Thế nào là nhà nước pháp quyền ở Việt Nam? Phương hướng xây dựng nhà nước pháp quyền ở Việt Nam. Mục tiêu của việc hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Nhà nước là tổ chức quyền lực, chính trị của xã hội có giai cấp, có lãnh thổ, dân cư và chính quyền độc lập, có khả năng đặt ra và thực thi pháp luật nhằm thiết lập trật tự xã hội nhất định trong phạm vi lãnh thổ của mình. Nhà nước Việt Nam đi theo hướng xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Trên con đường hoàn thiện cũng như tập trung xây dựng môi trường dân giàu, nước mạnh, hệ thống pháp quyền ổn định thì phải đặt ra những phương hướng nhất định. Bài viết dưới đây sẽ phân tích về một số phương hướng trong quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền như sau:
Mục lục bài viết
1. Thế nào là nhà nước pháp quyền ở Việt Nam?
Pháp quyền được hiểu là thể hiện quyền lực thống trị của pháp luật để nhằm mục đích điều chỉnh các quan hệ xã hội và duy trì trật tự xã hội. Mọi công dân trong một quốc gia hay cộng đồng, Nhà nước đều phải chịu trách nhiệm trước pháp luật như nhau.
Hiểu một cách đơn giản, nhà nước pháp quyền là hệ thống Nhà nước được tổ chức và hoạt động trong một khuôn khổ của pháp luật, đảm bảo công bằng, minh bạch, bảo vệ đầy đủ quyền và nghĩa vụ của mỗi công dân.
Căn cứ theo Điều 2
Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Nhân dân làm chủ, mọi quyền lực nhà nước sẽ thuộc về Nhân dân, nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức. Mọi quyền lực là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát ở giữa các nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp.
2. Phương hướng xây dựng nhà nước pháp quyền ở Việt Nam:
Quán triệt, cụ thể hóa quan điểm của Đảng trong việc xây dựng, hoàn thiện cũng như phát huy hiệu lực, hiệu quả hoạt động của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa trong thời gian tới, một số phương hướng trong việc tập trung xây dựng nhà nước pháp quyền ở Việt Nam có thể kể đến như:
Thứ nhất, thống nhất trong tư tưởng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là của dân, do dân và vì dân do Đảng lãnh đạo.
Tập trung xác định rõ vai trò, vị trí, nhiệm vụ cũng như chức năng, quyền hạn của hệ thống cơ quan Nhà nước trong việc thực hiện quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp trên cơ sở nguyên tắc tôn trọng pháp quyền để bảo đảm sự thống nhất trong quyền lực Nhà nước; đảm bảo việc phân công một cách rõ ràng, rành mạch, tăng cường sự kiểm soát quyền lực của Nhà nước.
Nguyên tắc tôn trọng việc minh bạch, công khai, công bằng trong việc xây dựng hệ thống pháp luật. Nhà nước cần có sự gắn kết chặt chẽ xây dựng pháp luật đồng thời với việc tuyên truyền pháp luật đến các cá nhân, tổ chức để nâng cao được hiệu quả trong việc tổ chức thi hành pháp luật, thanh kiểm tra để phát hiện ra những hành vi vi phạm pháp luật từ đó có hướng xử lý kịp thời.
Kiên định và vận dụng, phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.
Thứ hai, Quốc hội có vai trò là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, là cơ quan có quyền lực cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, do đó cần tiến hành việc đổi mới tổ chức cũng như hoạt động của Quốc hội nhằm mục đích nâng cao chất lượng của hệ thống pháp quyền.
Tập trung trong việc đổi mới, nâng cao chất lượng quy trình lập pháp, tập trung xây dựng, hoàn thiện thể chế phát triển đất nước, đặc biệt là trong quá trình định hướng xã hội chủ nghĩa. Bên cạnh đó, cần có sự tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người, quyền công dân; tập trung hoàn thiện cơ chế bảo vệ Hiến pháp, cơ chế giám sát, lấy phiếu, bỏ phiếu tín nhiệm đối với những người giữ chức vụ do Quốc hội, hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn; thiết lập đồng bộ và có sự gắn kết cơ chế giám sát của cơ quan dân cử với cơ quan giám sát trên tinh thần chặt chẽ, có sự phối hợp bổ trợ; đồng thời bảo đảm tiêu chuẩn, cơ cấu, nâng cao chất lượng đại biểu, theo hướng tăng hợp lý số lượng đại biểu hoạt động chuyên trách; giảm số lượng đại biểu công tác ở các cơ quan hành pháp, tư pháp.
