Skip to content
1900.6568

Trụ sở chính: Số 89, phố Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

  • DMCA.com Protection Status
Home

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Về Luật Dương Gia
    • Luật sư điều hành
    • Tác giả trên Website
    • Thông tin tuyển dụng
  • Tư vấn pháp luật
  • Dịch vụ Luật sư
  • Văn bản pháp luật
  • Biểu mẫu
  • Kinh tế tài chính
  • Tư vấn tâm lý
  • Giáo dục
  • Bạn cần biết
  • Liên hệ

Home

Đóng thanh tìm kiếm

  • Trang chủ
  • Đặt câu hỏi
  • Đặt lịch hẹn
  • Gửi báo giá
  • 1900.6568
Trang chủ » Tư vấn pháp luật

Quá trình hình thành, nội dung của Hiệp định tự vệ của WTO

  • 18/09/2023
  • bởi Nguyễn Thị Ngọc Ánh
  • Nguyễn Thị Ngọc Ánh
    18/09/2023
    Tư vấn pháp luật
    0

    WTO là tổ chức kinh tế thế giới, có vai trò hết sức quan trọng trong việc hợp tác, thúc đẩy, phát triển kinh tế của các quốc gia thành viên. Bài viết dưới đây sẽ tìm hiểu về quá trình hình thành, nội dung của Hiệp định tự vệ của WTO.

      Mục lục bài viết

      • 1 1. Quá trình hình thành Hiệp định tự vệ của WTO: 
      • 2 2. Nội dung của Hiệp định tự vệ của WTO:
        • 2.1 2.1. Quy định về điều kiện của việc áp dụng biện pháp tự vệ:
        • 2.2 2.2. Quy định về việc áp dụng biện pháp tự vệ:
        • 2.3 2.3. Quy định về việc cấm và hạn chế một số biện pháp cụ thể theo Hiệp định tự vệ:
        • 2.4 2.4. Thời hạn áp dụng các biện pháp tự vệ:

      1. Quá trình hình thành Hiệp định tự vệ của WTO: 

      Tổ chức thương mại thế giới chính thức ra đời vào  ngày 01/01/1995. Các nước tham gia vòng đàm phán Uruquay đã lập ra WTO để thay thế cho GATT (1947). WTO được thành lập với nhiệm vụ kế tục và tiếp tục mở rộng phạm vi điều tiết thương mại quốc tế. GATT mặc dù không còn tồn tại nữa nhưng các quy định của GATT trong đó có cả điều khoản về hành động khẩn cấp vẫn được WTO kế thừa và duy trì.

      WTO đứng trước sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của quá trình tự do hóa thương mại và cần phải củng cố lại cũng như quy định chặt chẽ hơn các chế chế định GATT 1947 để nhằm mục đích làm cho hệ thống thương mại thế giới dược thông thoáng và minh bạch hơn.

      Hiệp định tự vệ của WTO dựa trên một đề xuất mang tính thỏa hiệp do EC đưa ra năm 1989. EC đề nghị rằng trong những điều kiện đặc biệt nào đó, các quốc gia có thể sử dụng những giới hạn về số lượng cũng như, hoặc thay cho, thuế quan như là một hành động Hành động tự vệ. Bên cạnh đó, EC đưa ra ý kiến ủng hộ cho việc có những tiêu chuẩn khác nhau cho các biện pháp an toàn ngắn hạn và dài hạn. EC cũng cho rằng các nước đang phát triển nào chỉ đóng góp một khối lượng nhỏ hàng hóa xuất khẩu vào một quốc gia đặc thù nào đó thì có thể được loại trừ khỏi nghĩa vụ đóng thuế bổ sung hoặc áp đặt hạn ngạch theo thỏa thuận về Hành động tự vệ.

      2. Nội dung của Hiệp định tự vệ của WTO:

      2.1. Quy định về điều kiện của việc áp dụng biện pháp tự vệ:

      – Để một thành viên có thể áp dụng một biện pháp tự vệ đối với một sản phẩm khi sản phẩm đó phải được nhập vào lãnh thổ của mình khi

      + Có sự gia tăng nhập khẩu, tương đối hay tuyệt đối so với sản xuất nội địa.

      + Theo đó, có thể gây ra hoặc đe dọa gây ra hậu quả như làm tổn hại nghiêm trọng cho ngành công nghiệp nội địa sản xuất ra các sản phẩm tương tự hoặc các sản phẩm cạnh tranh trực tiếp.

      Việc xác định tổn hại nghiêm trọng được quy định như sau:

      Tổn hại nghiêm trọng được hiểu chính là sự suy giảm toàn diện đáng kể tới vị trí của ngành công nghiệp nội địa.

      Còn đe dọa gây ra tổn hại nghiêm trọng chính là tổn hại nghiêm trọng rõ ràng sẽ xảy ra. Phải căn cứ trên cơ sở thực tế để xác định nguy cơ tổn hại nghiêm trọng chứ không chỉ là sự phỏng đoán, viện dẫn hoặc khả năng xa.

      Ngành sản xuất nội địa sẽ hiểu là việc toàn bộ những nhà sản xuất sản phẩm tương tự hoặc các sản phẩm trực tiếp cạnh tranh trong phạm vi lãnh thổ một Thành viên, hoặc tập hợp các nhà sản xuất mà đầu ra của sản phẩm tương tự hoặc trực tiếp cạnh tranh của họ chiếm phần lớn trong tổng số sản xuất nội địa của loại sản phẩm này.

      – Tất cả các biện pháp tự vệ sẽ được áp dụng cho một sản phẩm nhập khẩu bất kể từ nguồn nào.

      2.2. Quy định về việc áp dụng biện pháp tự vệ:

      – Trong thời hạn cần thiết, một thành viên sẽ chỉ được áp dụng biện pháp tự vệ để nhằm mục đích ngăn cản hay khắc phục tổn hại nghiêm trọng và để từ đó tạo thuận lợi cho việc điều chỉnh.

      – Trường hợp có biện pháp hạn chế định lượng được sử dụng, biện pháp này sẽ không làm giảm số lượng nhập khẩu dưới mức nhập khẩu trung bình của 3 năm đại diện gần nhất có số liệu thống kê, ngoại trừ trường hợp có sự biện minh rõ ràng rằng cần có một mức khác để ngăn ngừa hoặc khắc phục thiệt hại nghiêm trọng.

      Khi đó, các thành viên sẽ lựa chọn biện pháp thích hợp nhất để thực hiện các mục tiêu này.

      – Trường hợp nếu như hạn ngạch được phân bổ giữa các nước xuất khẩu thì thành viên áp dụng những hạn chế này có thể sẽ tìm kiếm được một thỏa thuận liên quan đến việc phân bổ hạn ngạch cho tất cả những thành viên có lợi ích cung cấp chính yếu đối với sản phẩm.

      – Nếu như không áp dụng được phương pháp trên, thành viên nhập khẩu thực hiện phân bổ cho các thành viên có lợi ích cung cấp chủ yếu đối với sản phẩm trên cơ sở theo thị phần, tính trên tổng giá trị hoặc số lượng sản phẩm được nhập từ các thành viên trong một thời gian đại diện trước đó và có tính đến bất cứ một yếu tố đặc biệt nào đã hoặc có thể ảnh hưởng đến thương mại hàng hóa này.

      – Một thành viên có thể sẽ không thực hiện các quy định như trên, tuy nhiên với điều kiện việc tham vấn theo quy định và đã được thực hiện dưới sự giám sát của Ủy ban về các biện pháp tự vệ, đồng thời có sự chứng minh một cách rõ ràng cho Ủy ban nội dung sau:

      + Nhập khẩu từ một số Thành viên xác định gia tăng với một tỷ lệ không tương ứng với gia tăng tổng kim ngạch nhập khẩu của sản phẩm đó trong thời kỳ đại diện.

      + Có lý do của việc không thực hiện các quy định tại điểm (a) được giải thích chính đáng.

      + Điều kiện không thực hiện các quy định này là công bằng cho tất cả các nước xuất khẩu sản phẩm liên quan.

      2.3. Quy định về việc cấm và hạn chế một số biện pháp cụ thể theo Hiệp định tự vệ:

      – Một Thành viên sẽ không áp dụng hoặc tìm kiếm bất cứ hành động khẩn cấp nào trong việc nhập khẩu hàng hóa cụ thể theo quy định tại Điều XIX GATT 1994, ngoại trừ trường hợp hành động này phù hợp với những quy định của Điều này được áp dụng phù hợp với Hiệp định.

