Trong mọi nền sản xuất, đất đai giữ vị trí đặc biệt quan trọng. Đất đai là điều kiện vật chất mà mọi sản xuất và sinh hoạt đều cần tới. Ở Việt Nam, chế độ quốc hữu hóa đất đai được thể hiện rất rõ qua các giai đoạn. Cùng bài viết tìm hiểu quốc hữu hóa đất đai là gì? Quá trình quốc hữu hóa đất đai từ sau 1945.
Mục lục bài viết
1. Quốc hữu hóa đất đai là gì?
Quốc hữu hóa đất đai là chuyển đất đai thuộc các chủ sở hữu khác nhau thành sở hữu của Nhà nước. Ở nước ta, việc quốc hữu hoá đất đai được tiến hành từng bước phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của từng giai đoạn phát triển của đất nước. Đất đai ở Việt Nam là thuộc sở hữu toàn dân.
2. Quá trình quốc hữu hóa đất đai từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945:
2.1. Giai đoạn 1945-1954:
Ngay từ khi mới thành lập (03/2/1930), Đảng ta luôn luôn quan tâm đến vấn đề ruộng đất, coi việc giải quyết vấn đề ruộng đất là một nội dung quan trọng của cách mạng dân tộc, dân chủ.
Cương lĩnh chính trị của Đảng năm 1930 đã đề ra nhiệm vụ chiến lược của Cách mạng Việt Nam: “Đánh đổ đế quốc xâm lược giành độc lập dân tộc và xóa bỏ chế độ phong kiến giành ruộng đất cho nông dân ”. Cách mạng Tháng Tám 1945 thành công, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời đánh đấu một kỷ nguyên mới độc lập cho dân tộc, tự do hạnh phúc cho nhân dân. Điều này đã đặt nền móng cho chính sách ruộng đất của Nhà nước dân chủ nhân dân.
Sau khi Cách mạng Tháng Tám thành công, Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã ban hành sắc lệnh giảm tô, tịch thu ruộng đất của thực dân Pháp, Việt gian phản động chia cho nông dân nghèo, chia lại công điền công thổ. Ngày 20/10/1945 Chính phủ ra sắc lệnh giảm tô 25%. Ngày 26/10/1945 Chính phủ ra Nghị định giảm thuế 20%. Năm 1946 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh về giảm tô, bãi bỏ thuế thổ trạch ở thôn quê.
2.2. Tiến hành cải cách ruộng đất:
Hội nghị lần thứ Năm Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa II (tháng 11/1953) đã thông qua cương lĩnh ruộng đất. Luật Cải cách ruộng đất đã được Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa thông qua ngày 4/10/1953. Theo quy định của Luật Cải cách ruộng đất, ruộng đất được chia cho nông dân theo nguyên tắc: “thiếu nhiều chia nhiều, thiếu ít chia ít, không thiếu không chia; chia trên cơ sở nguyên canh, rút nhiều bù ít, rút tốt bù xấu, rút gần bù xa; chia theo nhân khẩu chứ không chia theo lao động; lấy số diện tích bình quân và sản lượng bình quân ở địa phương làm tiêu chuẩn để chia; chia theo đơn vị xã, xong nếu xã ít người, nhiều ruộng thì thì có thể san sẻ một phần cho xã khác ít ruộng, nhiều người, sau khi chia đủ cho nông dân trong xã” (Luật ‘Cải cách ruộng đất’ năm 1953).
Trong điều kiện kháng chiến Cải cách ruộng đất đã tiến hành 5 đợt giảm tô và bắt đầu đợt 1ở 53 xã thuộc vùng tự do ở các tỉnh: Thái Nguyên, Bắc Giang, Thanh Hóa. Cải cách ruộng đất đã làm thay chế độ sở hữu ruộng đất phong kiến tồn tại hàng ngàn năm ở nước ta, tạo động lực thực hiện “kháng chiến, kiến quốc” thành công, đồng thời đặt nền tảng cho các chính sách phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn trong các giai đoạn tiếp theo.