Thứ ba, xây dựng Nhà nước theo hướng có một nền tư pháp chuyên nghiệp, hiện đại và công minh, mục tiêu chính là phụng sự Tổ quốc, phụng sự nhân dân. Đảm bảo thực hiện tốt nhất các trọng trách của cơ quan Nhà nước trong việc bảo vệ quyền cũng như lợi ích của công dân, đồng thời với việc bảo vệ lợi ích của Nhà nước. Tiến hành đổi mới, nâng cao chất lượng của cán bộ cũng như trong hệ thống của
Thứ tư, hoàn thiện hệ thống tổ chức chính quyền địa phương sao cho phù hợp với từng vùng, cụ thể như tại các địa bàn nông thôn, đô thị, hải đảo, đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt. Tiến hành đổi mới cũng như có sự gắn kết chặt chẽ cơ chế hoạt động của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị – xã hội ở các cấp.
Thứ năm, xây dựng nền hành chính nhà nước với mục đích phục vụ nhân dân, dân chủ, pháp quyền, chuyên nghiệp, trong sạch và công bằng. Đổi mới tổ chức cũng như hoạt động của bộ máy cơ quan Nhà nước theo hướng tinh gọn, không chồng chéo, cồng kềnh; phát huy được đầy đủ chức năng, vai trò của cơ quan hành chính nhà nước, các cơ quan chấp hành của Quốc hội. Tiến hành đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, xác định rõ ràng trách nhiệm của các bộ, ban, ngành; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có đủ phẩm chất, năng lực, đổi mới sáng tạo, phục vụ nhân dân và sự phát triển của đất nước.
Thứ sáu, nâng cao các lực lượng vũ trang nhân dân làm nòng cốt trong bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa trước những hoạt động chống phá, âm mưu của thù địch bên trong để bảo vệ an ninh chính trị xã hội. Tập trung nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về an ninh, trật tự xã hội; đấu tranh loại bỏ những hành vi phản động, chống phá Đảng và Nhà nước; kiên quyết đấu tranh để loại bỏ những hành vi tham nhũng, tham ô, đẩy lùi những tiêu cực trong lề lối, tác phong làm việc của cán bộ, đảng viên.
Thứ bảy, nắm vững và xử lý tốt các mối quan hệ lớn giữa Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý và Nhân dân làm chủ; giữa Nhà nước, thị trường và xã hội; giữa thực hành dân chủ xã hội chủ nghĩa và tăng cường pháp chế, bảo đảm kỷ cương xã hội.
3. Mục tiêu của việc hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam:
Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới là mục tiêu tổng quát trong các Hội nghị Trung ương. Cốt lõi của việc hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước của dân, do dân, vì dân, do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo. Ngoài mục tiêu cơ bản trên, mục tiêu của việc hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam còn phải kể đến như:
Mục tiêu xây dựng nền hành chính, tư pháp chuyên nghiệp, hiện đại; chỉnh đốn hệ thống chính trị thật sự trong sạch, vững mạnh nhằm thực hiện thắng lợi sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, vì một mục tiêu cao cả dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
Xây dựng hệ thống pháp luật hoàn thiện, nghiêm minh và chặt chẽ. Thượng tôn Hiến pháp và pháp luật, tôn trọng, bảo đảm và bảo vệ có hiệu quả quyền con người, quyền công dân.
Đảm bảo quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công một cách rõ ràng, rành mạch, có sự phối hợp chặt chẽ trong phân cấp, phân quyền và kiểm soát.
Xây dựng một bộ máy tinh gọn, hoạt động thuần thục, phối kết hợp chặt chẽ giữa các cấp chính quyền; công chính, liêm minh và trong sạch.
Xây dựng được đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có đủ phẩm chất, năng lực chính trị chuyên nghiệp, cần cù, liêm chính.
Và muốn đạt được những mục tiêu trên, Trung ương cần phải luôn bám sát và nắm vững những đường lối, cương lĩnh của Đảng, Hiến pháp năm 2013 và Nghị quyết Đại hội Đảng.