Phương thức lựa chọn nhà thầu đối với gói thầu quy mô lớn. Các hình thức lựa chọn nhà thấu tương ứng với hạn mức gói thầu mới nhất.
Theo quy định tại
Mục lục bài viết
Thứ nhất, thế nào là gói thầu quy mô lớn
Trước hết cần căn cứ vào quy định tại Điều 4 Luật đầu thầu:
“Điều 4. Giải thích từ ngữ
24. Gói thầu quy mô nhỏ là gói thầu có giá gói thầu trong hạn mức do Chính phủ quy định.”
Hạn mức của gói thầu quy mô nhỏ được hướng dẫn bởi Điều 63
“Điều 63. Hạn mức của gói thầu quy mô nhỏ
Gói thầu quy mô nhỏ là gói thầu cung cấp dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa có giá trị gói thầu không quá 10 tỷ đồng; gói thầu xây lắp, hỗn hợp có giá trị gói thầu không quá 20 tỷ đồng.”
Theo quy định trên pháp luật không đưa ra khái niệm cụ thể về gói thầu quy mô lớn mà chỉ đưa ra hạn mức của gói thầu quy mô nhỏ là gói thầu có giá trị không lớn hơn 10 tỷ đồng đối với gói thầu dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa và không lớn hơn 20 tỷ đồng đối với gói thầu xây lắp, hỗn hợp. Vấn đề phân biệt gói thầu quy mô nhỏ hay quy mô lớn còn có nhiều ý kiến trái chiều.
Gói thầu quy mô nhỏ là cách gọi áp dụng đối với các gói thầu mua sắm hàng hóa, phi tư vấn, hỗn hợp, xây lắp có giá trị không lớn giới hạn ở mức mà pháp luật cho phép. Quy định này giúp nhà nước, ngân sách nhà nước tổ chức thực hiện gói thầu quy mô nhỏ tiết kiệm tài chính và hiệu quả kinh tế. Luật Đấu thầu năm 2013 hướng dẫn quy định cho gói thầu nói chung, việc hướng dẫn cụ thể nằm trong Nghị định 63/2014/NĐ-CP giúp trong việc lựa chọn nhà thầu nhanh chóng và hiệu quả cho gói thầu nhỏ.
Như vậy, có thể ngầm hiểu là gói thầu quy mô lớn là gói thầu không phải là quy mô nhỏ, gói thầu có giá trị lớn, tính chất mức độ phức tạp mà cụ thể giá trị lớn hơn 10 tỷ đồng đối với gói thầu dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa và lớn hơn 20 tỷ đồng đối với gói thầu xây lắp, hỗn hợp. Tuy nhiên ngoài việc dựa vào tiêu chí hạn mức, giá trị ở trên để xác định được là gói thầu có quy mô lớn hay quy mô nhỏ còn phải dựa vào dự toán được phê duyệt, kế hoạch lựa chọn nhà thầu để khi thực hiện quy trình, thủ tục lựa chọn nhà thầu đúng với các quy định pháp luật.
Thứ hai, phương thức lựa chọn nhà thầu đối với gói thầu quy mô lớn
Đối với gói thầu quy mô lớn thì ưu tiên áp dụng 2 phương thức lựa chọn nhà thầu đó là hai giai đoạn một túi hồ sơ và hai giai đoạn hai túi hồ sơ. Điều 30 và Điều 31 Luật đấu thầu năm 2013 có quy định cụ thể như sau:
Điều 30. Phương thức hai giai đoạn một túi hồ sơ
1. Phương thức hai giai đoạn một túi hồ sơ được áp dụng trong trường hợp đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế đối với gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp, hỗn hợp có quy mô lớn, phức tạp.
2. Trong giai đoạn một, nhà thầu nộp đề xuất về kỹ thuật, phương án tài chính theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu nhưng chưa có giá dự thầu. Trên cơ sở trao đổi với từng nhà thầu tham gia giai đoạn này sẽ xác định hồ sơ mời thầu giai đoạn hai.
