Hoạt động đánh bắt IUU? Nội dung cụ thể của hoạt động IUU? Chính sách của EU để chống đánh bắt bất hợp pháp? Phòng chống khai thác thủy sản bất hợp pháp?
Hiện nay việc hoạt động đánh bắt cá trái phép trở nên phổ biến. Hoạt động đánh bắt cá trái phép trên thực tiễn có những ảnh hưởng nghiêm trọng đến nguồn lợi thuỷ sản và cũng chính là một mối nguy hiểm lớn đối với môi trường biển, tính bền vững của các nguồn lợi thủy sản và đa dạng sinh học biển. Chính vì thế mà cần có các quy định cụ thể về việc phòng chống khai thác thủy sản bất hợp pháp (khai thác IUU). Bài viết dưới đây chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về việc phòng chống khai thác thủy sản bất hợp pháp (khai thác IUU).
Mục lục bài viết
1. Hoạt động đánh bắt IUU:
Hoạt động đánh bắt IUU trong tiếng Anh là Illegal, unreported and unregulated fishing, viết tắt là IUU.
Luật pháp của Châu Âu về IUU được áp dụng cho tất cả các tàu cá mang bất kỳ lá cờ nào trong tất cả các vùng biển.
Hoạt động đánh bắt IUU có nghĩa là hoạt động các chủ thể thực hiện việc đánh bắt cá trái phép, không báo cáo và không được quản lí. Hoạt động đánh bắt IUU về bản chất chính là hoạt động các chủ thể thực hiện việc đánh bắt cá trái với các biện pháp bảo tồn và quản lí ở khắp nơi trên toàn thế giới.
Việc một tàu cá được coi là đã tham gia vào các hoạt động đánh bắt cá bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định nếu như tàu cá đó đã có hành vi thực hiện các hoạt động trái với các biện pháp bảo tồn và quản lý được áp dụng trong khu vực liên quan. Cụ thể là tàu cá đó thực hiện hành vi bao gồm hành vi các chủ thể thực hiện việc đánh bắt mà không có giấy phép hợp lệ trong một khu vực cấm khai thác, tàu cá đã vượt quá độ sâu cấm khai thác hoặc trong mùa cấm khai thác, hoặc tàu cá đã sử dụng thiết bị bị cấm, cũng như không thực hiện nghĩa vụ báo cáo, làm sai lệch danh tính hoặc cản trở công tác của thanh tra.
Đánh bắt bất hợp pháp, không được báo cáo và không theo quy định được hiểu chính là một trong những mối đe dọa có những ảnh hưởng vô cùng nghiêm trọng đối với việc khai thác bền vững những nguồn lợi thủy sản, từ đó nó cũng đã gây nguy hiểm cho chính nền tảng của Chính sách Thủy sản Chung của các quốc gia và các nỗ lực quốc tế của EU nhằm mục đích để có thể thúc đẩy quản trị đại dương một cách tốt hơn.
Ta nhận thấy rằng, hoạt động đánh bắt IUU cho đến giai đoạn hiện nay đang được xem là một mối nguy hiểm lớn đối với môi trường biển, tính bền vững của các nguồn lợi thủy sản và sự đa dạng sinh học biển. Việc ban hành các quy định và chính sách chống đánh bắt bất hợp pháp cũng được hiểu chính là một trụ cột quan trọng nằm trong tham vọng của EU nhằm để có thể thiết lập sự quản trị quốc tế tốt hơn cho biển của chúng ta.
2. Nội dung cụ thể của hoạt động IUU:
Theo Tổ chức Nông nghiệp và Lương thực, kế hoạch hành động quốc tế về ngăn chặn đánh cá bất hợp pháp bao gồm các tiêu chuẩn sau:
– Đánh bắt cá trái phép bao gồm các hoạt động sau:
+ Đánh bắt cá trái phép là hoạt động đánh bắt trái phép của các tàu thuyền trên vùng biển thuộc thẩm quyền của quốc gia đó mà các tàu thuyền đó lại không có sự cho phép của quốc gia đó hoặc các tàu thuyền đó vi phạm quy định khai thác thủy sản của quốc gia, quốc tế.
