Bài thơ Khi con tu hú được viết với phương thức biểu đạt: biểu cảm. Đây là bức chân dung tinh thần tự họa của Tố Hữu, cho chúng ta hiểu thêm về hình ảnh người chiến sĩ cách mạng anh hùng. Để hiểu rõ hơn mời các bạn tham khảo bài viết về Phương thức biểu đạt của bài thơ Khi con tu hú là gì? dưới đây.
Mục lục bài viết
1. Phương thức biểu đạt của bài thơ Khi con tu hú là gì?
Phương thức biểu đạt: Biểu cảm kết hợp tự sự và miêu tả.
2. Tìm hiểu chung về tác phẩm Khi con tu hú:
- Hoàn cảnh sáng tác: Bài thơ được sáng tác vào tháng 7 năm 1939, khi tác giả mới bị bắt giam trong nhà lao Thừa Phủ
- Bố cục: 2 phần
+ Phần 1 (6 câu đầu): Khung cảnh thiên nhiên vào hè.
+ Phần 2 (4 câu cuối): Tâm trạng người chiến sĩ trong tù.
- Nội dung chính: Bài thơ là bức chân dung tinh thần tự họa của Tố Hữu, cho chúng ta hiểu thêm về hình ảnh người chiến sĩ cách mạng anh hùng. Tuy đang phải sống trong cảnh lao tù nhưng người chiến sĩ cách mạng ấy vẫn tràn đầy sức sống, sức trẻ, chan chứa tình yêu con người, tình yêu cuộc sống.
- Phương thức biểu đạt: Biểu cảm
- Thể thơ: Lục bát
- Giá trị nội dung: Bài thơ thể hiện niềm tin yêu cuộc sống thiết tha và sự khao khát tự do mãnh liệt của người chiến sĩ trong cảnh tù đầy.
- Giá trị nghệ thuật:
+ Thể thơ lục bát sử dụng uyển chuyển.
+ Giọng điệu linh hoạt.
+ Từ ngữ tự nhiên và gần gũi với đời thường.
3. Bài tập vận dụng có đáp án:
Câu 1: Ý nào nói nên đúng nhất hoàn cảnh sáng tác của bài thơ?
A. Khi tác giả mới bị thực dân Pháp bắt và bị giam ở nhà lao Thừa phủ.
B. Khi tác giả mới giác ngộ cách mạng.
C. Khi tác giả đang bị giải từ nhà lao này sang nhà lao khác.
D. Khi tác giả đã vượt ngục để trở về với cuộc sống tự do.
Chọn đáp án: A
Câu 2: Bài thơ “Khi con tu hú” nằm trong tập thơ nào của tác giả Tố Hữu?
A. Từ ấy (1937-1946)
B.
C. Máu và hoa (1972 – 1977)
D. Một tiếng đờn (1979 – 1992)
Chọn đáp án: A
Câu 3: Bài thơ nào sau đây không phải là của nhà thơ Tố Hữu?
A.
B. Đêm nay Bác không ngủ
C. Sáng tháng năm
D. Mẹ Suốt
Chọn đáp án: B
Câu 4: Bài thơ “Khi con tu hú” được viết theo thể thơ nào?
A. Thất ngôn bát cú
B. Thất ngôn tứ tuyệt
C. Lục bát
D. Song thất lục bát
Chọn đáp án: C
Câu 5: Câu nào dưới đây nói đúng về Tố Hữu và thơ của ông?
A. Tố Hữu sáng tác thơ để ca ngợi cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ của dân tộc.
B. Ở Tố Hữu có sự thống nhất đẹp đẽ giữa cuộc đời cách mạng và cuộc đời thơ.
C. Thơ Tố Hữu hầu hết miêu tả vẻ đẹp của thiên nhiên quê hương và đất nước.
D. Cả A,B,C đều đúng.
Chọn đáp án: B
Câu 6: Nhận định nào nói đúng nhất ý nghĩa của nhan đề bài thơ “Khi con tu hú”?
A. Gợi ra sự việc được nói đến trong bài thơ.
B. Gợi ra tư tưởng được nói đến trong bài thơ.
C. Gợi ra hình ảnh nhân vật trữ tình trong bài thơ.
D. Gợi ra thời điểm được nói đến trong bài thơ.
Chọn đáp án: D
Câu 7: Hình ảnh nào xuất hiện hai lần trong bài thơ Khi con tu hú?
A. Lúa chiêm
B. Trời xanh
C. Con tu hú
D. Nắng đào
Chọn đáp án: C
Câu 8: Có thể thay thế từ “dậy” trong câu “Vườn dâm dậy tiếng ve ngân” bằng từ nào?
A. nhiều
B. rộn
C. vang
D. nức
Chọn đáp án: B
Câu 9: ý nào nói đúng nhất tâm trạng người tù-chiến sĩ được thể hiện ở bốn câu thơ cuối trong bài thơ ‘Khi con tu hú’?
A. Uất ức, bồn chồn, khao khát tự do đến cháy bỏng
B. Nung nấu ý chí hành động để thoát khỏi chốn ngục tù
C. Buồn bực vì chim tu hú ngoài trời kêu
D. Mong nhớ da diết cuộc sống ngoài chốn ngục tù.
Chọn đáp án: A
Câu 10: Điền cụm từ thích hợp nhất để hoàn thành câu nhận xét về cảnh mùa hè được miêu tả trong 6 câu thơ đầu của bài thơ ‘Khi con tu hú’:
‘Bằng tưởng tượng, nhà thơ đã khắc hoạ sinh động một bức tranh mùa hè…’
A. tràn ngập âm thanh
B. Có màu sắc sáng tươi
C. ảm đạm, ủ ê
D. náo nức âm thanh và rực rỡ sắc màu
Chọn đáp án: D
Câu 11: Bài thơ Khi con tu hú đã thể hiện sâu sắc tình yêu cuộc sống tha thiết và niềm khao khát tự do đến cháy bỏng của người chiến sĩ cách mạng trong cảnh tù đày.
