Tìm hiểu về trích dẫn? Vai trò của việc trích dẫn tài liệu đúng cách? Lý do cần trích dẫn điều luật? Phương pháp trích dẫn điều luật trong văn bản pháp luật chuẩn?
Ngày nay, trong quá trình xã hội đang ngày càng phát triển mạnh mẽ thì cũng đòi hỏi con người chúng ta đều sẽ cần phải có hiểu biết về mọi mặt và hơn nữa là những kỹ năng mềm được sử dụng hằng ngày trong học tập, doanh nghiệp, cơ quan. Và, một trong số đố, trích dẫn là một trong những công đoạn không thể thiếu đối với quá trình soạn thảo văn bản hay khi các chủ thể thực hiện việc trình bày trước đám đông, làm báo cáo. Việc trích dẫn thể hiện sự chuyên nghiệp, chú trọng, đề cao công việc, nhiệm vụ đang được thực hiện của các chủ thể.
Đặc biệt, khi viết về các vấn đề nói chung hoặc vấn đề pháp lý nói riêng, việc tham khảo, trích dẫn tài liệu là rất quan trọng nhằm mục đích để các chủ thể có thể bày tỏ sự tôn trọng của mình đối với tác giả của những đề tài đã được tham khảo, bên cạnh đó cũng thể hiện sự tìm tòi, học hỏi của người viết trong lĩnh vực nghiên cứu. Ta nhận thấy rằng, hiện nay, việc trích dẫn tài liệu nói chung, trích dẫn điều luật nói riêng đối với sinh viên ngành luật, người hành nghề luật, trong quá trình học tập và viết pháp lý có những ý nghĩa và vai trò quan trọng.
Mục lục bài viết
1. Tìm hiểu về trích dẫn:
Trên thực tế, các chủ thể có tìm hiểu tài liệu từ nhiều nguồn khác nhau và là việc trích dẫn sẽ giúp các chủ thể có thể chứng minh thiết thực nhất khi những nội dung được trình bày đã được công nhận, thực hiện.
Trích dẫn được hiểu cơ bản chính là một phần của quyền sở hữu trí tuệ, trích dẫn thực chất cũng là một công cụ hỗ trợ tốt cho con người trong những hoạt động liên quan đến quá trình chủ thể đó thực hiện soạn thảo văn bản, hay chuẩn bị những nội dung thuyết trình trước đám đông để phục vụ cho công việc, học tập, giảng dạy hay nhiều hoạt động cụ thể khác ở nhiều các lĩnh vữ khác nhau của đời sống xã hội.
Việc trích dẫn này cũng sẽ có thể được trích từ nhiều nguồn khác nhau cụ thể có thể kể đến như trích dẫn trong sách, giáo trình, trên mạng xã hội, hoặc báo chí và nhiều nguồn khác. Trong số đó thì ta thấy rằng, môi trường internet là môi trường được nhiều người sử dụng nhiều nhất bởi sự đa dạng và phong phú từ nhiều những nội dung từ các nguồn khác nhau, của nhiều tác giả nổi tiếng hay đã được kiểm chứng, sử dụng.
Cũng chính bởi vì nguyên nhân đó, hiện nay việc trích dẫn có vai trò rất quan trọng đối với thực tiễn cuộc sống hiện đại ngày nay, tuy nhiên tất cả con người đều sẽ cần phải cân nhắc trong quá trình chọn lọn những nội dung phù hợp và cần phải tránh trường hợp vi phạm bản quyền của những tác phẩm này.
Nguồn trích dẫn sẽ cần phải được ghi nhận ngay khi thông tin được các chủ thể sử dụng. Nguồn trích dẫn thực chất sẽ có thể được đặt ở đầu, giữa hoặc cuối một câu, cuối một đoạn văn hay cuối một trích dẫn trực tiếp.
2. Vai trò của việc trích dẫn tài liệu đúng cách:
Việc trích dẫn tài liệu đúng cách có những vai trò cơ bản như sau:
– Việc trích dẫn tài liệu đúng cách có vai trò giúp người đọc dễ dàng tìm thấy nguồn của tài liệu được trích dẫn nếu họ muốn.
– Một bài viết được lập luận chặt chẽ với nhiều kiến thức bổ trợ được trích dẫn từ các nguồn uy tín cũng sẽ góp phần tăng thêm tính xác thực cho lập luận trong bài viết.
– Việc trích dẫn tài liệu đúng cách có vai trò cho thấy có sự nghiên cứu sâu trong lĩnh vực liên quan của đề tài.
– Cuối cùng, rất quan trọng, việc trích dẫn tài liệu tham khảo một cách chính xác, đúng nguyên tắc thực chất cũng sẽ giúp bài luận của các chủ thể tránh khỏi các vấn đề liên quan đến đạo văn.
Trích dẫn tài liệu tham khảo trên thực tế có ý nghĩa quan trọng và cũng sẽ giúp cải thiện kỹ năng viết của các chủ thể. Việc các chủ thể lựa chọn cách thức trích dẫn gián tiếp sử dụng các ý tưởng, kết quả, hoặc ý của một vấn đề trong tác phẩm gốc để nhằm mục đích diễn tả lại theo cách viết của mình sẽ giúp người viết có thể từ đó nâng cao khả năng diễn đạt của mình. Bên cạnh đó, với chủ thể là những người viết báo cáo còn phát triển năng lực nghiên cứu: nhờ quá trình thực hiện tìm kiếm và chọn lọc những thông tin có chất lượng, giúp các chủ thể có thể làm tăng khả nặng tự học, tự tìm kiếm thông tin và khai thác thông tin.