3. Trong giai đoạn hai, nhà thầu đã tham gia giai đoạn một được mời nộp hồ sơ dự thầu. Hồ sơ dự thầu bao gồm đề xuất về kỹ thuật và đề xuất về tài chính theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu giai đoạn hai, trong đó có giá dự thầu và bảo đảm dự thầu.
Theo quy định trên, nếu quy mô của gói thầu là quy mô lớn và tính chất của gói thầu phức tạp thì chúng ta sẽ áp dụng phương thức hai giai đoạn một túi hồ sơ. Việc áp dụng phương thức chia thành hai giai đoạn này giúp chủ đầu tư, bên mời thầu tìm ra được nhà thầu có nhân tố nổi bật có khả năng, năng lực, kinh nghiệm, có giải pháp khả thi thực hiện gói thầu cũng như xác định hồ sơ mời thầu điều chỉnh sao cho phù hợp với gói thầu.
Tuyệt đối không áp dụng phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ và phương thức một giai đoạn hai túi hồ sơ cho gói thầu có quy mô lớn. Sau này, sau khi lựa chọn được 1 trong số các nhà thầu tham gia đấu thầu đáp ứng tốt nhất các yêu cầu do bên mời thầu đặt ra sẽ ký kết và thực hiện hợp đồng.
Việc áp dụng phương thức hai giai đoạn một túi hồ sơ có thể sẽ mất nhiều thời gian, thủ tục trình tự cũng đôi khi rắc rối hơn ở các khâu, nhưng với kỳ vọng nhằm đạt được mục tiêu lựa chọn được nhà thầu có năng lực. Đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế đối với gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp, hỗn hợp có quy mô lớn, phức tạp theo phương thức hai giai đoạn một túi hồ sơ được thực hiện hướng dẫn bởi Mục 1 Chương IV Nghị định 63/2014/NĐ-CP như sau:
- Tổ chức đấu thầu giai đoạn một
– Việc mời thầu giai đoạn một thực hiện theo quy định tại Khoản 1 Điều 26 của Nghị định 63/2014/NĐ-CP.
– Phát hành, sửa đổi, làm rõ hồ sơ mời thầu: Việc phát hành, sửa đổi, làm rõ hồ sơ mời thầu thực hiện theo quy định tại Khoản 2 Điều 14 của Nghị định này.
– Chuẩn bị, nộp, tiếp nhận, quản lý, sửa đổi, rút hồ sơ dự thầu: Việc chuẩn bị, nộp, tiếp nhận, quản lý, sửa đổi, rút hồ sơ dự thầu thực hiện theo quy định tại Khoản 3 Điều 14 của Nghị định 63/2014/NĐ-CP.
– Mở thầu:
+ Việc mở thầu phải được tiến hành công khai và bắt đầu ngay trong vòng 01 giờ, kể từ thời điểm đóng thầu. Chỉ tiến hành mở các hồ sơ dự thầu mà bên mời thầu nhận được trước thời điểm đóng thầu theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu trước sự chứng kiến của đại diện các nhà thầu tham dự lễ mở thầu, không phụ thuộc vào sự có mặt hay vắng mặt của các nhà thầu.
+ Việc mở thầu được thực hiện đối với từng hồ sơ dự thầu theo thứ tự chữ cái tên của nhà thầu và theo trình tự sau đây:
Bước 1: Kiểm tra niêm phong;
Bước 2: Mở hồ sơ và đọc rõ các thông tin về: Tên nhà thầu; số lượng bản gốc, bản chụp hồ sơ; thông tin chính ghi trong đơn dự thầu; thời gian có hiệu lực của hồ sơ dự thầu; các thông tin khác liên quan.
+ Biên bản mở thầu: Các thông tin trên phải được ghi vào biên bản mở thầu. Biên bản mở thầu phải được ký xác nhận bởi đại diện của bên mời thầu và nhà thầu tham dự mở thầu. Biên bản này phải được gửi cho các nhà thầu tham dự thầu.
+ Đại diện của bên mời thầu phải ký xác nhận vào bản gốc đơn dự thầu, giấy ủy quyền của người đại diện theo pháp luật của nhà thầu (nếu có); thỏa thuận liên danh (nếu có).
– Trao đổi về hồ sơ dự thầu giai đoạn một:
Trong quá trình đánh giá hồ sơ dự thầu giai đoạn một, căn cứ các yêu cầu nêu trong hồ sơ mời thầu và đề xuất của nhà thầu trong hồ sơ dự thầu giai đoạn một, bên mời thầu tiến hành trao đổi với từng nhà thầu nhằm chuẩn xác yêu cầu về kỹ thuật, tài chính của gói thầu phục vụ cho việc hoàn chỉnh hồ sơ mời thầu giai đoạn hai. Bên mời thầu phải bảo đảm thông tin trong hồ sơ dự thầu giai đoạn một của các nhà thầu không bị tiết lộ.
- Chuẩn bị, tổ chức đấu thầu giai đoạn hai
– Lập hồ sơ mời thầu giai đoạn hai:
+ Căn cứ lập hồ sơ mời thầu: Ngoài các căn cứ quy định tại Khoản 1 Điều 12 của Nghị định này, khi lập hồ sơ mời thầu giai đoạn hai, phải tham khảo đề xuất của các nhà thầu tham dự thầu giai đoạn một.
+ Nội dung hồ sơ mời thầu:
Hồ sơ mời thầu phải quy định về tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu bao gồm tiêu chuẩn đánh giá về năng lực và kinh nghiệm (đối với gói thầu đã thực hiện sơ tuyển, trong hồ sơ mời thầu không cần quy định tiêu chuẩn đánh giá về năng lực và kinh nghiệm của nhà thầu song cần yêu cầu nhà thầu cập nhật thông tin về năng lực của nhà thầu), tiêu chuẩn đánh giá về kỹ thuật; tiêu chuẩn xác định giá đánh giá (đối với trường hợp áp dụng phương pháp giá đánh giá), xác định điểm giá và tiêu chuẩn đánh giá tổng hợp (đối với trường hợp áp dụng phương pháp kết hợp giữa kỹ thuật và giá) và các nội dung liên quan khác theo quy định tại các Khoản 2, 3, 4, 5, 7, 8 Điều 12 và Điều 24 của Nghị định 63/2014/NĐ-CP. Trong hồ sơ mời thầu không được nêu bất cứ điều kiện nào nhằm hạn chế sự tham gia của nhà thầu hoặc nhằm tạo lợi thế cho một hoặc một số nhà thầu gây ra sự cạnh tranh không bình đẳng.
– Thẩm định, phê duyệt hồ sơ mời thầu:
+ Hồ sơ mời thầu phải được thẩm định theo quy định tại Điều 105 của Nghị định này trước khi phê duyệt.
+ Việc phê duyệt hồ sơ mời thầu phải bằng văn bản và căn cứ vào tờ trình phê duyệt, báo cáo thẩm định hồ sơ mời thầu.
– Tổ chức đấu thầu:
+ Bên mời thầu mời các nhà thầu đã nộp hồ sơ dự thầu giai đoạn một đến nhận hồ sơ mời thầu giai đoạn hai. Việc phát hành, sửa đổi, làm rõ hồ sơ mời thầu giai đoạn hai thực hiện theo quy định tại Khoản 2 Điều 14 của Nghị định này;
+ Chuẩn bị, nộp, tiếp nhận, quản lý, sửa đổi, rút hồ sơ dự thầu: Việc chuẩn bị, nộp, tiếp nhận, quản lý, sửa đổi, rút hồ sơ dự thầu thực hiện theo quy định tại Khoản 3 Điều 14 của Nghị định này.
– Mở thầu.
TƯ VẤN TRƯỜNG HỢP CỤ THỂ
Tóm tắt câu hỏi:
Công ty chúng tôi đang lập hồ sơ mời thầu gói thầu xây lắp giá trị 105 tỷ đồng. Hiện chúng tôi thực hiện theo hình thức chào giá cạnh tranh, hồ sơ được lập là 01 giai đoạn 01 túi hồ sơ có được không? Doanh nghiệp tư nhân, vốn là vốn góp các cổ đông và vốn vay (70%). Cảm ơn!
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Căn cứ pháp lý
2. Giải quyết vấn đề
Căn cứ theo quy định tại Điều 57 Nghị định 63/2014/NĐ-CP, quy trình chào hàng cạnh tranh áp dụng với những gói thầu có giá trị không quá 05 tỷ đồng. Như vậy, gói thầu xây lắp giá trị 105 tỷ đồng không thuộc phạm vi của chào hàng cạnh tranh. Đối với gói thầu này của bên bạn phải áp dụng theo quy trình của đấu thầu rộng rãi hoặc đấu thầu hạn chế.
Đấu thầu rộng rãi là hình thức lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư trong đó không hạn chế số lượng nhà thầu, nhà đầu tư tham dự. Đấu thầu rộng rãi được áp dụng cho các gói thầu, dự án và không quy định về hạn mức. Đấu thầu hạn chế được áp dụng đối với những gói thầu có yêu cầu cao về kỹ thuật hoặc kỹ thuật có tính đặc thù; gói thầu có tính chất nghiên cứu, thử nghiệm mà chỉ có một số nhà thầu có khả năng đáp ứng yêu cầu của gói thầu.
Như vậy, căn cứ vào tính chất, quy mô và đặc tính kỹ thuật của gói thầu mà bạn có thể lựa chọn hình thức đấu thầu hợp lý (đấu thầu hạn chế hoặc đấu thầu rộng rãi).
Luật sư tư vấn pháp luật phương thức lựa chọn nhà thầu: 1900.6568
Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 28
“Điều 28. Phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ
1. Phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ được áp dụng trong các trường hợp sau đây:
a) Đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế đối với gói thầu cung cấp dịch vụ phi tư vấn; gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp, hỗn hợp có quy mô nhỏ;
b) Chào hàng cạnh tranh đối với gói thầu cung cấp dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp;
c) Chỉ định thầu đối với gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp, hỗn hợp;
d) Mua sắm trực tiếp đối với gói thầu mua sắm hàng hóa;
đ) Chỉ định thầu đối với lựa chọn nhà đầu tư.”
Theo quy định tại Điều 63 Nghị định 63/2014/NĐ-CP gói thầu quy mô nhỏ là gói thầu cung cấp dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa có giá trị gói thầu không quá 10 tỷ đồng; gói thầu xây lắp, hỗn hợp có giá trị gói thầu không quá 20 tỷ đồng. Phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ chỉ áp dụng với gói thầu quy mô nhỏ.
Như vậy, gói thầu của bên bạn là gói thầu xây lắp có giá trị 105 tỷ không thuộc hạn mức áp dụng theo phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ. Bạn có thể lựa chọn theo phương thức hai giai đoạn một túi hồ sơ hoặc hai giai đoạn hai túi hồ sơ tùy từng tính chất của gói thầu.
+ Phương thức hai giai đoạn một túi hồ sơ được áp dụng trong trường hợp đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế đối với gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp, hỗn hợp có quy mô lớn, phức tạp.
+ Phương thức hai giai đoạn hai túi hồ sơ được áp dụng trong trường hợp đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế đối với gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp, hỗn hợp có kỹ thuật, công nghệ mới, phức tạp, có tính đặc thù.
Căn cứ vào từng tính chất, quy mô của gói thầu mà bạn có thể lựa chọn phương thức đấu thầu phù hợp.