Trong các hoạt động lao động, sản xuất, một số vị trí làm việc khi kiêm nhiệm những công việc nhất định thì bên cạnh tiền lương sẽ có thêm khoản phụ cấp trách nhiệm. Cùng bài viết tìm hiểu phụ cấp trách nhiệm là gì? Điều kiện, đối tượng, mức hưởng?
Mục lục bài viết
1. Các loại phụ cấp hiện nay:
Trong doanh nghiệp, luật dành cho người lao động luôn luôn được chú trọng. Đặc biệt là các vấn đề liên quan đến lương thưởng, phụ cấp thì chắc chắn không thể bỏ qua trong mối quan tâm của chính bản thân người lao động vì nó vốn là quyền lợi mà họ được nhận.
Đa số chúng ta sẽ muốn biết ngoài lương cơ bản ở công việc, chức danh của mình có được hưởng khoản phụ cấp thêm nào hay không? Điều này đòi hỏi người lao động cần phải có hiểu biết rõ hơn về các loại phụ cấp có trong doanh nghiệp.
Các loại phụ cấp được áp dụng trong doanh nghiệp bao gồm:
– Phụ cấp nặng nhọc, nguy hiểm và độc hại:
Áp dụng cho những người lao động đang làm trong các khu vực và môi trường hơi bụi bặm, ô nhiễm và độc hại, Phụ cấp độc hại, nặng nhọc và nguy hiểm với mức độ cao hơn thì phụ cấp này được thưởng thêm cho những người có công việc, điều kiện cực kì độc hại và nguy hiểm cao.
– Phụ cấp trách nhiệm:
Đây là loại phụ cấp mà ta sẽ tìm hiểu và làm rõ nhất, phụ cấp này dành cho những người trong mọi công việc có tinh thần làm việc và trách nhiệm cao giúp cho công việc được hoàn thành một cách xuất sắc, thường thường với những người có trình độ chuyên môn, kĩ thuật cao hay bằng cấp chứng chỉ cao thì sẽ được nhận loại phụ cấp này.
– Phụ cấp thu hút:
Với những ngành nghề mà tại địa phương hay khu vực nào tại những vùng kinh tế mới đó thiếu nhân sự, không tuyển mộ được và loại phụ cấp này được thêm vào để thu hút thêm nhân lực về cho công ty, doanh nghiệp
– Phụ cấp đặc biệt:
Loại phụ cấp này thường được có với những người lao động có điều kiện sống và sinh hoạt khó khăn tại những vùng hải đảo, xa đất liền hay ở vùng biên giới.
– Phụ cấp chức vụ, chức danh:
Phụ cấp này đơn giản sẽ được cộng thêm với những người có chức vụ cao hơn đồng thời cũng đòi hỏi năng lực quản lí cao hơn với những người khác cùng công ty như là tổ trưởng, trưởng phòng, giám đốc,…
– Phụ cấp thâm niên:
Phụ cấp này dành cho người lao động có thời gian làm việc đã lâu, hệ số lương đã lên tới mức quá đa và không thể nào lên cao được nữa mà vẫn còn tuổi lao động thì thay vào đó mỗi tháng sẽ được trả thêm một khoản tiền được gọi là phụ cấp thâm niên.
– Phụ cấp khu vực:
Gần giống với phụ cấp đặc biệt thì loại phụ cấp này áp dụng với các đối tượng ở vùng xa xôi hẻo lánh, khí hậu xấu, khó khăn về kinh tế, đường đi giao thông không thuận lợi và kém phát triển.
Ngoài ra còn có những khoản phụ cấp khác sẽ được người sử dụng lao động ghi rõ ràng thành một mục riêng ở trong
2. Phụ cấp trách nhiệm là gì?
Phụ cấp trách nhiệm là loại phụ cấp nhằm bù đắp cho những người vừa trực tiếp sản xuất hoặc làm công tác chuyên môn nghiệp vụ vừa kiêm nhiệm công tác quản lý không thuộc chức vụ lãnh đạo, hoặc những người làm công việc đòi hỏi trách nhiệm cao mà điều kiện này chưa được xác định trong mức lương.
