Tổng quan về các phương pháp nghiên cứu của xã hội học pháp luật? Phương pháp nghiên cứu xã hội học pháp luật? Phương pháp điều tra xã hội học pháp luật?
Xã hội học pháp luật là ngành học chuyên biệt nghiên cứu các quy luật xã hội, các quá trình xã hội của quá trình phát sinh, tồn tại, hoạt động của pháp luật trong xã hội, trong mối liên hệ với các chuẩn mực xã hội khác, nguồn gốc, bản chất, các chức năng xã hội của pháp luật, các hoạt động xây dựng và thực hiện pháp luật, … Vậy phương pháp nghiên cứu, điều tra khảo sát xã hội học pháp luật được thực hiện như thế nào?
Luật sư tư vấn luật miễn phí qua tổng đài điện thoại: 1900.6568
Mục lục bài viết
1. Tổng quan về các phương pháp nghiên cứu của xã hội học pháp luật:
Xã hội học pháp luật là một lĩnh vực nghiên cứu rộng dành cho xã hội học và khoa học pháp lý. Xã hội học có mối quan hệ chặt chẽ với các ngành học khác như: Lý luận nhà nước và pháp luật, luật dân sự, triết học, … Vì vậy khi tiến hành nghiên cứu xã hội học cần phải có những phương pháp nghiên cứu đề giải quyết vấn đề ấy.
Để tiến hành một cuộc điều tra khảo sát xã hội học về các vấn đề, sự kiện, tình huống xảy ra thường trải qua 3 giai đoạn như sau:
– Chuẩn bị;
– Tiến hành thu thập thông tin;
– Xử lý và phân tích thông tin.
Mỗi giai đoạn đều được thực hiện dựa trên nguyên tắc tuần tự, lần lượt từng giai đoạn, có thực hiện giai đoạn trước thì mới được thực hiện giai đoạn sau, việc thực hiện giai đoạn trước là tiền đề, cơ sở cho việc thực hiện giai đoạn sau. Ở mỗi giai đoạn có nhiều khâu, nhiều bước cụ thể khác nhau, cũng phải được thực hiện theo nguyên tắc trình tự thuận như vậy.
2. Phương pháp nghiên cứu xã hội học pháp luật:
Để thu thập thông tin dùng trong xã hội học pháp luật việc sử dụng phương pháp nghiên cứu rất cần thiết. Có thể nghiên cứu thông tin qua các phương pháp cụ thể như sau:
2.1. Phương pháp phân tích tài liệu:
Để sử dụng phương pháp này trong nghiên cứu xã hội học pháp luật trước hết cần chuẩn bị nguồn tài liệu. Chẳng hạn như Bộ luật, luật, các văn bản pháp luật, các bài tạp chí pháp luật, luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ, … Giá trị của tài liệu là những thông tin mà nhà nghiên cứu tìm được trong bản thân đối tượng đó. Những thông tin chứa đựng trong tài liệu chưa hẳn đúng sự thật, nguồn gốc tài liệu khác nhau thì độ tin cậy cũng khác nhau. Dựa vào những số liệu, thông tin trong tài liệu, các nhà xã hội học tiến hành xem xét, nghiên cứu và phân tích chúng nhằm rút ra những thông tin, kết luận mới phục vụ cho đề tài pháp luật cần được nghiên cứu.
Để phân tích tài liệu có thể sử dụng hai phương pháp: Phương pháp phân tích định tính và phương pháp phân tích định lượng. Phương pháp phân tích định tính chủ yếu từ kinh nghiệm, chiều sâu kiến thức của nhà nghiên cứu còn phân tích định lượng đòi hỏi phải có hệ thống, phải phân loại, khái quát hóa các dữ liệu cần thiết từ tài liệu để rút ra kết luận có giá trị thiết thực về mặt lý luận và thực tiễn.
2.2. Phương pháp phỏng vấn:
Nhà nghiên cứu có thể nắm bắt được trình độ tri thức, hiểu biết pháp luật của các tầng lớp xã hội, đánh giá về ý thức pháp luật của họ. Từ đó thu thập được những thông tin về tư tưởng, tình cảm, quan điểm, suy nghĩ của cá nhân trước một vấn đề hay sự kiện pháp lý nào đó thông qua hình thức hỏi – đáp trực tiếp.
