Các mối quan hệ trong xã hội đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy và phát triển xã hội. Bởi lẽ quan hệ xã hội được hình thành từ tương tác xã hội. Những tương tác này không phải là ngẫu nhiên, mà thường phải có mục đích, có hoạch định. Bài viết này sẽ tìm hiểu những vấn đề liên quan đến quan hệ xã hội.
Mục lục bài viết
1. Quan hệ xã hội là gì?
Quan hệ xã hội là những quan hệ giữa người với người xuất hiện trong quá trình con người hoạt động trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, đó là quá trình sản xuất và phân phối của cải vật chất, trong việc thỏa mãn các nhu cầu văn hóa, tinh thần cũng như trong việc bảo vệ lợi ích của xã hội.
Bao gồm : quan hệ vật chất và quan hệ tinh thần.
Quan hệ xã hội tồn tại khách quan và không lệ thuộc vào ý chí của con người
Quan hệ xã hội tiếng Anh là: “Social relation”.
2. Chủ thể của quan hệ xã hội:
Cấp độ vĩ mô
– Nhóm xã hội
– Tập đoàn
– Toàn bộ xã hội.
Các nhóm, tập đoàn lớn thường chiếm giữ những vị trí khác nhau trong xã hội. Do đó họ cũng có những quyền lực, cơ hội, thu nhập hoặc lối sống khác nhau. Những vị trí xã hội khác nhau, thu nhập khác nhau, lối sống khác nhau của các nhóm xã hội nhiều khi lại là tiền tố tạo ra các tương tác xã hội giữa các nhóm. Trên cơ sở đó hình thành những quan hệ xã hội giữa chúng.
Cùng ở cấp độ vĩ mô, quan hệ xã hội còn được thể hiện dưới dạng quan hệ giữa các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội: kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội.
Trong các quan hệ đó có tác động lẫn nhau, và quan hệ kinh tế đóng vai trò và vị trí đặc biệt quan trọng quyết định đến chính trị, văn hóa và xã hội.
Cấp độ vi mô
Cá nhân
-
xã hội, quan hệ xã hội của các cá nhân tạo thành một bộ phận khá quan trọng của toàn bộ quan hệ xã hội. Mọi quan hệ giữa các cá nhân được thiết lập nhờ những tương tác xã hội có tính chuẩn mực, ổn định, đều là những quan hệ xã hội.
Tuy vậy, những quan hệ này lại khác biệt nhau rất nhiều nếu xét theo nội dung hoặc tính xã hội của từng loại quan hệ. Nói cách khác, có những quan hệ mang nhiều tính xã hội trong khi có những loại quan hệ ít mang tính xã hội hơn.
3. Các loại quan hệ xã hội:
Trong các mối quan hệ xã hội có rất nhiều kiểu quan hệ xã hội như:
– Quan hệ giữa bạn bè với bạn bè, nó giúp cho chúng ta hiểu nhau hơn, và nó giúp chúng ta tìm ra được những điểm chung của nhau, từ đó đi đến những tình bạn tốt dẹp có thể gắn kết với chúng ta cả đời.
– Quan hệ giữa đồng nghiệp với đồng nghiệp trong cùng một công ty hoặc cùng một ngành nghề. Nó sẽ giúp bạn giải tỏa những khúc mắc trong công việc, cùng bạn hoàn thành nó một cách xuất sắc.
– Quan hệ giữa cấp trên và cấp dưới, quan hệ này sẽ giúp bạn trao đổi công việc dễ dàng hơn và tạo cho chúng ta cảm thấy thoải mái không có sự phân biệt giữa các cấp, tạo niềm tin cho chúng ta trong mọi hoàn cảnh.
Trong xã hội hiện tại có vô vàn các mối quan hệ, mối quan hệ nào cũng đều mang lại một lợi ích nhất định cho chúng ta. Chính vì vậy hãy cố gắng tạo dựng nhiều mối quan hệ tốt và mật thiết nó sẽ mang lại những lợi ích riêng cho chúng ta trong cuộc sống cũng như trong công việc.
Đối với một xã hội ngày càng đổi mới thì việc tạo dựng những mối quan hệ là điều không thể thiếu. Đó không chỉ là một kỹ năng trong cuộc sống và còn là một hành vi ứng xửa rất văn hóa. Các mối quan hệ xã hội, được xem như là những trang sách quý báu dẫn đường cho chúng ta đến với thành công trong cuộc sống thường ngày, hay cũng như trong công việc, nó đều có những lợi ích riêng đối với mỗi con người chúng ta.
4. Vai trò của quan hệ xã hội:
Trong cuộc sống, chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp và tham gia trực tiếp vào các mối quan hệ xã hội. Dù ở các lĩnh vực, quy mô khác nhau nhưng chúng có tác động không hề nhỏ tới các lĩnh vực trong đời sống của mỗi cá nhân, tổ chức hay thậm chí là một quốc gia. Từ đó có thể thấy quan hệ xã hội có vai trò quan trọng và không thể thiếu trong sự phát triển và tiến bộ của xã hội.
Xét trên phương diện cá nhân
– Mang lại sức mạnh tinh thần :
Mối quan hệ xã hội giúp chúng ta thoát khỏi cuộc sống nhàm chán khi có những người bạn buồn tẻ mà chúng ta không thực sự muốn liên lạc, đây là một trong những lí do chúng ta mất hứng thú trong mối quan hệ xã hội. Vấn đề không phải do đời sống xã hộ và những thứ mà đới sống xã hội cung cấp, mà do kiểu quan hệ xã hội do chúng ta hình thành. Khi bạn có vòng tròn bạn bè – những người bạn đánh giá cao về bạn – các tương tác xã hội trở nên rất thú vị. Đó là cách tương tác với người khác làm tăng thêm sự thú vị và niềm vui cho cuộc sống của bạn
– Sự thỏa mãn :
Con người là những sinh vật xã hội và tất cả đều có nhu cầu tương tác với người khác và xây dựng mối quan hệ xã hội. Nghiên cứu cho thấy rằng mối quan hệ bền vững, chất lượng cho dù nhỏ hay lớn đều đóng góp quan trọng đến hạnh phúc và sự thỏa mãn.
– Sự phát triển :
Các lý thuyết phát triển không chỉ nói về sự phát triển của chính bạn mà cả sự pháttriển mối quan hệ xã hội. Toàn bộ sự phát triển và thành công đang chịu ảnh hưởng lớn bởi những người trong vòng tròn xã hội của bạn. những người suy nghĩ tích cực hơn, luôn nhắm tới mục đích cao và luôn có những điều hữu ích mà bạn có thể học hỏi. Cuối cùng, điều này sẽ thúc đẩy sự phát triển cá nhân của bạn, sự nghiệp của bạn đồng thời kéo theo sự phát triển của toàn xã hộị. Như vậy với cá nhân, quan hệ xã hội đã tạo dựng, củng cố và phát triển hình ảnh, uy tín, ảnh hưởng, vai trò, quan hệ của họ với cộng đồng. Đặc biệt là những ngôi sao thể thao, ca nhạc, chính trị gia hay những cá nhân đang muốn tạo dựng và củng cố uy tín của mình trước cộng đồng thì quan hệ xã hội là vô cùng quan trọng.
– Với 1 tổ chức, quan hệ xã hội mang lại các lợi ích không hề nhỏ :
+ Xây dựng/tạo dựng và duy trì hình ảnh, uy tín cho tổ chức.
+ Xây dựng và quảng bá thương hiệu đối với cộng đồng. PR được đánh giá là phương tiện quan trọng và hiệu quả hàng đầu trong việc định vị và xây dựng thương hiệu cho các tổ chức, cá nhân.
+ Khuyến khích công chúng tham gia vào các hoạt động của tổ chức.
+ Khuyến khích và tạo động lực cho nhân viên/thành viên tích cực làm việc, đóng góp vì quyền lợi của tập thể.
+ Bảo vệ tổ chức trước các cơn khủng hoảng.
Vai trò của quan hệ xã hội không chỉ dừng lại ở việc thúc đẩy quá trình hoàn thiện của 1 cá nhân ,1 tổ chức, giúp dễ dàng hòa nhập vào vòng quay công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay mà còn góp phần vào công cuộc phát triển kinh tế- chính trị – xã hội của đất nước. Một đất nước không thể phát triển nếu không duy trì các mối quan hệ xã hội với các nước trong khu vực và trên thế giới. Hành động này có vai trò hết sức to lớn trong việc ổn định xã hội, tăng cường quan hệ ngoại giao, thúc đẩy quá trình hội nhập, mở ra những hướng đi mới, đưa đất nước vươn ra tầm quốc tế mà ở đó việc phát huy, củng cố các mối quan hệ sẽ mang lại nhiều lợi ích lâu dài cho cả hai phía.
Các mối quan hệ xã hội tạo nên sự thịnh vượng và phát triển của đất nước
– Về lĩnh vực xã hội:
Quan hệ xã hội giúp tạo sự khăng khít trong xã hội, tạo nên sự giao lưu về văn hóacũng như kinh tế của các quốc gia trong xã hội. tiếp thu những nền văn hóa tiến bộ, học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau. Tạo sự hội nhập giữa các quốc gia trên thế giới.
– Về lĩnh vực kinh tế:
Nền kinh tế được giao lưu, công nghệ khoa học tiến bộ, các công cụ sản xuất tiên tiến được áp dụng trong các ngành công nghiệp, xã hội ngày thêm lớn mạnh, cuộc sống người dân ngày càng cải thiện. Sự giao lưu về kinh tế nhằm giúp các nước đang phát triển, chậm phát triển ngày càng đi lên, sánh vai với các cường quốc lớn mạnh trên thế giới.
– Về lĩnh vực chính trị:
Quan hệ xã hội không phải là các quốc gia can thiệp vào chính trị của nhau mà là tạo sự hội nhập, tôn trọng lợi ích của nhau, cùng nhau vượt qua khó khăn, thách thức để góp phần xây dựng một thế giới hòa bình, hữu nghị, ổn định và phát triển thịnh vượng.
Có thể nói quan hệ xã hội góp một phần không nhỏ trong việc quyết định sự phát triển hay lạc hậu, sự tiến bộ hay tụt lùi của xã hội. Vì vậy có thể nói rằng vai trò của quan hệ xã hội là không thể thiếu trong xã hội ở mọi thời đại. Mỗi cá nhân, tổ chức cần biết duy trì, phát huy, bồi dưỡng những mối quan hệ xã hội tốt đẹp, nhằm bảo đảm lợi ích cá nhân, cộng đồng. Qua đó thúc đẩy sự tiến bộ của xã hội, sự phát triển toàn diện về mọi mặt của đất nước.