Phụ cấp ưu đãi đối với nhà giáo hỗ trợ giáo dục người khuyết tật. Chính sách xã hội hóa trợ giúp người khuyết tật. Khuyến khích người khuyết tật tự tạo việc làm, hộ gia đình tạo việc làm cho người khuyết tật.
Phụ cấp ưu đãi đối với nhà giáo hỗ trợ giáo dục người khuyết tật. Chính sách xã hội hóa trợ giúp người khuyết tật. Khuyến khích người khuyết tật tự tạo việc làm, hộ gia đình tạo việc làm cho người khuyết tật.
Tóm tắt câu hỏi:
Theo Nghị định
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Căn cứ pháp lý:
– Luật người khuyết tật năm 2010;
– Điều 7 Nghị định số 28/2012/NĐ-CP;
– Điều 13 Nghị định số 113/2015/NĐ-CP;
2. Nội dung tư vấn:
Trước đây, phụ cấp ưu đãi đối với nhà giáo trực tiếp giảng dạy người khuyết tật theo phương thức giáo dục hòa nhập được quy định tại Khoản 2 Điều 7 Nghị định 28/2012/NĐ-CP:
"Điều 7. Phụ cấp, chính sách ưu đãi đối với nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục, nhân viên hỗ trợ giáo dục người khuyết tật
…
2. Nhà giáo trực tiếp giảng dạy người khuyết tật theo phương thức giáo dục hòa nhập không thuộc quy định tại Khoản 1 Điều này được hưởng phụ cấp ưu đãi như sau:
Phụ cấp ưu đãi giảng dạy người khuyết tật
=
Tiền lương 01 giờ dạy của giáo viên
x
0,2
x
Tổng số giờ thực tế giảng dạy ở lớp có người khuyết tật
3. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính quy định về chức danh nghề nghiệp, chính sách đối với nhân viên hỗ trợ giáo dục người khuyết tật công tác trong các cơ sở giáo dục và trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập."
Tuy nhiên, quy trên hết hiệu lực kể từ ngày 01/01/2016. Thay thế là Nghị định số 113/2015/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2016. Điều 13 Nghị định 113/2015/NĐ-CP quy định như sau:
"Điều 13. Hiệu lực thi hành
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2016.
2. Quy định về phụ cấp đối với nhà giáo dạy thực hành các nghề nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và phụ cấp đối với nhà giáo dạy cho người tàn tật, khuyết tật trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập quy định tại các Điều 5, 6, 7, 9, 10 và 11 Nghị định số 43/2008/NĐ-CP ngày 08 tháng 04 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Điều 62 và Điều 72 của Luật Dạy nghề; quy định về chính sách ưu đãi và phụ cấp đối với nhà giáo trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 7
Nghị định số 28/2012/NĐ-CP ngày 10 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Người khuyết tật hết hiệu lực thi hành kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực."
>>> Luật sư tư vấn phụ cấp ưu đãi với giáo giảng dạy người khuyết tật: 1900.6568
Hiện nay, chế độ phụ cấp chính sách ưu đãi đối với nhà giáo trực tiếp giảng dạy người khuyết tật theo phương thức giáo dục hòa nhập được quy định tại Mục 2 Chương II Nghị định số 113/2015/NĐ-CP như sau:
"Điều 7. Điều kiện hưởng
…
3. Nhà giáo chuyên trách giảng dạy người khuyết tật trong các lớp hòa nhập cho người khuyết tật trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập.
4. Nhà giáo không chuyên trách giảng dạy người khuyết tật trong các lớp hòa nhập cho người khuyết tật trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập."
Theo quy định tại Khoản 4 Điều 2 Nghị định số 113/2015/NĐ-CP, lớp hòa nhập là lớp học thuộc cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập có từ 5% đến dưới 70% số học viên là người khuyết tật.
Như vậy, với lớp học hòa nhập có từ 5% đến 70% số học viên là người khuyết tật thì nhà giáo trực tiếp giảng dạy được hưởng chế độ, chính sách theo Nghị định số 113/2015/NĐ-CP, mức hưởng phụ thuộc vào tỉ lệ học viên trong lớp.