Xuất phát từ bản chất là một khoản tiền mà người sử dụng lao động hỗ trợ người lao động để bù đắp các yếu tố về điều kiện lao động, mức độ phức tạp của công việc, điều kiện sinh hoạt… chưa được tính đến hay tính chưa đầy đủ trong mức lương. Do đó, phụ cấp trách nhiệm được xác định là loại phụ cấp chứ không phải trợ cấp.
3. Điều kiện được hưởng phụ cấp trách nhiệm:
– Người lao động làm một số công việc thuộc công tác quản lý (như tổ trưởng, tổ phó, đội trưởng, đội phó, quản đốc, đốc công, trưởng ca, phó trưởng ca, trưởng kíp, phó trưởng kíp và chức danh tương tự)
– Hoặc công việc đòi hỏi trách nhiệm cao hơn so với trách nhiệm đã tính trong mức lương của thang lương, bảng lương (như thủ quỹ, thủ kho, kiểm ngân và chức danh tương tự).
– Phụ cấp trách nhiệm được tính trả cùng kỳ trả lương hàng tháng.
– Khi không làm công việc được hưởng phụ cấp trách nhiệm từ 01 tháng trở lên thì không hưởng phụ cấp trách nhiệm.
4. Đối tượng được hưởng phụ cấp trách nhiệm:
– Người lao động làm công tác quản lý:
+ Quản đốc
+ Đốc công
+ Trưởng ca – Phó trưởng ca
+ Trưởng kíp – Phó trưởng kíp
+ Tổ trưởng – Tổ phó
+ Đội trưởng – Đội phó…
– Người lao động làm công việc cần tinh thần trách nhiệm cao hơn so với mức đã tính trong thang – bảng lương:
+ Kiểm ngân
+ Thủ quỹ
+ Thủ kho…
5. Cách tính và mức hưởng phụ cấp trách nhiệm:
– Với khối doanh nghiệp ngoài nhà nước
Theo đó, với các doanh nghiệp ngoài nhà nước, mức phụ cấp trách nhiệm hàng tháng chi trả cho người lao động được tính dựa theo thỏa thuận đã ký trong
Về mức hưởng phụ cấp trách nhiệm hiện nay áp dụng cho khối doanh nghiệp này cần tuân theo nguyên tắc xây dựng thang lương – bảng lương.
– Với các doanh nghiệp nhà nước
Cách tính phụ cấp trách nhiệm:
Mức hưởng phụ cấp = Mức lương cơ sở x hệ số phụ cấp trách nhiệm
Ví dụ: Nếu mức lương cơ sở là 1.490.000 đồng và hưởng mức hệ số phụ cấp trách nhiệm 0,3 thì số tiền phụ cấp được nhận hàng tháng là:
1.490.000 x 0.3 = 447.000 đồng
Quy định về đối tượng hưởng các mức hệ số phụ cấp trách nhiệm:
Hệ số 0,5
Áp dụng cho thành viên không chuyên trách Hội đồng quản trị Tổng công ty và tương đương, Tổng công ty đặc biệt và tương đương.
Hệ số 0,3
Thủ kho quản lý tiền của các ngân hàng thương mại
Trưởng kho, tổ trưởng sản xuất vật liệu nổ
Trưởng ca, đội trưởng công ty hạng I, hạng II
Trạm trưởng, trại trưởng các lâm trường, nông trường, công ty đánh bắt – nuôi trồng và chế biến thủy hải sản
Thành viên không chuyên trách thuộc Hội đồng quản trị công ty hạng 1 trở xuống
Thành viên Ban kiểm soát Tổng công ty và tương đương, Tổng công ty đặc biệt và tương đương
Hệ số 0,2
Kiểm ngân, thủ quỹ các chi nhánh Ngân hàng thương mại
Phó trưởng kho, tổ phó tổ sản xuất vật liệu nổ, nhân viên vận chuyển vật liệu nổ
ổ trưởng sản xuất làm việc trong các công ty khai thác mỏ, khai thác lâm sản, đo đạc, khảo sát, địa chất, trồng rừng…
Trạm phó, trại phó các lâm trường, nông trường, công ty đánh bắt – nuôi trồng và chế biến thủy hải sản
Trưởng kíp, khó trưởng ca, đội phó công ty hạng I, hạng II; Trưởng ca, đội trưởng công ty hạng III
Thành viên Ban kiểm soát công ty hạng I trở xuống
Hệ số 0,1
Thủ quỹ các công ty
Thủ kho, nhân viên bảo vệ vật liệu nổ
Trưởng kíp công ty hạng III, tổ trưởng các công ty còn lại
Ngoài ra, nếu người lao động làm việc trong các công ty TNHH MTV do nhà nước sở hữu thì mức phụ cấp trách nhiệm được tính dựa theo yếu tố trách nhiệm với công việc. Và mức phụ cấp trách nhiệm cao nhất đảm bảo không vượt quá 10% mức lương tương ứng với vị trí công việc đó.
