Phương tiện phạm tội là dấu hiệu nằm trong mặt khách quan của tội phạm. Đối với phương tiện phạm tội, pháp luật Hình sự đã có những quy định cụ thể. Quy định của pháp luật về công cụ phương tiện phạm tội? Quy định khác của pháp luật về xử lý vật chứng?
Mục lục bài viết
1. Phương tiện phạm tội là gì?
Phương tiện phạm tội là đối tượng vật chất được chủ thể của tội phạm sử dụng trợ giúp cho việc thực hiện hành vi phạm tội. Tuy nhiên, ở một số tội phạm, phương tiện phạm tội lại có ý nghĩa quy định bản chất nguy hiểm cho xã hội của tội phạm và do vậy được quy định là dấu hiệu của cấu thành tội phạm.
Ví dụ: Phương tiện phạm tội của tội đưa hối lộ được quy định phải là tiền hoặc lợi ích vật chất khác.
Phương tiện phạm tội tiếng Anh là “Mean of crimes”.
2. Quy định của pháp luật về công cụ phương tiện phạm tội:
– Căn cứ tại Điều 89
– Căn cứ tại Điều 106
Việc xử lý vật chứng do Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra quyết định nếu vụ án được đình chỉ ở giai đoạn điều tra; do Viện kiểm sát quyết định nếu vụ án được đình chỉ ở giai đoạn truy tố; do Chánh án
– Căn cứ tại Điều 192 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 thì công cụ, phương tiện phạm tội được xem là căn căn cứ khám xét người, chỗ ở, nơi làm việc, địa điểm, phương tiện, tài liệu, đồ vật, thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm, dữ liệu điện tử, cụ thể:
+ Việc khám xét người, chỗ ở, nơi làm việc, địa điểm, phương tiện chỉ được tiến hành khi có căn cứ để nhận định trong người, chỗ ở, nơi làm việc, địa điểm, phương tiện có công cụ, phương tiện phạm tội, tài liệu, đồ vật, tài sản do phạm tội mà có hoặc đồ vật, dữ liệu điện tử, tài liệu khác có liên quan đến vụ án.
Việc khám xét chỗ ở, nơi làm việc, địa điểm, phương tiện cũng được tiến hành khi cần phát hiện người đang bị truy nã, truy tìm và giải cứu nạn nhân.
+ Khi có căn cứ để nhận định trong thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm, dữ liệu điện tử có công cụ, phương tiện phạm tội, tài liệu, đồ vật, tài sản liên quan đến vụ án thì có thể khám xét thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm, dữ liệu điện tử.
3. Quy định khác của pháp luật về xử lý vật chứng:
Căn cứ để xác định và xử lý vật chứng trước tiên là các quy định tại Điều 46, Điều 47 của
Các biện pháp tư pháp:
– Biện pháp tư pháp đối với người phạm tội bao gồm:
+ Tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm;
+ Trả lại tài sản, sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại; buộc công khai xin lỗi;
+ Bắt buộc chữa bệnh.
– Biện pháp tư pháp đối với pháp nhân thương mại phạm tội bao gồm:
+ Tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm;
+ Trả lại tài sản, sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại; buộc công khai xin lỗi;
+ Khôi phục lại tình trạng ban đầu;
+ Thực hiện một số biện pháp nhằm khắc phục, ngăn chặn hậu quả tiếp tục xảy ra.
Tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm:
– Việc tịch thu sung vào ngân sách nhà nước hoặc tịch thu tiêu hủy được áp dụng đối với:
+ Công cụ, phương tiện dùng vào việc phạm tội;
+ Vật hoặc tiền do phạm tội hoặc do mua bán, đổi chác những thứ ấy mà có; khoản thu lợi bất chính từ việc phạm tội;
+ Vật thuộc loại Nhà nước cấm lưu hành.
– Đối với vật, tiền bị người phạm tội chiếm đoạt hoặc sử dụng trái phép, thì không tịch thu mà trả lại cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp.
– Vật, tiền là tài sản của người khác, nếu người này có lỗi trong việc để cho người phạm tội sử dụng vào việc thực hiện tội phạm, thì có thể bị tịch thu.
Và các quy định tại Điều 106 về xử lý vật chứng của Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 như sau:
– Việc xử lý vật chứng do Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra quyết định nếu vụ án được đình chỉ ở giai đoạn điều tra; do Viện kiểm sát quyết định nếu vụ án được đình chỉ ở giai đoạn truy tố; do Chánh án
– Vật chứng được xử lý như sau:
+ Vật chứng là công cụ, phương tiện phạm tội, vật cấm tàng trữ, lưu hành thì bị tịch thu, nộp ngân sách nhà nước hoặc tiêu hủy;
+ Vật chứng là tiền bạc hoặc tài sản do phạm tội mà có thì bị tịch thu, nộp ngân sách nhà nước;
+ Vật chứng không có giá trị hoặc không sử dụng được thì bị tịch thu và tiêu hủy.
– Trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử, cơ quan, người có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều này có quyền:
+ Trả lại ngay tài sản đã thu giữ, tạm giữ nhưng không phải là vật chứng cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp tài sản đó;
+ Trả lại ngay vật chứng cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp nếu xét thấy không ảnh hưởng đến việc xử lý vụ án và thi hành án;
+ Vật chứng thuộc loại mau hỏng hoặc khó bảo quản thì có thể được bán theo quy định của pháp luật; trường hợp không bán được thì tiêu hủy;
+ Vật chứng là động vật hoang dã và thực vật ngoại lai thì ngay sau khi có kết luận giám định phải giao cho cơ quan quản lý chuyên ngành có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật.
– Trường hợp có tranh chấp về quyền sở hữu đối với vật chứng thì giải quyết theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.
– Vật chứng trong VAHS là vật mang dấu vết của tội phạm, vật dùng để chứng minh hành vi phạm tội và các tình tiết khác trong vụ án.
Thẩm quyền xử lý vật chứng:
Về nguyên tắc, vụ án kết thúc ở giai đoạn nào, thì cơ quan đó có trách nhiệm ra quyết định xử lý vật chứng.
Ví dụ: Vụ án đình chỉ ở giai đoạn điều tra, thì CQĐT sẽ xử lý, vụ án đình chỉ ở giai đoạn truy tố, thì Viện kiểm sát xử lý, vụ án đình chỉ ở giai đoạn chuẩn bị xét xử, thì Chánh án ra quyết định xử lý, nếu tại phiên tòa, thì Hội đồng xét xử xử lý.
Tuy nhiên, cần lưu ý ngoại lệ đối với vật chứng là loại mau hỏng hoặc khó bảo quản, thì được bán ngay theo quy định của pháp luật, trường hợp không bán được thì tiêu hủy; Vật chứng là động vật hoang dã và thực vật ngoại lai, thì có thể xử lý ngay mà không phải chờ đến khi kết thúc vụ án.
4. Kỹ năng áp dụng quy định về xử lý vật chứng:
Để đảm bảo tài liệu, đồ vật trong vụ án được xem xét một cách toàn diện, không bỏ sót và xử lý phù hợp với quy định của pháp luật, thì cần phải thực hiện các bước sau đây:
– Thống kê tài liệu, đồ vật cần xử lý
Nghiên cứu kỹ hồ sơ và rà soát với biên bản bắt người, biên bản khám xét, biên bản tạm giữ đồ vật, tài liệu; lệnh nhập kho vật chứng để đảm bảo xem xét hết tất cả các tài liệu, đồ vật có trong hồ sơ vụ án.
Ví dụ: Có vụ án, Hội đồng xét xử chỉ xem xét đến lệnh nhập kho vật chứng của CQĐT lập mà không xem xét đến các biên bản tiếp nhận tài liệu, đồ vật phát sinh trong giai đoạn truy tố, xét xử, nên khi quyết định trong bản án, thì lại thiếu sót đối với các tài liệu này.
– Làm rõ nguồn gốc, chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp của tài sản
Song song với việc xác định đồ vật, tài liệu, thì phải làm rõ nguồn gốc của đồ vật, tài liệu để xác định thuộc quyền sở hữu của ai, ai đang quản lý để trường hợp giao trả thì phải đúng chủ thể.
Ví dụ: Vụ án trộm cắp tài sản, bị cáo trộm được rất nhiều tài sản của nhiều bị hại. Do vậy, trong các biên bản hỏi cung, biên bản ghi lời khai của bị hại, cần xác định mô tả đặc điểm của tài sản, để có cơ sở trả lại tài sản cho đúng chủ sở hữu.
– Tiến hành phân loại vật được xác định là vật chứng và vật không phải là vật chứng
Vật chứng là vật được dùng làm công cụ, phương tiện phạm tội, vật mang dấu vết tội phạm, vật là đối tượng của tội phạm, tiền hoặc vật khác có giá trị chứng minh tội phạm và người phạm tội hoặc có ý nghĩa trong việc giải quyết vụ án. Những đồ vật, tài liệu còn lại không thuộc các trường hợp nêu trên, thì không phải là vật chứng.
Ví dụ: Trong vụ án về cố ý gây thương tích, quá trình khám nghiệm hiện trường, CQĐT thu được quần áo, gạch đá, dao, ống típ sắt, bàn ghế… Như vậy, cần căn cứ vào lời khai của các bị cáo, bị hại, người làm chứng, để xác định vật trực tiếp dùng vào việc phạm tội: bị cáo dùng gạch, đá ném vào bị hại gây thương tích thì xác định là vật chứng, còn lại những vật dụng khác mặc dù xuất hiện tại hiện trường, nhưng không phải là vật chứng.
– Xác định xem tài liệu, đồ vật nào đã xử lý
Nếu tài liệu, đồ vật đã được CQĐT, Viện kiểm sát xử lý trong giai đoạn điều tra, truy tố, thì không xem xét.
– Tiến hành đánh giá và xử lý theo quy định
Tiến hành xem xét từng vật chứng và xử lý như phân tích ở mục 2. Tinh thần chung là, vật cấm lưu hành, công cụ, phương tiện dùng vào việc phạm tội, tiền hoặc tài sản do phạm tội mà có trong vụ án không có bị hại, thì mới xem xét tịch thu, tiêu hủy. Còn các trường hợp còn lại, nếu không có căn cứ rõ ràng, thì nên xem xét trả lại cho chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp tài sản đó.
Các văn bản pháp luật có liên quan đến bài viết:
–
– Bộ luật tố tụng hình sự 2015;