Tên thương mại là một trong những đối tượng nằm dưới sự bảo hộ của Luật sở hữu trí tuệ. Bảo vệ quyền đối với tên thương mại là một trong những vấn đề trọng tâm, được nhiều người đặc biệt quan tâm. Dưới đây là bài phân tích về phương thức và biện pháp bảo vệ quyền đối với tên thương mại.
Mục lục bài viết
1. Các hình thức vi phạm tên thương mại:
Theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ, tên thương mại là tên gọi của tổ chức, cá nhân dùng trong hoạt động kinh doanh để phân biệt chủ thể kinh doanh mang tên gọi đó với chủ thể kinh doanh khác trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh.
Tên thương mại có vai trò, ý nghĩa đặc biệt đối với các cá nhân, tổ chức trong hoạt động kinh doanh. Hay nói cách khác, tên thương mại là một trong những đối tượng thuộc sự bảo hộ của Luật sở hữu trí tuệ.
Hiện nay, hành vi xâm phạm sự bảo hộ của luật sở hữu trí tuệ đối với tên thương mại diễn ra phổ biến tại nước ta.
Hiểu một cách đơn giản, yếu tố xâm phạm quyền đối với tên thương mại được thể hiện dưới dạng chỉ dẫn thương mại gắn trên hàng hoá, bao bì hàng hoá, phương tiện dịch vụ, giấy tờ giao dịch, biển hiệu, phương tiện quảng cáo và các phương tiện kinh doanh khác, trùng hoặc tương tự tới mức gây nhầm lẫn với tên thương mại được bảo hộ. Các hành vi gây gây ảnh hưởng đến quyền được bảo hộ về tên thương mại của cá nhân, tổ chức nêu trên được xem là hình thức vi phạm tên thương mại.
Khái quát lại, các hình thức vi phạm tên thương mại là:
+ Sao chép các thông tin liên quan đến tên thương mại dưới dạng chỉ dẫn thương mại gắn trên hàng hoá, bao bì hàng hoá, phương tiện dịch vụ, giấy tờ giao dịch, biển hiệu, phương tiện quảng cáo và các phương tiện kinh doanh khác, trùng hoặc tương tự tới mức gây nhầm lẫn với tên thương mại được bảo hộ.
+ Việc sao chép, gây nhầm lẫn giữa các cá nhân, tổ chức này với cá nhân, tổ chức khác gây ảnh hưởng trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của chủ thể được pháp luật bảo hộ. Tức, hành vi vi phạm quyền được bảo hộ của cá nhân, tổ chức về tên thương mại gây ra những ảnh hưởng trực tiếp đến tài chính, uy tín của họ (gây ra thiệt hại, hậu quả).
2. Phương thức bảo vệ quyền đối với tên thương mại:
Theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ, việc sử dụng tên thương mại của chủ thể kinh doanh khác đang trong thời hạn được bảo hộ dưới bất kỳ mức độ nào đều bị coi là hành vi xâm phạm. Ở đây, Nhà nước đã đưa ra những quy định, chế tài mang tính chất bảo vệ quyền được bảo hộ về tên thương mại đối với các cá nhân, tổ chức. Cùng với đó, tên thương mại có vai trò, ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với hoạt động thương mại của các cá nhân, doanh nghiệp. Do đó, các chủ thể này cần đưa ra các phương thức bảo vệ quyền đối với tên thương mại.
Về cơ bản, cá nhân, tổ chức có thể tiến hành bảo vệ quyền đối với tên thương mại dưới các phương thức cụ thể sau đây:
– Phương thức áp dụng biện pháp công nghệ nhằm ngăn ngừa hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ. Ở đây, chủ sở hữu có thể áp dụng các yếu tố công nghệ để bảo vệ tên thương mại. Biện pháp áp dụng công nghệ này giúp các chủ thể có ý đồ xấu sẽ khó có thể tiếp cận, gây ảnh hưởng tiêu cực đến quyền sở hữu về tên thương mại của các cá nhân, tổ chức.
– Cá nhân,tổ chức có thể tiến hành bảo vệ quyền đối với tên thương mại bằng cách yêu cầu tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ phải chấm dứt hành vi xâm phạm, xin lỗi, cải chính công khai, bồi thường thiệt hại. Đây là cách thức bảo vệ mang tính chất hòa giải. Khi phát hiện ra hành vi vi phạm quyền được bảo vệ về tên thương mại bị đối tượng khác xâm phạm, cá nhân, tổ chức có thể hướng tới việc ngồi xuống hòa giải với đối tượng đó. Nếu hòa giải thành, quyền đối với tên thương mại của cá nhân, tổ chức sẽ được đảm bảo mà không cần hướng tới việc khởi kiện ra cơ quan chức năng có thẩm quyền.
