Hiện nay trong xã hội phát sinh nhiều mối quan hệ khác nhau trong đời sống giữa con người với nhau như quan hệ cha con, mẹ con, chị em, quan hệ đối tác, quan hệ làm ăn…Và quan hệ lao động được xem là mối quan hệ phát sinh nhiều nhất.
Mục lục bài viết
1. Quan hệ lao động là gì?
Quan hệ lao động được hiểu là những mối quan hệ cá nhân và tập thể giữa những người lao động và những người sử dụng lao động, tổ chức đại diện người sử dụng lao động, được xác lập trên cơ sở pháp luật lao động tại nơi làm việc và nảy sinh từ công việc, cơ chế xác lập và vận hành quan hệ lao động, thiết chế giải quyết tranh chấp lao động, thiết chế giải quyết tranh chấp lao động, vai trò của các bên trong quan hệ lao động.
Những mối quan hệ như thế xoay quanh các khía cạnh về luật pháp, kinh tế, xã hội học và tâm lý học, bao gồm cả những vấn đề như: tuyển dụng, lương, thưởng, thuê mướn, sắp xếp công việc, đào tạo, kỷ luật, thăng chức, buộc thôi việc, kết thúc hợp đồng, làm ngoài giờ, phân chia lợi nhuận, giáo dục, y tế, an toàn, giải trí, chỗ ở, giờ làm việc, nghỉ ngơi, nghỉ phép và các phúc lợi cho người thất nghiệp, ốm đau, tai nạn, tuổi cao và tàn tật.
2. Quan hệ pháp luật lao động là gì?
Quan hệ pháp luật lao động là các quan hệ phát sinh trong quá trình sử dụng sức lao động của người lao động ở các cơ quan Nhà nước, các tổ chức, các hợp tác xã, các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế và các gia đình hay cá nhân có thuê mướn lao động, được các quy phạm pháp luật lao động điều chỉnh.
Theo quy định của
Trong quan hệ lao động, chủ thể quan hệ lao động ngoài hai chủ thể chính là người sử dụng lao động và người lao động thì còn có nhiều chủ thể khác tương tác với nhau như: tổ chức đại diện người lao đông, người sử dụng lao động và tổ chức đại diện người sử dụng lao động, cơ quan nhà nước. Các chủ thể có mối quan hệ liên hệ mật thiết với nhau, hỗ trợ, bổ sung hoặc cưỡng chế bảo vệ lợi ích của người lao động.
Quan hệ pháp luật lao động được xác lập với mục đích chính là thể hiện sự ràng buộc trách nhiệm giữa người lao động làm công ăn lương với người sử dụng lao động trả lương. Đảm bảo chi trả lương, thưởng đúng như những gì đã cam kết, người sử dụng lao động phải đảm bảo trả lương và chế độ khác cho người lao động theo thỏa thuận trong
3. Đặc điểm của quan hệ pháp luật lao động:
Quan hệ lao động từ lâu đã được xem là yếu tố không thể thiếu trong nền kinh tế thị trường. Quan hệ lao động là mối quan hệ thể hiện tính chất kinh tế, vừa mang tính chất kinh tế, vừa mang tính chất xã hội, thứ hai, vừa thống nhất, vừa mâu thuẫn, thứ ba, vừa bình đẳng và vừa không bình đẳng, thứ tư, vừa mang tính chất cá nhân, vừa mang tính chất tập thể.
Quan hệ pháp luật lao động được thiết lập chủ yếu dựa trên cơ sở giao kết hợp đồng lao động. Các bên tham gia phải là người trực tiếp giao kết và thực hiện các quyền và nghĩa vụ đã thỏa thuận. Trong quan hệ pháp luật lao động, người lao động phải tự mình hoàn thành công việc được giao dựa trên trình độ chuyên môn sức khỏe của mình. Nếu không có sức khỏe và trình độ chuyên môn phù hợp với yêu cầu của công việc thì người lao động không thể giao kết hợp đồng lao động được.
