Hiện nay, việc phóng viên, cộng tác viên báo chí vòi tiền, tống tiền người khác bằng những thông tin, hình ảnh mình thu thập vẫn đang diễn ra. Vậy phóng viên, cộng tác viên báo chí vòi tiền, tống tiền bị tội gì? Dưới đây là bài phân tích làm rõ vấn đề này.
Mục lục bài viết
1. Phóng viên, cộng tác viên báo chí vòi tiền, tống tiền bị tội gì?
Phóng viên, cộng tác viên báo chí là người làm việc cho Đài phát thanh, Đài truyền hình, Hãng thông tấn, báo, tạp chí… với vai trò, nhiệm vụ chính là viết tin, bài và ký tên cho bài báo bằng chính tên người viết hay bằng bút danh. Đôi khi họ còn là những nhà quay phim, chụp hình…
Xã hội ngày càng phát triển, mảng truyền thông ngày càng được đẩy mạnh. Nhờ các phóng viên, cộng tác viên hoạt động nghề một cách sôi nổi mà người dân được cập nhật những thông tin quan trọng trong đời sống xã hội. Đồng thời, các chủ thể này góp phần quan trọng và sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế xã hội.
Song song với những mặt tiêu cực của hoạt động báo chí của phóng viên, cộng tác viên báo chí, thì ngành nghề này còn chưa đựng những mặt hạn chế nhất định. Về bản chất, phóng viên, cộng tác viên báo chí sẽ thực hiện các công việc liên quan đến tìm kiếm, thu thập thông tin nhằm cung cấp cho truyền thông. Trong quá trình hoạt động này, họ dễ dàng tiếp cận được những thông tin mang tính chất cá nhân, đời tư của người khác. Hiện nay, có rất nhiều trường hợp phóng viên, cộng tác viên báo chí đã sử dụng trong thông tin, dữ liệu mà mình tìm kiếm được vào mục đích xấu, tư lợi cá nhân: Vòi tiền, tống tiền.
Việc phóng viên, cộng tác viên báo chí vòi tiên, tống tiền người dân đang diễn ra hết sức phổ biến tại nước ta. Hành động này gây ảnh hưởng trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của người dân; ảnh hưởng đến danh dự, nhân phẩm, tinh thần của người bị đe dọa, tống tiền.
Về cơ bản, hình ảnh, thông tin cá nhân của công dân thuộc quyền sở hữu riêng của cá nhân đó, không ai được tự ý sử dụng và mục đích xấu, gây ảnh hưởng đến đời sống của họ (trừ các trường hợp liên quan đến pháp luật).
Xét về động cơ, có thể hiểu, vòi tiền, tống tiền là việc các phóng viên, cộng tác viên báo chỉ sử dụng những hình ảnh, thông tin mà mình có được từ các cá nhân nhằm uy hiếp họ, buộc họ phải đưa tiền cho mình. Vậy nên, xét theo tính chất chất, động cơ, phóng viên, cộng tác viên báo chí vòi tiền, tống tiền có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội “Cưỡng đoạt tài sản”.
Theo quy định tại Điều 170 Bộ luật hình sự 2015, có thể hiểu, cưỡng đoạt tài sản là hành vi đe dọa hoặc dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản. Hay nói cách khác, cưỡng đoạt tài sản là việc thông qua việc đe dọa sẽ dùng vũ lực hoặc uy hiếp tinh thần bằng các thủ đoạn khác để buộc chủ tài sản (hoặc người có trách nhiệm với tài sản) phải giao tài sản.
Ở đây, việc phóng viên, cộng tác viên sử dụng hình ảnh, thông tin của người khác để uy hiếp tinh thần của họ nhằm mục đích vòi tiền, tống tiền cũng được xem là hành vi cưỡng đoạt tài sản. Đối với hành vi này, chủ thể vi phạm hoàn toàn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội danh cưỡng đoạt tài sản theo quy định của Bộ luật hình sự 2015.
2. Phóng viên, cộng tác viên báo chí vòi tiền, tống tiền bị xử lý như thế nào?
Như đã phân tích ở trên, hành vi vòi tiền, tống tiền của phóng viên, cộng tác viên báo chí hoàn toàn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội cưỡng đoạt tài sản. Theo, chủ thể vi phạm sẽ bị xử lý về tội cưỡng đoạt tài sản theo quy định tại Điều 170 Bộ luật hình sự 2015.
– Theo quy định của Điều 170 Bộ luật hình sự 2015, tội cưỡng đoạt tài sản của người khác bị xử lý như sau:
+ Đối với các đối tượng có hành vi đe dọa sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản thì sẽ bị phạt tù từ 1 năm đến 5 năm.
+ Người có hành vi đe dọa sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản thuộc một trong các trường hợp sau: Có tổ chức; Có tính chất chuyên nghiệp; Phạm tội đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu hoặc người không có khả năng tự vệ; Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng; Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội; Tái phạm nguy hiểm, sẽ bị phạt tù từ 3 năm đến 10 năm.
+ Người có hành vi đe dọa sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản thuộc một trong các trường hợp sau: Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng; Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh sẽ bị phạt tù từ 7 đến 15 năm.
+ Phạt tù từ 12 năm đến 20 năm đối với chủ thể có hành vi đe dọa sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản thuộc một trong các trường hợp sau đây: Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên; Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.
Như vậy, theo quy định của bộ luật hình sự 2015, chủ thể có hành vi cưỡng đoạt tài sản của người khác có thể bị phạt tù từ 1 đến 20 năm. Do đó, phóng viên, cộng tác viên báo chí sử dụng hình ảnh, thông tin thu thập được để vòi tiền, tống tiền người khác thì hoàn toàn có thể bị xử phạt theo mức phạt nêu trên.
– Cùng với đó, theo quy định tại Điều 15 Nghị định 144/2021/NĐ-CP, người có hành vi cưỡng đoạt tài sản nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự sẽ có thể bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.
Từ những phân tích ở trên, có thể thấy, Nhà nữo đã đưa ra những quy định cụ thể, khắt khe về việc xử lý đối với các chủ thể có hành vi cưỡng đoạt tài sản của người khác. Theo đó, phóng viên, cộng tác viên báo chí có hành vi vòi tiền, tống tiền người khác sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật. Tùy thuộc vào mức độ vi phạm mà mức xử phạt của chủ thể vi phạm khác nhau. Nhẹ thì bị xử phạt hành chính. Nặng thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
3. Ý nghĩa của các biện pháp xử lý phóng viên, cộng tác viên báo chí vòi tiền, tống tiền mà Nhà nước đưa ra:
Các hình thức xử phạt đối với phóng viên, cộng tác viên vòi tiền, tống tiền người khác mà Nhà nước đưa ra có vai trò, ý nghĩa đặc biệt quan trọng.
– Đối với chủ thể vi phạm: Biện pháp xử phạt được xem là phương thức răn đe của Nhà nước đối với hành vi của cá nhân. Khi bị áp dụng biện pháp xử phạt, phóng viên, cộng tác viên báo chí sẽ ý thức được hành vi của mình là vi phạm pháp luật. Sau khi chịu trách nhiệm cho hành vi vi phạm của mình, các đối tượng này sẽ tự đưa ra phương hướng điều chỉnh hành động sao cho phù hợp với quy định của pháp luật, đúng với quy tắc hành nghề. Đồng thời, đây cũng được xem là cách thức để Nhà nước răn đe những đối tượng khác, để các chủ thể chưa vi phạm không tái phạm lại.
– Đối với chủ thể bị vòi tiền, tống tiền: Quy định của Nhà nước giúp bảo vệ những chủ thể này trước sự đe dọa của các phóng viên, cộng tác viên báo chí. Khi bị đe dọa, người dân có thể tố cáo ra phía cơ quan chức năng có thẩm quyền. Lúc này, quyền lợi của họ sẽ được bảo vệ. Thực tế, quy định mà Nhà nước đưa ra giúp người dân tin tưởng và yên tâm hơn về việc được bảo vệ; họ sẽ không bị khống chế mà đáp ứng yêu cầu của người khống tiền. Điều này không chỉ bảo vệ lợi ích tinh thần mà còn bảo vệ quyền lợi tài chính của người dân.
– Đối với công tác quản lý Nhà nước: Biện pháp xử lý phóng viên, cộng tác viên có hành vi khống tiền, vòi tiền mà Nhà nước đưa ra giúp hạn chế đến mức tối đa những hành vi vi phạm xảy ra. Điều này không chỉ giúp bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người dân, mà còn bảo vệ, duy trì trật tự an toàn xã hội. Khi các hành vi vi phạm bị hạn chế, quyền lợi của người dân được đảm bảo, trật tự an toàn xã hội sẽ được duy trì. Người dân được tạo điều kiện phát triển một cách văn minh, ổn định. Cùng với đó, biện pháp xử lý của Nhà nước giúp nguyên tắc hành nghề báo chí được bảo đảm: Cung cấp thông tin chính thống, chính xác cho người dân; không sử dụng chuyên môn nghề nghiệp để thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật.
Văn bản pháp luật sử dụng trong bài viết:
Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017
Nghị định 144/2021/NĐ-CP.