– Chủ thể bị xâm phạm về quyền đối với tên thương mại có thể yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của pháp luật. Ở đây, trong trường hợp không giải quyết “hòa bình” được với chủ thể vi phạm, cá nhân, tổ chức có thể hướng đến việc yêu cầu cơ quan chức năng can thiệp xử lý. Tuy nhiên, việc yêu cầu cơ quan chức năng can thiệp về bản chất cũng là mang tính hòa giải. Tức cơ quan chức năng có thẩm quyền sẽ là bộ phận trung gian, giúp các bên nhìn nhận được toàn diện sự việc, đưa ra phương thức hòa giải sao cho hợp lý nhất, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên.
– Cả nhân, tổ chức có thể sử dụng phương thức khởi kiện ra tòa án hoặc trọng tài để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình. Đây được xem là phương thực cuối cùng, “nặng nề” nhất mà cá nhân, tổ chức có thể hướng tới nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Thực tế, khi hòa giải không thành, chủ thể vi phạm vẫn không nhìn nhận ra lỗi sai của mình, tiếp tục sử dụng tên thương mại, gây ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức khác, thì cá nhân, tổ chức này có thể khởi kiện để Tòa án và Trọng tài giải quyết.
Trên đây là các phương thức mà cá nhân, tổ chức có thể thực hiện để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình khi quyền sở hữu đối với tên thương mại bị xâm phạm. Các phương thức thực hiện này vừa mang tính chủ quan, vừa mang tính khách quan. Tại đó, cá nhân, tổ chức vừa “tự” giải quyết vấn đề, vừa nhờ đến sự can thiệp của pháp luật, Nhà nước nhằm bảo vệ lợi ích của mình. Phương thức này mang tính toàn diện, đạt hiệu quả cao.
3. Biện pháp bảo vệ quyền đối với tên thương mại:
Tên thương mại là một trong những đối tượng nằm dưới sự bảo hộ của pháp luật. Do đó, cá nhân, tổ chức và Nhà nước sẽ luôn hướng tới việc đưa ra các biện pháp để bảo vệ quyền đối với tên thương mại.
Các biện pháp bảo vệ quyền đối với tên thương mại được áp dụng đó là:
– Biện pháp tự bảo vệ:
Theo quy định tại Điều 198 Văn bản hợp nhất số 07/VBHN-VPQH 2019, chủ thể quyền sở hữu trí tuệ có quyền tự bảo vệ đối với quyền sở hữu của mình. Đây vừa quyền, vừa là phương thức bảo vệ đối với tên thương mại của cá nhân, tổ chức.
Điều 198 quy định rõ, các phương thức như: Áp dụng biện pháp công nghệ nhằm ngăn ngừa hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ; Yêu cầu tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ phải chấm dứt hành vi xâm phạm, xin lỗi, cải chính công khai, bồi thường thiệt hại; Yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan; Khởi kiện ra tòa án hoặc trọng tài để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình, đều là các biện pháp tự bảo vệ của cá nhân, tổ chức đối với tên thương mại của mình
Thông qua biện pháp tự bảo vệ này, chủ thể quyền sở hữu trí tuệ sẽ tự bảo vệ đối với quyền sở hữu của mình. Thực tế, đây được xem là một trong những biện pháp căn bản, hữu hiệu nhất trong việc bảo vệ quyền đối với tên thương mại.
– Biện pháp xử phạt hành chính:
Theo quy định tại Điều 211 Văn bản hợp nhất 07/VBHN-VPQH 2019, hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ sẽ bị xử phạt hành chính. Như vậy, đối với từng hành vi vi phạm cụ thể, cá nhân, tổ chức sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính. Mức xử phạt hành chính do cơ quan chức năng có thẩm quyền đưa ra.
– Biện pháp truy cứu trách nhiệm hình sự:
Theo quy định tại Điều 212 Văn bản hợp nhất 07/VBHN-VPQH 2019, chủ thể thực hiện hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ có yếu tố cấu thành tội phạm thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật hình sự.
– Biện pháp dân sự:
Hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ bị tên thương mại sẽ đưa ra những ảnh hưởng trực tiếp về lợi ích kinh tế đối với chủ thể bị xâm phạm. Lúc này, chủ thể vi phạm sẽ phải chịu trách nhiệm bồi thường cho những thiệt hại mà họ gây ra đối cá nhân, tổ chức có quyền sở hữu trí tuệ đối với tên thương mại. Mức bồi thường thiệt hại có thể do các bên tự thỏa thuận. Trong trường hợp khởi kiện ra Tòa, Tòa án sẽ là bộ phận trung gian, đưa ra phương hướng giải quyết cho các bên sao cho phù hợp nhất.
Trên đây là các biện pháp bảo vệ quyền sở hữu đối với tên thương mại mà các cá nhân, tổ chức có thể áp dụng.
Văn bản pháp luật sử dụng trong bài viết: Văn bản hợp nhất 07/VBHN-VPQH 2019.