      – Một Thành viên sẽ không tìm kiếm, áp dụng hay duy trì bất cứ một hạn chế xuất khẩu tự nguyện nào, thoả thuận phân chia thị trường hay bất cứ biện pháp tương tự nào khác đối với việc xuất khẩu và nhập khẩu.

      Biện pháp gồm những hành động do một Thành viên đơn phương áp dụng cũng như là những hành động theo các thoả thuận, hiệp định hay hiểu biết giữa hai hay nhiều Thành viên. Bất cứ một biện pháp nào như thế được áp dụng vào thời điểm Hiệp định WTO có hiệu lực phải được thực hiện phù hợp với Hiệp định này hay từng bước loại bỏ theo quy định.

      – Hiệp định không áp dụng cho những biện pháp do Thành viên tìm kiếm, áp dụng hay duy trì theo các quy định của GATT 1994 mà không phải Điều XIX, và các Hiệp định thương mại đa biên trong Phụ lục 1A mà không phải là Hiệp định này, hay tuân thủ theo những nghị định thư và hiệp định, hay những thoả thuận được nêu ra trong khuôn khổ GATT 1994.

      – Quy trình từng bước loại bỏ các biện pháp sẽ thực hiện như sau:

      + Thực hiện theo lịch trình do Thành viên có liên quan đệ trình cho Uỷ ban về các biện pháp tự vệ không muộn hơn 180 ngày sau khi Hiệp định WTO có hiệu lực.

      + Lịch trình thể hiện tất cả các biện pháp được loại bỏ từng bước hay đưa vào các nguyên tắc của Hiệp định trong thời hạn không quá 4 năm sau ngày Hiệp định WTO có hiệu lực.

      Thời gian thực hiện sẽ không kéo dài qúa ngày 31/12/1999. Bất kỳ ngoại lệ nào phải được các Thành viên có liên quan trực tiếp nhất trí với nhau và thông báo cho Uỷ ban về các biện pháp tự vệ để Uỷ ban rà soát và chấp thuận trong vòng 90 ngày tính từ ngày Hiệp định WTO có hiệu lực.

      2.4. Thời hạn áp dụng các biện pháp tự vệ:

      Hiệp định đặt ra các thời hạn cho tất cả các biện pháp tự vệ. Nhìn chung, thời gian áp dụng biện pháp sẽ không vượt quá 4 năm mặc dù thời hạn này có thể được kéo dài tối đa đến 8 năm, tùy thuộc vào sự xác định mức độ cần thiết gia hạn của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nếu có chứng cứ rõ ràng rằng ngành công nghiệp này đang được điều chỉnh. Bất kỳ biện pháp nào được áp dụng trong khoảng thời gian trên 1 năm sẽ từng bước được nới lỏng trong suốt thời gian áp dụng.

      Không một biện pháp tự vệ nào được áp dụng trở lại đối với một sản phẩm đã từng bị áp dụng biện pháp này trong thời hạn bằng thời hạn mà biện pháp đó đã được áp dụng trước đây với điều kiện là thời hạn không áp dụng phải ít nhất là 2 năm. Có thể áp dụng lại một biện pháp tự vệ đối với việc nhập khẩu một sản phẩm trong thời hạn 180 ngày hoặc ít hơn nếu ít nhất 1 năm sau khi biện pháp tự vệ này được áp dụng đối với sản phẩm đó, và nếu biện pháp tự vệ này chưa được áp dụng hơn hai lần cho cùng một sản phẩm trong vòng 5 năm ngay trước ngày áp dụng biện pháp này.

      CÁC VĂN BẢN PHÁP LUẬT ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG BÀI VIẾT:

      Hiệp định về các biện pháp tự vệ.                           

        Theo dõi chúng tôi trên Duong Gia Facebook Duong Gia Tiktok Duong Gia Youtube Duong Gia Google
        5 / 5 ( 1 bình chọn )
        Gọi luật sư ngay
        Tư vấn luật qua Email
        Báo giá trọn gói vụ việc
        Đặt lịch hẹn luật sư
        Đặt câu hỏi tại đây

        Tags:

        Hiệp định tự vệ

        WTO


        CÙNG CHỦ ĐỀ
        ảnh chủ đề

        Đồng thuận nghịch là gì? Cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO?

        Hiện nay, tranh chấp xuyên quốc gia xuất hiện ngày càng khó giải quyết. Do đó, các quốc gia cần có cơ chế giải quyết tranh chấp và về vấn đề đồng thuận đặc biệt là đồng thuận nghịch giữa các quốc gia. Vậy, đồng thuận nghịch là gì? Cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO?

        ảnh chủ đề

        Hiệp định TRIPS là gì? Hiệp định của WTO về sở hữu trí tuệ?

        Hiệp định TRIPS là gì? Hiệp định TRIPS được dịch với tên tiếng Anh là gì? Hiệp định của WTO về sở hữu trí tuệ?

        ảnh chủ đề

        WTO là gì? Chức năng, nhiệm vụ và vai trò của Tổ chức mậu dịch quốc tế WTO

        Tổ chức mậu dịch quốc tế WTO là gì? WTO có bao nhiêu thành viên? Nhiệm vụ của WTO là gì? WTO được tổ chức như thế nào? Các quyết định trong WTO được thông qua như thế nào? WTO có bao nhiêu Hiệp định? Các nguyên tắc cơ bản của WTO là gì?

        ảnh chủ đề

        Các cam kết và lộ trình thực hiện cam kết WTO của Việt Nam

        Giới thiệu chung về WTO? Khi gia nhập WTO, Việt Nam đã cam kết mở cửa nền kinh tế như thế nào? Lộ trình thực hiện các cam kết ra sao? Các cam kết của Việt Nam trong WTO và lộ trình thực hiện các cam kết?

        ảnh chủ đề

        Biểu cam kết thương mại dịch vụ WTO của Việt Nam mới nhất

        Việt Nam đang trong quá trình phát triển nền kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế. Một trong những bước ngoặt là việc chính thức trở thành thành viên của WTO. Khi gia nhập tổ chức này, Việt Nam đã cam kết và nghiêm túc thực hiện các cam kết của mình trong tất cả các lĩnh vực.

        ảnh chủ đề

        Hạn chế trong biểu cam kết dịch vụ WTO

        Hạn chế trong biểu cam kết dịch vụ WTO. Các hạn chế trong biểu cam kết dịch vụ WTO: hạn chế về mở cửa thị trường và đối xử quốc gia.

        ảnh chủ đề

        Hiệp định 217/WTO/VB về trợ cấp và các biện pháp đối kháng

        Hiệp định 217/WTO/VB về trợ cấp và các biện pháp đối kháng. Quy định về các biện pháp đối kháng.

        ảnh chủ đề

        Pháp luật cạnh tranh trong hoạt động thương mại quốc tế sau khi Việt Nam gia nhập WTO

        Lĩnh vực cạnh tranh trong hoạt động thương mại quốc tế sau khi Việt Nam gia nhập WTO được pháp luật về cạnh tranh điều chỉnh như sau:

        ảnh chủ đề

        Mục đích và nguyên tắc hoạt động của Tổ chức thương mại quốc tế WTO

        Mục đích của Tổ chức thương mại quốc tế WTO? Nguyên tắc hoạt động của Tổ chức thương mại quốc tế WTO?

        Xem thêm

        Tìm kiếm

        Duong Gia Logo

        Hỗ trợ 24/7: 1900.6568

        Đặt câu hỏi trực tuyến

        Đặt lịch hẹn luật sư

        Văn phòng Hà Nội:

        Địa chỉ trụ sở chính:  Số 89 Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội, Việt Nam

        Điện thoại: 1900.6568

        Email: [email protected]

        Văn phòng Miền Trung:

        Địa chỉ:  141 Diệp Minh Châu, phường Hoà Xuân, quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng, Việt Nam

        Điện thoại: 1900.6568

        Email: [email protected]

        Văn phòng Miền Nam:

        Địa chỉ:  227 Nguyễn Thái Bình, phường 4, quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam

        Điện thoại: 1900.6568

        Email: [email protected]

        Bản quyền thuộc về Luật Dương Gia | Nghiêm cấm tái bản khi chưa được sự đồng ý bằng văn bản!
        Chat zalo Liên hệ theo Zalo Chat Messenger Đặt câu hỏi
        Mở Đóng
        Gọi luật sưGọi luật sưYêu cầu gọi lạiYêu cầu dịch vụ
        • Gọi ngay
        • Chỉ đường

          • HÀ NỘI
          • ĐÀ NẴNG
          • TP.HCM
        • Đặt câu hỏi
        • Trang chủ
        id|765353|
        "