3. Lý do cần trích dẫn điều luật:
Trong môi trường pháp lý, chủ thể là người viết phải dẫn chiếu căn cứ pháp lý nhằm mục đích để có thể chứng minh, bảo vệ quan điểm của mình. Căn cứ pháp lý thường được hiểu cơ bản chính là các điều khoản nằm trong các văn bản pháp luật của Việt Nam, ví dụ cụ thể như: Hiến pháp, Bộ luật, luật, Nghị quyết của quốc hội, Thông tư,… Như mỗi chúng ta đều đã biết, Việt Nam nói riêng và tất cả các quốc gia trên thế giới đều có một hệ thống văn bản pháp luật đồ sộ. Đối với Việt Nam, hệ thống văn bản pháp luật sẽ do nhiều chủ thể ban hành từ Hiến pháp, Bộ luật, luật đến các Nghị định của Chính phủ, Thông tư của các bộ ngành và nhiều văn bản khác.
Mỗi văn bản pháp luật thì sẽ lại bao gồm nhiều phần, chương, mục, điều, khoản, điểm; chưa kể còn có rất nhiều văn bản lại trải qua nhiều lần sửa đổi, bổ sung, thay thế do sự thay đổi của quan hệ xã hội mà nó điều chỉnh. Cũng chính vì nguyên nhân đó, nhằm mục đích để người khác đồng tình với quan điểm của mình, đòi hỏi chủ thể là người hành nghề luật phải trích dẫn cụ thể quy định mà mình trích dẫn là căn cứ pháp lý bảo vệ cho quan điểm của chính chủ thể đó.
4. Phương pháp trích dẫn điều luật trong văn bản pháp luật chuẩn:
Điều luật nằm trong các văn bản pháp luật cụ thể, cũng chính bởi vì nguyên nhân đó mà mỗi chúng ta cần lưu ý cả cách trích dẫn điều luật trong văn bản pháp luật. Cụ thể:
– Cách trích dẫn văn bản pháp luật:
Khi thực hiện việc trích dẫn văn bản lần đầu, chủ thể là người viết phải trích dẫn đầy đủ, cụ thể:
Khi trích dẫn văn bản là bộ luật, luật, pháp lệnh, chủ thể là người viết phải ghi đầy đủ tên loại văn bản, tên gọi của văn bản và số, ký hiệu văn bản. Ví dụ cụ thể như: Căn cứ
Khi thực hiện việc trích dẫn các loại văn bản khác (Nghị quyết, Nghị định, Thông tư), chủ thể là người viết phải phải ghi đầy đủ tên loại văn bản; số, ký hiệu văn bản; ngày, tháng, năm ban hành văn bản; tên cơ quan, người có thẩm quyền ban hành văn bản và tên gọi của văn bản. Ví dụ cụ thể như: Căn cứ Nghị quyết số 04/2017/NQ-HĐTP ngày 05 tháng 05 năm 2017 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn một số quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 192
Đối với văn bản pháp luật sửa đổi, bổ sung, chủ thể là người viết sẽ cần phải thực hiện việc trích dẫn cả văn bản bị sửa đổi, bổ sung và văn bản sửa đổi, bổ sung. Ví dụ: Căn cứ
Các chủ thể là người viết cũng sẽ cần lưu ý rằng, khi thực hiện việc trích dẫn văn bản đã được sửa đổi, bổ sung, người viết sẽ không được trích dẫn văn bản hợp nhất (ví dụ cụ thể như: người viết sẽ không trích dẫn “căn cứ Văn bản hợp nhất số 902/VBHN-BKHĐT ngày 12 tháng 02 năm 2019 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hợp nhất Nghị định về đăng ký doanh nghiệp). Về bản chất, văn bản hợp nhất thực tế không phải là văn bản quy phạm pháp luật; việc hợp nhất nhằm mục đích chính là để giúp người dân có thể thông qua đó dễ dàng theo dõi quy định của pháp luật để nhằm có thể thực hiện chính xác. Cũng chính bởi vì vậy mà các chủ thể là người viết phải dẫn đúng tên văn bản chứa đựng điều khoản cần trích dẫn.
– Cách trích dẫn điều luật:
Đối với trường hợp người viết thực hiện trích dẫn đến điều, khoản, điểm thì chủ thể là người viết không phải xác định rõ phần, chương, mục, tiểu mục có chứa điều, khoản, điểm đó.
Đối với trường hợp người viết thực hiện trích dẫn đến khoản, điểm thì chủ thể là người viết phải xác định rõ khoản, điểm thuộc điều nào của văn bản đó.
Đối với trường hợp người viết thực hiện trích dẫn các điều, khoản, điểm của một văn bản cụ thể thì cần phải viết hoa chữ cái đầu của điều, khoản, điểm (tức là Điều, Khoản, Điểm).
Ví dụ cụ thể như: Căn cứ Điểm a Khoản 1 Điều 27 Bộ luật dân sự số 91/2015/QH13; Căn cứ Khoản 1 Điều 37 Bộ luật lao động số 45/2019/QH14.
Đối với trường hợp người viết thực hiện trích dẫn đến phần, chương, mục, tiểu mục, điều, khoản, điểm của một văn bản thì chủ thể là người viết phải viện dẫn theo thứ tự từ nhỏ đến lớn và tên của văn bản; nếu người viết thực hiện trích dẫn đến khoản, điểm khác trong cùng một điều hoặc từ mục, tiểu mục, điều này đến mục, tiểu mục, điều khác trong cùng một chương của cùng một văn bản thì không phải xác định tên của văn bản nhưng phải trích dẫn cụ thể.