Tại Việt Nam thì quan hệ lao động cũng mang các đặc trưng sau đây:
Thứ nhất, quan hệ lao động là mối quan hệ thể hiện tính chất kinh tế và vừa mang tính chất kinh tế. Việt Nam là một đất nước có nên kinh tế kế hoạch hóa tập trung, hiện nay là một nước phát triển theo xu thế thị trường của thế giới do vậy mức độ nhạn thức của mỗi chủ thể về quan hệ lao động còn ở mức độ khác nhau. Đặc biệt là nhận thức của người lao động về quan hệ lao động vẫn còn mờ nhạt và thường bị lạm dụng và khả năng thực hiện quyền tự thương lượng, thỏa thuận trong việc lựa chọn việc làm, nơi làm việc, các vấn đề liên quan đến lợi ích của người lao động còn hạn chế.
Thứ hai, thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam tuy đã được thiết lập để tạo hành lang, khung khổ pháp lý cho quan hệ lao động hình thành và phát triển, nhưng chưa được hoàn thiện, nhất là pháp luật về lao động và đặc biệt là quy định bảo vệ người lao động.
Theo như pháp luật lao động thì công việc hợp đồng lao động phải do người giao kết thực hiện, không được giao cho người khác nếu không có sự đồng ý của người sử dụng lao động. Những quy định về lương, thưởng và các vấn đề liên quan cũng được quan tâm rất nhiều. Trong quan hệ lao động, người sử dụng lao động có quyền tổ chức, quản lý, kiểm tra, giám sát quá trình hoạt động của người lao động. Khi tham gia quan hệ pháp luật lao động, người lao động phải thực hiện theo những quy định của mỗi chủ doanh nghiệp, người sử dụng lao động, bắt buộc người lao động phải thực hiện theo đúng như những gì được quy định trong quy chế lao động, nội quy lao động.
Thứ ba, quan hệ lao động ở nước ta được thiết lập và thực hiện trong tình trạng mất cân đối giữa cung và cầu lao động. Hiện nay, nước ta được đánh giá là một quốc gia có nguồn dân số trẻ và giàu nguồn lực lao động. Tỷ lệ người lao động trong độ tuổi lao động trẻ chiếm số lượng lớn. Chính vì vậy, lợi dụng việc người lao động không hiểu biết luật và lượng cung lớn nên nhiều người sử dụng lao động đã có hành vi chèn ép, bóc lột sức lao động của người lao động. Do đó, pháp luật lao độn nước ta luôn bảo vệ người lao động, sự lệ thuộc vào người sử dụng lao động phải bù lại bằng việc người lao động được hưởng tiền lương, tiền thưởng, phúc lợi về ăn uống, lễ, du lịch…cũng như các chế độ về bảo hiểm xã hội. Chính vì vậy, để có thể đảm bảo được lượng cung và cầu được cân đối thì bắt buộc Đảng và Nhà nước ta phải có những chính sách kinh tế, thu hút nhiều nhà đầu tư nước ngoài, từ đó tạo ra được nhiều công ăn việc làm cho người lao động.
4. Mục tiêu xây dựng quan hệ lao động:
Mục tiêu xây dựng quan hệ lao động chính là đạt được những giá trị mà Đảng và Nhà nước đặt ra, cũng như góp phần làm tăng hiệu quả năng suất, đẩy nên kinh tế phát triển. Theo đó, mục tiêu cuối cùng của việc xây dựng quan hệ lao động chính là tạo ra sự hài hòa, ổn định và tiến bộ, nhằm bảo đảm được lợi ích của ngươi sử dụng lao động cũng như người lao động.
Thứ nhất, tạo ra sự hài hòa trong quan hệ lao động chính là xử lý đúng đắn quan hệ giữa các bên trong quá trình lao động, tranh việc xảy ra xung đột, mâu thuẫn trong các hoạt động kinh doanh, lao động. Đặc biệt là các vấn đề liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ, nhất là lợi ích của đôi bên. Hài hòa trong quan hệ lao động còn được thể hiện qua việc các bên thực hiện đầy đủ các quyền và nghĩa vụ theo hợp đồng lao động cũng như phụ lục kèm theo nếu có. Đảm bảo đúng các quyền lợi theo đúng với quy định của pháp luật, không trái với đạo đức xã hội. Bên cạnh đó, việc hài hòa trong quan hệ lao động còn được thể hiện qua thái độ, cách thức giải quyết mâu thuẫn xảy ra. Các bên cùng nhau giải quyết mâu thuẫn, xung đột thông qua phương thức thương lượng, hòa giải để có thể đạt được những lợi ích mong muốn.
Thứ hai, mục đích của việc xây dựng quan hệ lao động chính là tăng tính ổn định, lâu dài. Ổn định ở đây được xem đến đó chính là công việc ổn định, tiền lương, thưởng có thể được ổn định hoặc cao hơn. Không có biến động xấu trong hoạt động kinh doanh, sản xuất, doanh thu. Duy trì được trạng thái cân bằng về lợi ích, giảm được những mâu thuẫn, xung đột lợi ích.
Thứ ba, tiến bộ trong công tác quản lý, năng suất lao động, doanh thu hằng quý, hằng năm. Trong quan hệ lao động là sự vận động phát triển theo hướng đi lên, không ngừng cải tiến và hoàng thiện. Người lao động và người sử dụng lao động luôn luôn hòa hợp với nhau tìm ra những giải pháp tiến bộ cho quá trình kinh doanh, gắn kết với nhau trong xu thế phát triển của đơn vị, doanh nghiệp. Quan hệ lao động chỉ đạt được hiệu quả khi mục tiêu và lợi ích các bên ngày càng thỏa mãn. Người sử dụng lao động quan tâm hơn đến cuộc sống vật chất, tinh thần của người lao động; xây dựng môi trường làm việc tốt hơn, ứng xử có văn hóa. Ngược lại, tập thể người lao động và công đoàn sẵn sàng chia sẻ những khó khăn với doanh nghiệp; người lao động làm việc với tinh thần trách nhiệm đạt năng suất, chất lượng, hiệu quả ngày càng cao.
5. Các hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực lao động:
Trong lĩnh vực nào cũng vậy việc nghiêm cấm các hành vi vi phạm là cần thiết để đảm bảo trật tự, kỷ luật và an toàn trong toàn bộ quá trình, trong lĩnh vực lao động cũng vậy, dưới đây là các hành vi nghiêm cấm trong lĩnh vực lao động
- Phân biệt đối xử trong lao động. Đây là hành vi thường được xuất hiện trong quan hệ lao động. Người sử dụng lao đồng có hành vi không công bằng trong công tác quản lý, chế độ lương thưởng, nghỉ lễ…
- Ngược đãi người lao động, cưỡng bức lao động. Dấu hiệu của hành vi này chính là người lao động thường bị người sử dụng lao động đối xử ngược đãi, giao những công việc nặng nhọc, thậm chí là có hành vi ép buộc, đánh đập…Vì vậy, pháp luật nước ta đã cấm hành vi này trong lĩnh vực lao động nhằm bảo vệ người lao động.
- Quấy rối tình dục tại nơi làm việc. Trên một số báo đài hằng ngày chúng ta thường hay thây xuất hiện những vụ việc người lao động nữ bị quấy rồi tình dục tại nơi làm việc. Những đối tượng thực hiện hành vi thông thường là những đồng nghiệp thậm chí là người sử dụng lao động.
- Lợi dụng danh nghĩa dạy nghề, tập nghề để trục lợi, bóc lột sức lao động hoặc lôi kéo, dụ dỗ, ép buộc người học nghề, người tập nghề vào hoạt động trái pháp luật.
- Sử dụng lao động chưa qua đào tạo hoặc chưa có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia đối với nghề, công việc phải sử dụng lao động đã được đào tạo hoặc phải có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia.
- Lôi kéo, dụ dỗ, hứa hẹn, quảng cáo gian dối hoặc thủ đoạn khác để lừa gạt người lao động hoặc để tuyển dụng người lao động với mục đích mua bán người, bóc lột, cưỡng bức lao động hoặc lợi dụng dịch vụ việc làm, hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng để thực hiện hành vi trái pháp luật.
- Sử dụng lao động chưa thành niên trái pháp luật. Hiện nay, nhiều người sử dụng lao động vì mục đích thiếu nguồn lao động hoặc xuất phát từ lợi ích cá nhân mà sử dụng người lao động chưa thành niên để thực hiện công việc. Những trường hợp này thường hay thấy tại các tỉnh, thành phố có số lượng lao động ít, hoặc các vùng quê nghèo.
Căn cứ pháp lý: