke phải trang bị phòng cháy, chữa cháy thế nào?
1.1. Kinh doanh dịch vụ karaoke được hiểu như thế nào?
Karaoke là hình thức hát theo bài nhạc đệm có sẵn với lại được chạy trên màn hình. Thông thường thì một bài hát sẽ được ghi âm, sẽ bao gồm phần nhạc đệm của các nhạc cụ và tiếng hát. Các bài hát chỉ có nhạc đệm mà không có tiếng hát sẽ được gọi là karaoke. Nhìn chung thì nguồn gốc của Karaoke có xuất xứ từ Nhật Bản, khi nói đến nước Nhật Bản không thể không nói đến quán bar, chơi đàn guitar hoặc chơi đàn piano truyền thống, vốn là địa bàn của làng giải trí chủ yếu của các doanh nhân Nhật Bản từ nhiều năm trở về trước. Trong các quán bar, khán giả được mai hoặc tình nguyện hát với nhạc đệm của piano. Từ đó karaoke bắt đầu hình thành tại thành phố Kore của Nhật Bản vào năm 1970.
Sự phát triển của dịch vụ trong các hoạt động giải trí trong nhà như quán bar, karaoke, vũ trường và phòng hát … là cần thiết. Sự vượt trội của video âm nhạc như một hình thái kinh doanh của ngành công nghiệp âm nhạc mang phong cách dân gian – hiện đại là điều kiện tiền phòng cho sự phát triển của dịch vụ Karaoke. Nhìn chung thì karaoke thật sự bùng phát khi công nghệ của đĩa lade và đĩa compact cho phép những bài hát thể hiện trên màn hình vi tính và tivi. Vì quyền lợi của các công ty âm nhạc, việc thương mại hóa kinh doanh karaoke là trung tâm tuyệt vời cho sự quảng cáo các bài nhạc và các ngôi sao. Karaoke ngày càng phát triển và có sự tiến bộ nhất định. Từ những ngày đầu ghi trên băng đĩa, karaoke được chuyển sang đĩa CD (campact disc), cuối cùng kết hợp với video, đồ họa nhạc với lời bài hát hiện trên màn hình nhắc cho những người không nhớ lời nhạc. Một ngành công nghiệp đã được mở ra xung quanh karaoke và các sản phẩm kĩ thuật đã được chuyển dụng để nâng cao trình diễn. Những dàn máy tại gia đình và các thư viện phần mềm được hoàn thiện, các phòng thu đã mở cửa cho khách khi có yêu cầu đến để thu âm giọng hát, đồng thời các cuộc thi hát được tổ chức ở nhiều nơi, karaoke ngày càng được biết đến và lan rộng ra nhiều quốc gia trong đó có Việt Nam. Việt Nam cũng đã sớm tiếp thu được nền văn hóa này và đến nay rất phát triển.
Nền văn hóa mà chúng ta đang xây dựng là nền văn hóa tiên tiến và đậm đà bản sắc dân tộc, mở rộng giao lưu với thế giới và tiếp thu có chọn lọc những tinh hoa văn hóa nhân loại, kết hợp hài hòa giữa truyền thống và hiện đại, dân tộc và quốc tế. Vì thế karaoke được tiếp nhận và ứng dụng trong đời sống và được xem như món ăn tinh thần của người Việt Nam. Nhiều ý kiến khác cho rằng, karaoke là một sinh hoạt văn hóa hiện đại. Vì thế cho nên theo quan điểm của tác giả, có thể kết luận rằng dịch vụ karaoke là loại hình kinh doanh dịch vụ văn hóa giải trí bằng âm nhạc không lời, nhằm mục đích phục vụ nhu cầu tinh thần của khách hàng và mang lại hiệu quả hoạt động kinh doanh dịch vụ. Nhìn chung thì dịch vụ karaoke sẽ phải đáp ứng những điều kiện nhất định theo quy định của pháp luật.
1.2. Quán karaoke phải trang bị phòng cháy, chữa cháy thế nào?
Theo quy định của pháp luật hiện nay cụ thể là tại thông tư 147/2020/TT-BCA của Bộ Công an bảo đảm an toàn phòng cháy, chữa cháy tại quán karaoke và vũ trường, thì đối với hệ thống kinh doanh dịch vụ karaoke, phải đáp ứng một số tiêu chuẩn về phòng cháy chữa cháy. Theo đó thì việc trang bị và bố trí phương tiện cho hệ thống phòng cháy chữa cháy tại các cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke phải đảm bảo các điều kiện và yêu cầu kỹ thuật, hệ thống báo cháy tự động … cụ thể như sau:
– Đối với hệ thống nước dùng đã chữa cháy trong nhà karaoke phải được lắp đặt với một dung tích phù hợp, đối với công trình mà có khối tích từ 1500 m3 trở lên hoặc tòa công trình đó có độ cao từ ba tầng trở lên, có kết cấu bố trí trong tầng hầm, thì phải được trang bị hệ thống họng nước chữa cháy bên trong của tòa nhà. Đồng thời thì họng nước chữa cháy này phải thường xuyên có nước và được duy trì với tần suất cao đảm bảo sẵn sàng cho mục đích chữa cháy;
– Đối với những công trình có diện tích từ 200 mét vuông trở lên hoặc công trình đó có khối tích từ 1.000 m3 trở lên phải trang bị hệ thống báo cháy tự động, ngoài ra thì hệ thống này phải bảo đảm yêu cầu kỹ thuật theo quy định của pháp luật về phòng cháy chữa cháy;
– Đối với các loại công trình kiên cố như nhà khung thép mái tôn có diện tích từ 1.200m2 trở lên, hoặc nhà cao đến 2 tầng có diện tích từ 3500 mét vuông trở lên, hoặc nhà cao từ 3 tầng trở lên, hoặc có công trình được bố trí bên trong tầng hầm, thì phải lắp đặt hệ thống chữa cháy tự động bằng nước Sprinkler, sao cho bảo đảm yêu cầu kỹ thuật theo quy định của pháp luật về phòng cháy chữa cháy;
– Đối với công trình không phụ thuộc quy mô xây dựng, thì phải trang bị tối thiểu 1 bình chữa cháy trong phạm vi 50 mét vuông, các loại bình đó có thể là, bình bột có khối lượng chất chữa cháy tối thiểu 6kg hoặc bình khí có khối lượng chất chữa cháy tối thiểu 6kg hoặc bình chữa cháy gốc nước có khối tích chất chữa cháy tối thiểu 6 lít;
– Đối với những công trình cao từ 25 mét trở lên và diện tích lớn hơn 50 mét vuông trên một tầng phải trang bị phương tiện cứu người cần thiết, đó là tối thiểu 1 bộ dây thoát hiểm tự cứu hoặc ống tụt, được đưa ra sử dụng trong trường hợp cần thiết;
– Ngoài ra, đối với tất cả các công trình nói chung, không phụ thuộc quy mô công trình lớn hay nhỏ, thì đều phải trang bị mặt nạ lọc độc tại tất cả các tầng nhà. Số lượng mặt nạ trên một tầng được tính toán theo số người có mặt đồng thời trong phòng có diện tích lớn nhất của tầng đó với định mức 1 chiếc mặt nạ lọc độc / người;
– Hệ thống chống tụ khói: bố trí, trang bị bảo đảm theo các quy định của pháp luật về phòng cháy chữa cháy, bên cạnh đó, cơ sở kinh doanh karaoke còn phải đảm bảo các điều kiện về khoảng cách an toàn phòng cháy chữa cháy và giao thông phục vụ cho quá trình chữa cháy.
2. Quán karaoke sẽ bị xử phạt như nào nếu không trang bị phòng cháy, chữa cháy?
Theo Điều 44 của Nghị định 144/2021/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình, nếu không đảm bảo về điều kiện phòng cháy chữa cháy, cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke sẽ bị xử phạt như sau:
Mức phạt | Hành vi |
100.000 đến 300.000 đồng hoặc cảnh cáo | – Che khuất, cản trở lối phương tiện chữa cháy. – Dùng phương tiện chữa cháy thông dụng không đảm bảo chất lượng. |
500.000 đến 1,5 triệu đồng | – Không kiểm tra, bảo dưỡng hệ thống, phương tiện phòng cháy chữa cháy định kỳ. – Làm mất, hỏng, mất tác dụng phương tiện chữa cháy. |
03 triệu đến 05 triệu đồng | – Sử dụng, lắp đặt phương tiện phòng cháy chữa cháy chưa kiểm định. – Dùng phương tiện chữa cháy dùng với mục đích khác. |
05 triệu đến 10 triệu đồng | – Không trang bị phương tiện chữa cháy thông dụng cho nhà, công tình có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy chữa cháy. – Làm mất, hỏng, mất tác dụng của hệ thống báo cháy, chữa cháy. – Tẩy xoá, sửa chữa nội dung giấy chứng nhận kiểm định phương tiện phòng cháy chữa cháy… |
15 triệu đến 25 triệu đồng | – Không lắp đặt hệ thống báo cháy, chữa cháy. |
3. Một số tiêu chuẩn và điều kiện kinh doanh quán karaoke:
Nhìn chung thì để được cấp giấy phép kinh doanh karaoke cần phải có một số điều kiện nhất định theo quy định của pháp luật, cụ thể như sau:
– Phòng karaoke phải đáp ứng điều kiện về diện tích sử dụng từ 20 mét vuông trở lên, không kể công trình phụ và đảm bảo điều kiện về cách âm, phải đảm bảo điều kiện về cháy nổ, tức là phòng cháy chữa cháy đáp ứng yêu cầu thì mới được đưa vào hoạt động;
– Cửa phòng karaoke phải là cửa kính không màu, khi đứng ở bên ngoài nhìn vào thì phải thấy toàn bộ phòng, nếu có khung thì không được quá 02 khung dọc và 03 khung ngang, diện tích khung 15% diện tích cửa;
– Không được đặt khóa hoặc chốt cửa bên trong hoặc đặt thiết bị báo động trong phòng, trừ khi được cơ quan có thẩm quyền cho phép;
– Phải đáp ứng yêu cầu về khoảng cách từ 200 mét trở lên đo theo đường giao thông từ cửa phòng đến cổng trường học, bệnh viện hoặc cơ sở tôn giáo, cơ quan hành chính nhà nước. Khoảng cách đó chỉ được áp dụng trong trường hợp các cơ sở trên hoạt động trước và chủ địa điểm đăng ký kinh doanh và đề nghị cấp giấy phép kinh doanh karaoke đăng ký sau;
– Phải phù hợp với quy hoạch về karaoke được cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiến hành phê duyệt và cấp phép. Âm thanh vang ra ngoài phòng karaoke không vượt quá qui định của nhà nước về tiêu chuẩn mức ồn tối đa cho phép được đo tại phía ngoài cửa sổ và cửa ra vào phòng karaoke;
– Phải đánh số thứ tự cho từng phòng, phải có giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế, văn bản thẩm duyệt thiết kế và chấp thuận kết quả nghiệm thu về phòng cháy chữa cháy.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Văn bản hợp nhất Luật Phòng cháy chữa cháy năm 2013;
– Nghị định 144/2021/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình;
– Thông tư 147/2020/TT-BCA của Bộ Công an bảo đảm an toàn phòng cháy, chữa cháy tại quán karaoke và vũ trường.