6. Phân biệt trợ cấp và phụ cấp:
Phụ cấp | Trợ cấp | |
Khái niệm | Là khoản tiền mà đơn vị sử dụng lao động hỗ trợ người lao động để bù đắp các yếu tố về điều kiện lao động, mức độ phức tạp của công việc, điều kiện sinh hoạt… chưa được tính đến hay tính chưa đầy đủ trong mức lương. Nghĩa là gồm các khoản trong thu nhập nằm ngoài lương chính (hoặc lương cơ bản) có ý nghĩa “gần như bắt buộc” cộng thêm cho người lao động mà ngoài tiền lương từ chuyên môn ra (tính theo bậc lệ thuộc vào bằng cấp hay tay nghề) họ xứng đáng được hưởng thêm. | Là khoản tiền người lao động được cấp khi rơi vào tình trạng không hoặc tạm thời ngừng lao động, trên cơ sở số tiền mà người lao động đã thực hiện nghĩa vụ bảo hiểm trong thời gian lao động. |
Các chế độ
| + Một số chế độ phụ cấp lương – Phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm – Phụ cấp trách nhiệm – Phụ cấp lưu động – Phụ cấp thu hút – Phụ cấp khu vực – Phụ cấp chức vụ + Chế độ phụ cấp khác: Phụ cấp khuyến khích người lao động làm việc và phụ cấp khác phù hợp với đặc điểm, tính chất lao động và yêu cầu thực tế của công ty. | – Trợ cấp ốm đau – Trợ cấp thai sản – Trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp – Trợ cấp hưu trí – Trợ cấp tử tuất – Trợ cấp thôi việc – Trợ cấp mất việc làm |
Đối tượng hưởng chế độ | Tùy thuộc từng đối tượng ký HĐLĐ mà NLĐ và tính chất công việc sẽ có loại phụ cấp tương ứng. Phụ cấp được áp dụng cho người lao động đang làm việc tại công ty, được hưởng cùng với tiền lương. | Tùy thuộc từng đối tượng sẽ được hưởng các khoản trợ cấp khác nhau |
Mức hưởng | Các mức phụ cấp lương được thiết kế theo tỷ lệ % hoặc mức tiền do công ty quyết định cho phù hợp với đặc điểm, tính chất lao động và điều kiện thực tế của công ty. | Mức trợ cấp tùy thuộc vào từng chế độ mà mức hưởng được quy định khác nhau và không thấp hơn quy định của pháp luật |
Đặc điểm | Các khoản phụ cấp nêu trên sẽ tính đóng BHXH Đồng thời, 14 khoản chế độ và phúc lợi không tính đóng BHXH như tiền thưởng tiền thưởng sáng kiến; tiền ăn giữa ca; các khoản hỗ trợ xăng xe, điện thoại, đi lại, tiền nhà ở, tiền giữ trẻ, nuôi con nhỏ; hỗ trợ khi người lao động có thân nhân bị chết, người lao động có người thân kết hôn, sinh nhật của người lao động, trợ cấp cho người lao động gặp hoàn cảnh khó khăn khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và các khoản hỗ trợ, trợ cấp khác ghi thành mục riêng trong hợp đồng lao động | BHXH sẽ tiến hành chi trả các khoản trợ cấp tùy thuộc vào mức đóng bảo hiểm với từng trường hợp |