Như vậy, thông qua hình thức phỏng vấn trực tiếp người phỏng vấn và người được phỏng vấn dựa theo bảng câu hỏi, người phỏng vấn nêu các câu hỏi và ghi nhận câu trả lời của người được phỏng vấn. Từ đó nắm rõ được thông tin về cá nhân người được phỏng vấn thông qua bảng câu hỏi.
Phương pháp phỏng vấn được chia thành nhiều loại khác nhau như: Phỏng vấn tiêu chuẩn hóa và phỏng vấn không tiêu chuẩn hóa; phỏng vấn thường và phỏng vấn sâu; phỏng vấn cá nhân và phỏng vấn nhóm xã hội; phỏng vấn qua điện thoại.
Một cuộc phỏng vấn được đặt ra nhằm từng bước đưa người được phỏng vấn tham gia cuộc trò chuyện, tạo ra không khí cởi mở để tạo hứng thú của người trả lời theo kế hoạch đã định. Thứ nhất, bước đầu tạo không khí thân thiện, cởi mở cho cuộc phỏng vấn. Thứ hai, đưa ra những câu hỏi theo kế hoặc phỏng vấn. Thứ ba, chuyển qua các câu hỏi chính cần phỏng vấn. Thứ tư, khi cuộc phỏng vấn bị gián đoạn vì lý do nào đấy cần nhanh chóng tạo lại không khí cuộc phỏng vấn. Thứ năm, kết thúc phỏng vấn.
2.3. Phương pháp anket:
Phương pháp anket là hình thức hỏi – đáp gián tiếp dựa trên bảng câu hỏi đã được soạn thảo trước đó và người được hỏi tự đọc các câu hỏi trong bảng hỏi sau đó ghi cách trả lời của mình vào phiếu hỏi và gửi lại phiếu đó cho điều tra viên xã hội học.
Theo cấu tại của câu hỏi đặt ra trong phiếu anket có phiếu anket đóng và phiếu anket mở:
+ Phiếu anket đóng là phiếu mà các phương án trả lời đã được xác định từ trước theo từng câu hỏi;
+ Phiếu anket mở là loại phiếu mà người trả lời tự bày tỏ ý kiến của mình theo các câu hỏi đặt ra, loại phiếu này cho phép thu thập được nhiều ý kiến, quan điểm cá nhân về các vấn đề, sự kiện pháp luật cần nghiên cứu.
2.4. Phương pháp thực nghiệm:
Phương pháp thực nghiệm có thể hiểu là nhà xã hội học tạo ra tình huống, sự kiện pháp lý giống với thực tế, sau đó quan sát hoạt động, cách ứng xử của những người tham gia để thu thập thông tin liên quan đến vấn đề cần nghiên cứu. Tiến hành thực nghiệm cần đảm bảo được những thông tin thu thập được có thể ứng dụng sang những tình huống tương tự có điều kiện tương đồng.
2.5. Phương pháp quan sát:
Phương pháp quan sát thu thập thông tin xã hội sơ cấp về đối tượng bằng sự tri giác trực tiếp của người nghiên cứu và ghi chép lại những nhân tố liên quan đến đối tượng nghiên cứu và mục đích nghiên cứu. Thông qua việc quan sát nhận thức được các đặc điểm, các mối liên hệ hiện có của đối tượng nghiên cứu. Phương pháp này phù hợp với các đối tượng là hành vi pháp luật của các chủ thể, hành động của phạm nhân, ….
Để nâng cao độ chân thực, tin cậy của thông tin, tư liệu thu được, cần phụ thuộc vào các yếu tố sau:
– Sự tham gia hay mức độ can thiệp của nhà nghiên cứu vào quá trình quan sát. Điều này phụ thuộc nhiều vào mục đích nghiên cứu: Sự can thiệp của nhà nghiên cứu là cần thiết khi mục đích quan sát mang tính thực tế, thăm dò; sự can thiệp của nhà nghiên cứu không được phép khi quan sát với mục đích nghiên cứu khoa học.
– Cách ghi nhận thông tin quan sát của nhà nghiên cứu. Trong quá trình nghiên cứu thì việc ghi chép kết quả phải luôn tuân thủ chương trình nghiên cứu và các định hướng quan sát, phải mô tả, ghi nhận sự kiện, tình huống chủ yếu của quá trình quan sát.
3. Phương pháp điều tra xã hội học pháp luật:
Trong thực tiễn đời sống, khi xuất hiện một vấn đề, một sự kiện hay hiện tượng pháp luật nào đó thì các nhà khoa học có nhu cầu khảo sát, nghiên cứu lý thuyết và thực tế, và cần thiết phải điều tra xã hội học pháp luật. Quy trình một cuộc điều tra sẽ thực hiện như sau:
3.1. Lựa chọn thời điểm để tiến hành điều tra:
Với nhu cầu thu thập được thông tin cần thiết về các khía cạnh xã hội được chính xác, khách quan, việc lựa chọn thời điểm điều tra thuận lợi và thích hợp rất quan trọng. Phải lựa chọn thời điểm mà khi tiến hành điều tra tại ra không gian tâm lý- xã hội thuận lợi nhất, cho phép cán bộ điều tra thục ư hiện dễ dàng.
Lưu ý, không tiến hành điều tra vào các thời điểm có sự kiện chính trị – pháp lý, các sinh hoạt cộng đồng ở địa phương, các ngày lễ, tết, … Đặc biệt không tiến hành điều tra trong sự nôn nóng, khiên cưỡng, hoặc trong bầu không khí đang thờ ơ, … Đây là những thời điểm nhạy cảm, nếu tiến hành điều tra khảo sát sẽ không đạt được hiệu quả như mong muốn.
3.2. Chuẩn bị kinh phí cho cuộc điều tra:
Kinh phí có ảnh hưởng quan trọng với hiệu quả của cuộc điều tra, khảo sát. Kinh phí nhiều quá có thể gây lãng phí, tốn kém cho ngân sách nhà nước, nhưng kinh phí ít quá tạo không khí chán nản, kém phấn khởi với cán bộ điều tra, ảnh hưởng tiêu cực đến tiến độ thu thập thông tin tại địa phương. Thông thường kinh phí cho cuộc điều tra gồm có:
– Tiền chi cho xây dựng đề cương, chương trình nghiên cứu;
– Tiền chi cho công tác in, ấn giấy tờ, phiếu điều tra;
– Tiền chi mua văn phòng phẩm, các công cụ, phương tiện hỗ trợ cho cuộc điều tra;
– Tiền chi cho thù lao của điều tra viên, cộng tác viên; …
3.3. Công tác tiền trạm:
Tạo không khí thân thiện, tin cậy với cơ sở, ban, ngành, địa phương – nơi tiến hành công tác thu thập thông tin về các vấn đề pháp luật cần khảo sát, điều tra diễn ra thuận lợi và đạt chất lượng, hiệu quả cao. Công tác tiền trạm là đoàn điều tra cử đại diện của mình đi tiếp xúc , liên hệ với cơ quan, đoàn thể, chính quyền địa phương nơi diễn ra cuộc điều tra, tuyên truyền và tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ của các cơ quan, ban, ngành tại địa phương đó.
3.4. Lập biểu đồ tiến độ điều tra:
Xây dựng biểu đồ điều tra cụ thể theo từng giai đoạn, từng ngày tiến hành điều tra, tương ứng với các công việc cụ thể, các đơn vị, lực lượng cùng phối hợp và mục tiêu kết quả cần đạt được. Từ đó các thành viên của đoàn điều tra sẽ chủ động thực hiện đúng kế hoạch và thuận tiện cho việc theo dõi, điều phối chung công việc.
3.5. Lựa chọn và tập huấn điều tra viên:
Điều tra viên là người trực tiếp tiếp xúc với cá nhân, các đối tượng xã hội nên đòi hỏi phải là những người có đủ năng lực, phẩm chất theo tiêu chuẩn. Điều tra viên là người có hiểu biết pháp luật nhất định; có trình độ hiểu biết xã hội, am hiểu về tâm lý xã hội của các đối tượng cung cấp thông tin, nắm được phong tục, tập quán văn hóa địa phương nơi diễn ra cuộc điều tra; khả năng linh hoạt, tiếp cận được các đối tượng quần chúng khác nhau; …
3.6. Tiến hành thu thập thông tin:
Sau khi hoàn tất các bước trên, việc thu thập thông tin về các khía cạnh xã hội – pháp lý là công việc thực sự quan trọng. Các điều tra viên sẽ tiến hành phát ra- thu về các phiếu anket hoặc tiến hành thực hiện phỏng vấn, … Sau đó, kiểm tra lại các