Trước đây, các quốc gia giành cho mình thẩm quyền tuyệt đối được luật quốc tế công nhận trong việc kiểm soát việc tiếp nhận và thành lập đầu tư nước ngoài trên lãnh thổ của mình.
Theo truyền thống, các quốc gia đã giành cho mình thẩm quyền tuyệt đối được luật pháp quốc tế công nhận trong việc kiểm soát việc tiếp nhận và thành lập đầu tư của người nước ngoài, trong đó có các nhà đầu tư nước ngoài, trên lãnh thổ của mình. Tuy nhiên, trong nền kinh tế toàn cầu hiện nay, các vấn đề liên quan đến chính sách mở cửa cho việc tiếp cận và thành lập đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài ngày càng thu hút sự quan tâm. Vấn đề này có thể được dựa trên sự khác nhau của các khái niệm về tiêu chuẩn, bao gồm các chế độ không phân biệt đối xử đã được quy định trong các hiệp định thương mại quốc tế, nổi bật là đối xử quốc gia (NT) và đối xử tối huệ quốc (MFN).
Mặc dù có một số áp lực yêu cầu các chính phủ phải tự do hóa các điều kiện về tiếp cận và thành lập cho đầu tư nước ngoài, nhưng thực tế vẫn diễn ra theo chiều hướng khác nhau. Ở cấp quốc gia, trong khi các chính sách tiếp cận thị trường ngày càng tự do hóa, thì pháp luật trong nước vẫn tiếp tực giữ quyền kiểm doát và quyết định việc tiếp cận và thành lập, thậm chí ngay tại các nền kinh tế tương đối cởi mở. Ở cấp quốc tế, mặc dù các quy định về tiếp cận thị trường trong các hiệp định quốc tế đã trở nên phổ biến, nhưng các quy định này không đồng nhất dnahf cho các nhà đầu tư nước ngoài các quyền tuyệt đối trong việc tiếp nhận và thành lập đầu tư.
Phương pháp tiếp cận của các quốc gia đối với vấn đề tiếp cận và thành lập có thể được chia thành 5 loại/mô hình chính như sau:
– Mô hình “kiểm soát đầu tư” bảo lưu toàn bộ quyền kiểm soát của quốc gia đối với việc tiếp cận và thành lập.
– Mô hình “tự do hóa chọn lọc” đưa ra các quyền hạn chế về việc tiếp cận và thành lập, ví dụ chỉ áp dụng cho các ngành thuộc “dnah mục lựa chọn” trong các hiệp định ký kết giữa các quốc gia.
– Mô hình “chương trình công nghiệp hóa khu vực” dành đầy đủ các quyền tiếp cận và thành lập trên cơ sở đối xử quốc gia cho nhà đầu tư của các nước thành viên của một tổ chức hội nhập kinh tế khu vực vì mục đích của chương trình.
– Mô hình “đối xử quốc gia có đi có lại” đưa ra các quyền đầy đủ liên quan đến tiếp cận và thành lập dựa trên cơ sở đối xử quốc gia đối với tất cả các pháp nhân và thể nhân của các nước thành viên thuộc một tổ chức hội nhập kinh tế khu vực tham gia vào hoạt động kinh doanh qua biên giới.
– Mô hình “kết hợp đối xử quốc gia/đối xử tối huệ quốc” (NT/MFN) đưa ra các quyền đầy đủ về tiếp cận và thành lập trên cơ sở của sự đối xử nào tố hơn giữa MFN và NT tùy thuộc “danh mục loại trừ” các ngành không được áp dụng các quyền này.
Trên thực tế, mặc dù có nhiều lựa chọn, mô hình đầu tiên được sử dụng rộng nhất, trong khi mô hình cuối cùng ngày càng thu hút được sự quan tâm của các quốc gia mong muốn thiết lập một chế độ tự do cho việc tiếp cận và thành lập đầu tư trong một khuôn khổ pháp lý về đầu tư.
Các mô hình này gợi ý cho các quốc gia một số lựa chọn chính sách sau:
– Lựa chọn 1: Chấp nhận thẩm quyền tuyệt đối của một quốc gia thông qua mô hình kiểm soát đầu tư, theo đó bảo lưu thẩm quyền xem xét các đề xuất đầu tư.
– Lựa chọn 2: Tự do hóa một cách thận trọng thông qua việc áp dụng mô hình tự do hóa có chọn lọc, theo đó đồng thời mở cửa một hoặc nhiều ngành.
– Lựa chọn 3: Theo đuổi chương trình công nghiệp hóa khu vực và khuyến khích thành lập các công ty đa quốc gia khu vực, theo đó thành lập các tổ chức kinh doanh siêu quốc gia nhằm khuyến khích sự phát triển kinh tế khu vực.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
– Lựa chọn 4: Để tự do hóa hoàn toàn đối với việc tiếp cận và thành lập trên cơ sở đối xử quốc gia có đi có lại, theo đó cho phép các quyền này tồn tại giữa các quốc gia thấy được lợi ích chung của việc hội nhập khu vực, mà không nhất thiết cam kết hoàn toàn trên cơ sở đa phương.
– Lựa chọn 5: Theo mô hình NT/MFN và tự do hóa việc tiếp cận và thành lập của các nhà đầu tư đến từ các nước ký kết trên cơ sở áp dụng chế độ đối xử nào tốt hơn trong hai chế độ, chỉ tùy thuộc vào “danh mục loại trừ” bảo lưu các hoạt động, ngành hoặc chính sách có thể được áp dụng. Sự tồn tại của danh mục loại trừ các ngành nhấn mạnh rằng các ngành chiến lược có thể không bị áp dụng các biện pháp tự do hóa.
– Lựa chọn 6: Kết hợp các mô hình, cần nhớ rằng một số lựa chọn rõ ràng không tương thích và khó kết hợp. Ảnh hưởng kinh tế của các mô hình lai này sẽ đưa ra các khả năng lựa chọn có thể thích ứng hơn với các quốc gia cụ thể có lợi ích đan xen.
Tất cả các lựa chọn trên đây tập trung vào vấn đề tiếp nhận và thành lập, chúng không đề cập đến mức độ các chính phủ theo đuổi các chính sách nhằm mục đích, ví dụ tăng các lợi ích gắn với FDI và hạn chế các ảnh hưởng tiêu cực.