Có thể kể đến các phương pháp như tăng thu từ thuế, phí, lệ phí; giảm chi ngân sách; vay nợ trong nước, vay nợ nước ngoài; phát hành tiền để bù đắp chi tiêu.
Biện pháp này là là biện pháp cơ bản nhất mà Chính Phủ thường dùng để giảm bội chi ngân sách. Bằng quyền lực và nghĩa vụ của mình Chính Phủ tính toán để tăng các khoản thu và cắt giảm chi tiêu. Tăng thu và giảm chi là biện pháp cổ tryền nhưng không phải bao giờ cũng thực hiện thành công được bởi nó có thể dẫn đến những hậu quả như: trong bối cảnh tỉ lệ tăng trưởng GDP chưa lớn sẽ ảnh hưởng đến khả năng đầu tư vào tiêu dùng ở khu vực tư nhân bị hạn chế hay nói cách khác nó làm giảm động lực phát triển kinh tế và khả năng giảm chi cũng có giới hạn nhất định, nếu giảm chi vượt quá giới hạn thì cũng ảnh hưởng không tốt đến quá trình phát triển xã hội. Chính vì thế vấn đề đặt ra là Chính Phủ phải tính toán phí tăng thu và giảm chi như thế nào để gây ảnh hưởng ít nhất đến tăng trưởng kinh tế. Biện pháp này được quy định rải rác trong Luật ngân sách nhà nước năm 2002 và một số văn bản hướng dẫn thi hành, và gần đây nhất là Nghị quyết 11/NQ-CP ngày 24/2/2011 về những giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội. Các văn bản đưa ra một số giải pháp để tiến tới tăng thu, giảm chi trong giai đoạn hiện nay như sau:
Mục lục bài viết
2.1.1. Phương thức tăng thu
- Tăng cường kiểm tra, giám sát trong quản lý thu thuế, chống thất thu thuế; tập trung xử lý các khoản nợ đọng thuế; triển khai các biện pháp cưỡng chế nợ thuế để thu hồi nợ đọng và hạn chế phát sinh số nợ thuế mới.
- Cải thiện các nguồn thu ngân sách từ thuế tránh tình trạng ngân sách phụ thuộc quá nhiều (hiện nay tới hơn 40% vào các nguồn thu không bền vững từ dầu mỏ và thuế nhập khẩu). Cải cách thuế đặc biệt là thuế thu nhập cá nhân (hiện chiếm 2% ngân sách nhà nước của Việt Nam, trong khi con số này ở các nền kinh tế hiện đại đều lớn hơn 20%) và thuế bất động sản.
– Điều chỉnh tăng mức thuế xuất, thuế nhập đối với hàng hóa tiêu dùng không khuyến khích nhập khẩu (như ôtô nguyên chiếc, hàng điện tử, điện lạnh…) Điều chỉnh giảm giá thuế nhập khẩu với một số nhóm hàng thiết thực, phục vụ sản xuất.. để góp phần bình ổn giá.
Việc tăng các khoản thu đặc biệt là thuế có thể sẽ bù đắp sự thâm hụt NSNN và giảm bội chi NSNN. Tuy nhiên, nếu tăng thuế không hợp lý sẽ dẫn đến làm giá cả hàng hóa tăng gây ảnh hưởng lớn đến sản xuất và đời sống nhân dân, nghiêm trọng hơn sẽ triệt tiêu động lực của các doanh nghiệp trong các ngành sản xuất kinh doanh và làm mất đi khả năng cạnh tranh của nền kinh tế đối với các nước trong khu vực và trên thế giới.
Ví dụ: Theo số liệu được Tổng Cục thuế công bố, kết quả thu ngân sách nhà nước năm 2012 do ngành Thuế quản lý ước đạt 607.844 tỷ đồng, bằng 104,5% so với dự toán, tăng 12,3% so với thực hiện năm 2011. Trong đó, thu dầu thô ước đạt 140.107 tỷ đồng, bằng 161% so với dự toán (vượt 53.107 tỷ đồng) và tăng 27,1% so với thực hiện năm 2011.
Hiện nay tình trạng nợ đọng thuế chưa được kiểm soát chặt chẽ .Vì vậy Chính Phủ cần phải có giải pháp kiên quyết hơn trong việc kiểm soát nguồn thu từ thuế bằng việc: Đẩy mạnh tuyên truyền giáo dục để nâng cao hiểu biết và tự giác thực hiện nghĩ vụ thuế; đẩy mạnh kiểm tra, thanh tra phát hiện và xử lý kịp thời các trường hợp kê khai không đúng, không đủ số thuế phải nộp để tăng thu tiền thuế cho ngân sách nhà nước.
2.1.2. Phương thức giảm chi
– Thành lập các đoàn kiểm tra, rà soát toàn bộ các công trình, dự án đầu tư từ nguồn vốn ngân sách nhà nước và trái phiếu Chính phủ đã được bố trí vốn năm 2011, xác định cụ thể các công trình, dự án cần ngừng, đình hoãn, giãn tiến độ thực hiện trong năm 2011; thu hồi hoặc điều chuyển các khoản đã bố trí nhưng chưa cấp bách, không đúng mục tiêu, báo cáo và đề xuất với Thủ tướng Chính phủ biện pháp xử lý trong tháng 3 năm 2011.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
– Kiểm tra, rà soát lại đầu tư của các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước, doanh nghiệp Nhà nước, kiến nghị Thủ tướng Chính phủ các biện pháp xử lý, loại bỏ các dự án đầu tư kém hiệu quả, đầu tư dàn trải, kể cả các dự án đầu tư ra nước ngoài.
– Cắt giảm chi thường xuyên của bộ máy nhà nước các cấp.
– Giảm tình trạng doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, buộc chính phủ phải chi ngân sách để duy trì, bù lỗ.
– Tạm dừng trang bị mới xe ô-tô, điều hòa nhiệt độ, thiết bị văn phòng; giảm tối đa chi phí điện, nước, điện thoại, văn phòng phẩm, xăng dầu,…; không bố trí kinh phí cho các việc chưa thật sự cấp bách.
Ví dụ: ngày 02/11/2013, tại kỳ họp thứ 6 Quốc hội XIII, Quốc hội thảo luận về tình hình thực hiện dự toán ngân sách nhà nước năm 2013; dự toán ngân sách nhà nước và phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2014 với các ý kiến cần phải tăng cường ra soát, cắt giảm chi ngân sách nhà nước. Trong đó, cần tập trung vốn trái phiếu Chính phủ cho những dự án quan trọng, công trình dở dang; theo đó có nhiều ý kiến đề nghị Chính phủ chỉ đạo rà soát lại tổng mức đầu tư của từng dự án cụ thể, điều chỉnh thiết kế, dự toán, cắt giảm phần dự phòng không hợp lý ở nhiều dự án, tiểu dự án, đặc biệt các dự án bố trí dự phòng lên đến gần 50% tổng giá trị xây lắp. Đồng thời, phải bảo đảm về tiến độ, thời gian thực hiện và chất lượng của dự án, không để phát sinh làm tăng tổng mức đầu tư, v… v…
Bạn có thể tham khảo thêm một số bài viết có liên quan khác của Dương Gia:
– Điều kiện chi phối đến bội chi ngân sách Nhà nước
– Khái niệm pháp luật bội chi ngân sách nhà nước
Mọi thắc mắc pháp lý cần tư vấn hoặc yêu cầu dịch vụ, quý khách hàng vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 1900.6568 hoặc gửi thư về địa chỉ email: [email protected].
——————————————————–
THAM KHẢO CÁC DỊCH VỤ CÓ LIÊN QUAN CỦA LUẬT DƯƠNG GIA:
– Tư vấn pháp luật trực tuyến qua điện thoại
– Tư vấn luật miễn phí qua điện thoại
– Tư vấn pháp luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài điện thoại