+ Các tàu đánh cá sẽ có nghĩa vụ phải treo cờ các quốc gia là các bên liên quan đến các tổ chức quản lí thủy sản ở các khu vực liên quan và tàu đánh cá sẽ không được khai thác quá mức, đánh bắt cá con hay có những hành vi tàn phá nguồn thủy sản của một khu vực.
+ Hoạt động khai thác thủy sản của tàu đánh cá sẽ cần được báo cáo với các cơ quan chức năng nhằm tuân thủ những quy định của pháp luật trong nước cũng như các quy định quốc tế.
– Không báo cáo trong hoạt động đánh bắt:
+ Các chủ thể đã không báo cáo hoặc báo cáo sai cho các cơ quan quốc gia liên quan, vi phạm đến luật pháp và quy định của quốc gia đó.
+ Các tàu đánh cá đã thực hiện đánh bắt cá trong phạm vi có thẩm quyền của các tổ chức quản lí thủy sản có liên quan tới khu vực đánh bắt nhưng các tàu đánh cá này lại chưa báo cáo hoặc báo cáo sai, vi phạm đến các thủ tục báo cáo của các cơ quan, tổ chức.
– Không được quản lí trong các hoạt động đánh bắt:
+ Đánh bắt ở trong các khu vực có thẩm quyền của các tổ chức quản lí thủy sản có liên quan mà tàu đánh cá lại không có quốc tịch hay treo cờ quốc gia không thuộc tổ chức đó hoặc của một tổ chức đánh cá, không phù hợp, trái với các biện pháp được đưa ra để quản lí và bảo tồn của tổ chức đó.
+ Trong khu vực hoặc là tại những nơi dự trữ cá liên quan đến việc không có biện pháp bảo tồn hay quản lí thích hợp và nơi các hoạt động nuôi giống và đánh bắt cá được sắp đặt theo dự trình không đồng nhất với trách nhiệm của quốc gia đối với việc bảo tồn tài nguyên sinh vật biển theo quy định cụ thể của luật pháp quốc tế.
3. Chính sách của EU để chống đánh bắt bất hợp pháp:
Trong giai đoạn hiện nay, EU được biết đến chính là thị trường nhập khẩu lớn nhất thế giới các sản phẩm thủy sản và EU cũng sẽ phải chịu trách nhiệm là quốc gia thị trường để nhằm mục đích có thể đảm bảo rằng các sản phẩm khi xuất phát từ các hoạt động đánh bắt bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định thì các sản phẩm đó sẽ không tiếp cận thị trường EU.
Quy định của EU trong việc ngăn chặn và loại bỏ việc đánh bắt bất hợp pháp, không được báo cáo và không theo quy định (Quy định về IUU) đã có hiệu lực vào ngày 1 tháng 1 năm 2010. Quy định về việc ngăn chặn và loại bỏ việc đánh bắt bất hợp pháp, không được báo cáo và không theo quy định này đã được ban hành và đến nay, nó cũng được áp dụng cho tất cả các tàu ghé vào bến và tàu trung chuyển của EU và các tàu cá của nước thứ ba tại các cảng châu Âu và tất cả các giao dịch sản phẩm thủy sản biển đến và đi từ EU. Quy định về IUU nhằm mục đích để có thể đảm bảo rằng không có sản phẩm thủy sản đánh bắt bất hợp pháp nào xâm nhập được vào thị trường EU.
Để nhằm mục đích không có sản phẩm thủy sản đánh bắt bất hợp pháp nào xâm nhập được vào thị trường EU, Quy định về IUU được ban hành cũng yêu cầu các quốc gia phải chứng nhận nguồn gốc và tính hợp pháp của thủy sản, từ đó cũng đã đảm bảo truy xuất nguồn gốc đầy đủ của tất cả các sản phẩm thủy sản biển được giao dịch từ EU và các sản phẩm vào EU. Cũng chính bởi vì thế hệ thống đảm bảo các quốc gia sẽ cần phải tuân thủ đúng các quy tắc quản lý và bảo tồn cũng như tuân thủ các quy tắc được đồng thuận trên phạm vi quốc tế.
4. Phòng chống khai thác thủy sản bất hợp pháp:
Một số giải pháp trọng tâm để thực hiện quy định về IUU bao gồm:
– Giải pháp trọng tâm để thực hiện quy định về IUU đó là cần ưu tiên bố trí nguồn vốn đầu tư công trung hạn để nhằm mục đích thực hiện đầu tư, nâng cấp hệ thống hạ tầng nghề cá ven biển, cụ thể đó là hệ thống cảng cá chỉ định phục vụ cho công tác chứng nhận, xác nhận, truy xuất nguồn gốc sản phẩm thủy sản từ khai thác để xuất khẩu.
– Bên cạnh đó cần tăng cường nguồn lực và củng cố hệ thống tổ chức, bộ máy quản lý thủy sản từ trung ương đến địa phương (Tổng cục Thủy sản, các cơ quan quản lý thủy sản cấp vùng và tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ven biển) cũng là một biện pháp quan trọng nhằm mục đích để có thể đáp ứng yêu cầu chống khai thác IUU, phù hợp với mô hình quản lý thủy sản của các quốc gia ở những vùng ven biển; trong đó ta nhận thấy rằng, Tổng cục Thủy sản chính là cơ quan trung ương có nhiệm vụ tham mưu cho Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chính phủ quản lý nhà nước, chỉ đạo thực thi pháp luật về thủy sản.
– Giải pháp trọng tâm để thực hiện quy định về IUU đó là cần phải chỉ đạo Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ven biển tập trung chỉ đạo quyết liệt hơn nữa trong công tác chỉ đạo, điều hành, gắn trách nhiệm của các chủ thể là người đứng đầu cấp ủy đảng, chính quyền tại địa phương; trong đó sẽ cần phải ưu tiên bố trí kinh phí, phân bổ biên chế các công chức, viên chức cho cơ quan quản lý thủy sản địa phương để nhằm mục đích có thể đáp ứng yêu cầu thực thi pháp luật thủy sản tại địa phương, trọng tâm đó chính là nhiệm vụ chống khai thác IUU, gỡ thẻ vàng của EC. Ðặc biệt, chỉ đạo Bộ Quốc phòng tập trung nguồn lực để nhằm mục đích có thể ngăn chặn, xử lý dứt điểm tình trạng tàu cá Việt Nam khai thác hải sản bất hợp pháp ở vùng biển nước ngoài.
Trên thực tế, thời gian qua, cùng với việc triển khai các giải pháp chống khai thác IUU, chúng ta cũng đã có được những kết quả rất tích cực trong việc triển khai thực hiện Luật Thủy sản được ban hành năm 2017. Tuy nhiên, để Luật Thủy sản năm 2017 thật sự phát huy được hết những tác dụng trong thực tế, các địa phương trên địa bàn cả nước ta sẽ cần tiếp tục đẩy mạnh các biện pháp cụ thể như là tuyên truyền đến ngư dân, đồng thời cũng sẽ cần phải thực hiện nghiêm việc xử lý vi phạm, bảo đảm tính răn đe, giáo dục tới người dân. Bên cạnh đó, thì các bộ, ngành, cơ quan chức năng và các địa phương cũng có trách nhiệm cần tiếp tục nghiên cứu, đề xuất các giải pháp để nhằm có thể khắc phục những khó khăn, vướng mắc đang được đặt ra, nhất là khó khăn về nhân lực, đồng thời cần phải nhanh chóng hoàn thiện khung khổ pháp lý, giúp phát triển nghề cá một cách bền vững.