2.3. Giai đoạn 1955 – 1975:
– Tháng 9/1954 Bộ Chính trị ra quyết định thực hiện hoàn thành cải cách ruộng đất và Kế hoạch 3 năm khôi phục kinh tế (1955 – 1957). Tháng 5/1955 Quốc Hội ban hành 8 chính sách khuyến khích sản xuất nông nghiệp nhằm khôi phục kinh tế sau chiến tranh (khi chiến tranh kết thúc 140.000 ha ruộng đất bị bỏ hoang hóa; 200.000 ha không có nước tưới);
– Kết quả thực hiện cải cách ruộng đất (ở miền Bắc): 810.000 ha ruộng đất (trong đó ruộng đất của thực dân Pháp 30.000 ha, của địa chủ 380.000 ha, của nhà chung 24.000 ha và đất công điền công thổ 375.000 ha).
– Những năm 1960, miền Bắc thực hiện phong trào “hợp tác hóa” vận động người dân đóng góp ruộng đất và các tư liệu sản suất khác vào làm ăn tập thể trong các hợp tác xã, tập đoàn sản xuất. Quá trình hợp tác hóa nông nghiệp đã diễn ra nhanh chóng, với sự tập trung cao độ ruộng đất.
Trong cuốn ‘Một số vấn đề về sở hữu ở nước ta hiện nay’ được giới thiệu ở trên, trang 176 có viết: “Mặc dù
Nghị quyết 24 – Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa III tháng 9/1975 đã xác định chủ trương: “Triệt để xóa bỏ tàn dư chế độ thực dân phong kiến về ruộng đất” với phương hướng: “Kết hợp chặt chẽ giữa cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với nông nghiệp với xây dựng nền nông nghiệp lớn xã hội chủ nghĩa, một mặt xây dựng các nông trường quốc doanh… mặt khác phải thực hiện hợp tác hóa nông nghiệp, làm từng bước tích cực, vững chắc”.
2.4. Giai đoạn 1976 – 1985:
– Thực hiện Chỉ thị 57/CT-TƯ ngày 14/3/1978 Bộ Chính Trị “về việc nắm vững và đẩy mạnh công tác cải tạo nông nghiệp miền Nam” và Chỉ thị 43 CT-TƯ ngày 15/11/1978 Bộ Chính Trị “về việc xóa bỏ các hình thức bóc lột của phú nông, tư sản nông thôn và tàn dư bóc lột phong kiến, thực sự phát huy quyền làm chủ của nông dân lao động, đẩy mạnh cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với nông nghiệp ở các tỉnh phía Nam”
–
Đây là cơ sở pháp lý cao nhất xác định rõ toàn dân là chủ sở hữu đối với toàn bộ vốn đất quốc gia.
– Ngày 29/11/1983 Ban Bí thư Trung ương Đảng đã ban hành Chỉ thị 29-CTTW về việc đẩy mạnh giao đất giao rừng, xây dựng rừng và tổ chức kinh doanh theo phương thức nông lâm kết hợp, chủ trương giao đất, giao rừng cho hộ nông dân nhằm khuyến khích nông dân trồng rừng trên đất trống, đồi núi trọc; nông dân được quyền thừa kế tài sản trên đất trồng rừng và cây công nghiệp dài ngày.
2.5. Giai đoạn 1986 đến nay:
Đường lối Đổi mới, đẩy mạnh Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đã được xác định tại Đại hội Đại biểu toàn quốc Đảng Cộng sản Việt Nam khoá VI (1986), và được Đại hội Đại biểu toàn quốc Đảng Cộng sản Việt Nam Khoá VII (1991), Khoá VIII (1996), Khoá IX ( 2001), Khoá X (2006) tiếp tục phát triển.
Hiến Pháp Cộng hòa XHCN Việt Nam năm 1992, đã quy định: Đất đai thuộc sở hữu toàn dân (Điều 17); Nhà nước thống nhất quản lý đất đai theo quy hoạch và pháp luật (Điều 18). Luật Đất đai 1987, Luật Đất đai 1993, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Đất đai 1998, 2001,