A. Đúng
B. Sai
Chọn đáp án: A
Câu 12: Nhân vật trữ tình trong bài thơ “Khi con tu hú” chính là tác giả. Điều đó đúng hay sai?
A. Đúng
B. Sai
Chọn đáp án: A
Câu 13: Trong bài thơ “Khi con tu hú”, không gian tự do cao rộng của bức tranh thơ được thể hiện qua hình ảnh nào?
A. Lúa chiêm đương chín, trái cây ngọt dần.
B. Vườn râm dậy tiếng ve ngân.
C. Bắp rây vàng hạt đầy sân nắng đào.
D. Đôi con diều sáo lộn nhào từng không.
Chọn đáp án: D
Câu 14: Nhận xét nào phù hợp với đoạn 1 của bài thơ “Khi con tu hú”?
A. Mở ra cả một thế giới rộn ràng, tràn đầy sức sống.
B. Khao khát tự do đến cháy bỏng.
C. Bức tranh mùa hè rực rỡ.
D.Sức cảm nhận tinh tế,mãnh liệt của tâm hồn yêu đời.
Chọn đáp án: A
Câu 15: Bài thơ Khi con tu hú được khơi nguồn từ tiếng chim tu hú gọi bầy.
A. Đúng
B. Sai
Chọn đáp án: A
Câu 16: Hình ảnh nào xuất hiện hai lần trong bài thơ Khi con tu hú?
A. Lúa chiêm
B.Trời xanh
C. Con tu hú
D. Nắng đào
Trả lời: Hình ảnh nào xuất hiện hai lần trong bài thơ, cả phần đầu và cuối.
Đáp án cần chọn: C
Câu 17: Có thể thay thế từ “dậy” trong câu “Vườn dâm dậy tiếng ve ngân” bằng từ nào?
A. nhiều
B. rộn
C. vang
D. nức
Trả lời: Có thể thay từ “dậy” bằng từ “rộn”
Đáp án cần chọn: B
Câu 18: Ý nào nói đúng nhất tâm trạng người tù – chiến sĩ được thể hiện ở bốn câu thơ cuối trong bài thơ ‘Khi con tu hú’?
A. Uất ức, bồn chồn, khao khát tự do đến cháy bỏng
B. Nung nấu ý chí hành động để thoát khỏi chốn ngục tù
C. Buồn bực vì chim tu hú ngoài trời kêu
D. Mong nhớ da diết cuộc sống ngoài chốn ngục tù.
Trả lời: Bốn câu cuối thể hiện sự uất ức, bồn chồn, khao khát tự do đến cháy bỏng
Đáp án cần chọn: A
Câu 19: Điền cụm từ thích hợp nhất để hoàn thành câu nhận xét về cảnh mùa hè được miêu tả trong 6 câu thơ đầu của bài thơ ‘Khi con tu hú’:
‘Bằng tưởng tượng, nhà thơ đã khắc hoạ sinh động một bức tranh mùa hè…’
A. tràn ngập âm thanh
B. Có màu sắc sáng tươi
C. ảm đạm, ủ ê
D. náo nức âm thanh và rực rỡ sắc màu
Trả lời: ‘Bằng tưởng tượng, nhà thơ đã khắc hoạ sinh động một bức tranh mùa hè náo nức âm thanh và rực rỡ sắc màu’
Đáp án cần chọn: D
Câu 20: Trong bài thơ “Khi con tu hú”, không gian tự do cao rộng của bức tranh thơ được thể hiện qua hình ảnh nào?
A. Lúa chiêm đương chín, trái cây ngọt dần.
B.Vườn râm dậy tiếng ve ngân.
C. Bắp rây vàng hạt đầy sân nắng đào.
D. Đôi con diều sáo lộn nhào từng không.
Trả lời: Trong bài thơ “Khi con tu hú”, không gian tự do cao rộng của bức tranh thơ được thể hiện qua hình ảnh đôi con diều sáo lộn nhào từng không.
Đáp án cần chọn: D
Câu 21: Nhận xét nào phù hợp với đoạn 1 của bài thơ “Khi con tu hú”?
A. Mở ra cả một thế giới rộn ràng, tràn đầy sức sống.
B.Khao khát tự do đến cháy bỏng
C.Bức tranh mùa hè rực rỡ.
D. Sức cảm nhận tinh tế, mãnh liệt của tâm hồn yêu đời.
Trả lời: Đoạn đầu bài thơ được nhận xét là bức tranh đã mở ra cả một thế giới rộn ràng, tràn đầy sức sống.
Đáp án cần chọn: A
Câu 22: Con hãy lựa chọn đáp án Đúng hoặc Sai
Bài thơ Khi con tu hú được khơi nguồn từ tiếng chim tu hú gọi bầy
Trả lời: Bài thơ Khi con tu hú được khơi nguồn từ tiếng chim tu hú gọi bầy thể hiện qua câu thơ đầu.
Câu 23: Con hãy lựa chọn đáp án Đúng hoặc Sai
Bức tranh thiên nhiên trong bài thơ “Khi con tu hú” chính là biểu hiện của tình yêu nước, tinh thần chiến đấu của người chiến sĩ cách mạng, đúng hay sai?
Trả lời: Nhận xét trên hoàn toàn chính xác
THAM KHẢO THÊM: