Hiện nay, rửa tiền đã và đang trở thành một vấn nạn đối với nhiều quốc gia trên thế giới và là vấn đề được cả cộng đồng quốc tế quan tâm, trong đó có Việt Nam. Dưới đây là những quy định của pháp luật về phối hợp phòng chống tội phạm rửa tiền và tài trợ khủng bố.
Mục lục bài viết
1. Quy chế phối hợp phòng, chống tội phạm rửa tiền, tài trợ khủng bố:
Trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, các giao dịch tài chính quốc tế ngày càng phát triển và ngày càng đa dạng dưới nhiều hình thức khác nhau, thực tế đó đã đặt ra nhiều thách thức cho các quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam cùng với hệ thống ngân hàng trong vấn đề phòng chống rửa tiền và phòng chống tội phạm tài trợ khủng bố. Hoạt động rửa tiền tác động vô cùng mạnh mẽ đến mức độ an toàn của nền tài chính và nền kinh tế quốc gia, vì vậy cho nên phòng chống rửa tiền cũng là một trong những nhiệm vụ hết sức quan trọng, hoạt động phòng chống rửa tiền, bao gồm nhiều hành động khác nhau, tức là nó bao gồm tất cả các biện pháp và hoạt động có thể được thực hiện trên thực tế để có thể ngăn chặn khoản tiền thu được một cách bất hợp pháp dưới bất kỳ hình thức nào hoặc bất kỳ nguồn gốc nào. Pháp luật hiện nay cũng đã quy định cụ thể về hoạt động phối hợp phòng chống tội phạm rửa tiền và tài trợ khủng bố. Căn cứ theo quy định tại Điều 5 của Quyết định số 64/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế phối hợp giữa các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trong công tác phòng, chống tội phạm rửa tiền và tài trợ khủng bố, có quy định về quy chế phối hợp trong hoạt động phòng chống tội phạm rửa tiền và tài trợ khủng bố, cụ thể như sau:
Thứ nhất, nhiệm vụ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Bộ công an trong hoạt động trao đổi và cung cấp thông tin liên quan đến hoạt động rửa tiền và phòng chống tội phạm tài trợ khủng bố. Theo đó thì Bộ công an sẽ có trách nhiệm chủ trì và phối hợp với các cơ quan ban ngành thuộc Chính phủ trong công tác phòng chống tội phạm rửa tiền và tài trợ khủng bố như sau:
– Cung cấp đầy đủ thông tin về phương thức và thủ đoạn của các đối tượng tội phạm rửa tiền và tài trợ khủng bố trên thực tế, cung cấp đầy đủ về kết quả điều tra và xử lý đối với tội phạm rửa tiền và tài trợ khủng bố theo đề nghị của các cơ quan ban ngành sao cho đảm bảo yêu cầu về tiến độ và không vượt quá 60 ngày làm việc được tính kể từ ngày nhận được đề nghị cung cấp thông tin nêu trên;
– Tổ chức hoạt động rà soát và thu thập tin tức trên thực tế, cung cấp đầy đủ và trung thực các thông tin theo đề nghị của cơ quan có thẩm quyền đó là ngân hàng nhà nước đáp ứng yêu cầu về công tác đánh giá đa phương của nhóm nước châu Á – thái Bình Dương về hoạt động phòng chống tội phạm rửa tiền và tài trợ khủng bố trên lãnh thổ của Việt Nam và yêu cầu quốc tế của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã cam kết thực thiện, quá trình tổ chức và thu thập thông tin phải đảm bảo tính kịp thời và chính xác.
Thứ hai, cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là ngân hàng nhà nước Việt Nam có trách nhiệm trong vấn đề chủ trì và phối hợp với các bộ ban ngành trong công tác phòng chống tội phạm rửa tiền và tài trợ khủng bố, cụ thể như sau:
– Ngân hàng nhà nước Việt Nam có trách nhiệm trong hoạt động cung cấp đầy đủ và chính xác những thông tin xoay quanh vấn đề công tác phòng chống tội phạm rửa tiền theo quy định của Luật phòng chống rửa tiền, cung cấp thông tin theo đề nghị của các cơ quan ban ngành sao cho đảm bảo yêu cầu về tiến độ và không vượt quá thời gian 60 ngày làm việc được tính kể từ ngày nhận được đề nghị cung cấp thông tin đó;
– Có trách nhiệm thông tin phục vụ công tác xác minh và điều tra, xử lý các vụ việc nghi ngờ có liên quan đến hoạt động rửa tiền và tài trợ khủng bố do cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu.
Thứ ba, các bộ ban ngành thuộc Chính phủ sẽ có nhiệm vụ như sau:
– Cung cấp đầy đủ thông tin nhằm mục đích phục vụ cho công tác phòng chống tội phạm rửa tiền và tài trợ khủng bố theo đề nghị của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Bộ công an, Bộ quốc phòng và ngân hàng nhà nước Việt Nam sao cho đảm bảo yêu cầu về tiến độ, bên cạnh đó thì thời gian cung cấp sẽ không vượt quá 60 ngày làm việc, được tính kể từ ngày nhận được yêu cầu đề nghị cung cấp thông tin nêu trên;
– Định kỳ hoặc khi phát sinh những trao đổi kết quả thực hiện công tác phòng chống tội phạm rửa tiền và tài trợ khủng bố về ngân hàng nhà nước Việt Nam và công tác phòng chống tội phạm rửa tiền về Bộ công an để có thể tập hợp và báo cáo theo quy định của pháp luật;
– Tổ chức hoạt động cần thiết để tiến hành thực hiện thủ tục rà soát và thu thập, cung cấp đầy đủ thông tin theo đề nghị của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là ngân hàng nhà nước Việt Nam và Bộ công an sao cho đáp ứng yêu cầu trong công tác đánh giá đa phương của nhóm nước châu Á – thái Bình Dương về vấn đề phòng chống tội phạm rửa tiền trên lãnh thổ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và các yêu cầu quốc tế mà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã cam kết, hoạt động thu thập và cung cấp các thông tin nêu trên phải đảm bảo tính kịp thời và chính xác.
2. Nội dung phối hợp trong công tác phối hợp phòng, chống tội phạm rửa tiền, tài trợ khủng bố:
Căn cứ theo quy định tại Điều 4 của Quyết định số 64/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế phối hợp giữa các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trong công tác phòng, chống tội phạm rửa tiền và tài trợ khủng bố, có quy định cụ thể về nội dung trong công tác phòng chống tội phạm rửa tiền và tài trợ khủng bố. Cụ thể như sau:
– Tiến hành hoạt động trao đổi và cung cấp những thông tin cần thiết xoay quanh vấn đề phòng chống tội phạm rửa tiền và tài trợ khủng bố;
– Tuyên truyền kịp thời về công tác phòng chống tội phạm rửa tiền và tài trợ khủng bố trong quần chúng nhân dân;
– Kiểm tra và giám sát các tổ chức trong vấn đề chấp hành đầy đủ quy định của pháp luật trong lĩnh vực phòng chống tội phạm rửa tiền và tài trợ khủng bố;
– Trao đổi những thông tin cần thiết và cung cấp những thông tin khi nghi ngờ về hoạt động rửa tiền và tài trợ khủng bố;
– Thành lập đường dây nóng để có thể trực tiếp tiếp nhận kịp thời và xử lý thông tin khẩn cấp về vấn đề tội phạm rửa tiền và tài trợ khủng bố.
3. Nguyên tắc phối hợp phòng, chống tội phạm rửa tiền và tài trợ khủng bố:
Căn cứ theo quy định tại Điều 2 của Quyết định số 64/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế phối hợp giữa các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trong công tác phòng, chống tội phạm rửa tiền và tài trợ khủng bố, có quy định cụ thể về nguyên tắc phối hợp phòng chống tội phạm rửa tiền và tài trợ khủng bố. Theo đó thì, quá trình phòng chống tội phạm rửa tiền và tài trợ khủng bố cần phải tuân thủ theo nguyên tắc sau đây:
– Đảm bảo quá trình phối hợp chặt chẽ và hiệu quả dựa trên cơ sở chức năng và nhiệm vụ, phù hợp với quyền hạn của mỗi cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong quá trình hoạt động, phải đảm bảo đúng chủ trương và chính sách của đảng và pháp luật của nhà nước, quá trình thực hiện phải phù hợp với các điều ước quốc tế mà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên và tham gia ký kết trong lĩnh vực phòng chống tội phạm rửa tiền và tài trợ khủng bố;
– Hoạt động phòng chống tội phạm rửa tiền và tài trợ khủng bố phải được phối hợp một cách thường xuyên và kịp thời, quá trình phối hợp phải đảm bảo đúng nội dung và hiệu quả trên thực tế;
– Phải tuân thủ theo quy định của pháp luật về vấn đề bảo vệ bí mật nhà nước, và chỉ sử dụng thông tin đã thu thập được để cung cấp cho quá trình phục vụ công tác nghiệp vụ và công tác tố tụng khi đủ điều kiện luật định.
Bên cạnh đó, căn cứ theo quy định tại Điều 3 của Quyết định số 64/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế phối hợp giữa các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trong công tác phòng, chống tội phạm rửa tiền và tài trợ khủng bố, có quy định cụ thể về hình thức trong vấn đề phòng chống tội phạm rửa tiền và tài trợ khủng bố, có thể kể đến những hình thức có thể thực hiện như sau:
– Công văn, thư điện tử, điện thoại, fax;
– Tổ chức họp trao đổi, lấy ý kiến;
– Thành lập các Đoàn kiểm tra, giám sát liên ngành.
Như vậy có thể nói, Việt Nam là một quốc gia có vị trí chiến lược quan trọng về an ninh và quốc phòng. Bên cạnh những hội nhập tích cực vào phát triển kinh tế xã hội mạnh mẽ trong thời gian qua thì nhiều địa bàn trên lãnh thổ của Việt Nam đã được nhiều tổ chức khủng bố quốc tế và bọn tội phạm quốc tế hướng đến nhằm tìm cách “đứng chân” trên những địa bàn này thực hiện hoạt động rửa tiền và tài trợ khủng bố hoặc tiến hành các hoạt động trái pháp luật để xâm nhập vào lãnh thổ của Việt Nam. Dưới sự quan tâm và chỉ đạo chặt chẽ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì cơ bản nước ta đã giữ vững và không để xảy ra các tình trạng khủng bố cũng như phá hoại do các tổ chức phản động lưu vong và khủng bố quốc tế gây ra. Tuy nhiên, trên thực tế, vẫn còn tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ xảy ra hoạt động khủng bố phá hoại và rửa tiền. Đáng chú ý như: Công tác quản lý nhân khẩu và sự quản lý đối với người nước ngoài tại một số thời điểm vẫn còn sơ hở, công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực tài chính và kinh tế nhất là đối với những nguồn tiền đầu tư từ nước ngoài vẫn còn hạn chế và không loại trừ được khả năng các tổ chức khủng bố quốc tế có thể lợi dụng còn vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài này để có thể thực hiện các hoạt động rửa tiền và tài trợ khủng bố trên lãnh thổ của Việt Nam. Qua đó thì có thể nói, các cơ quan nhà nước cần phải khuyến cáo người dân hết sức cảnh giác và nâng cao sự tỉnh táo, nêu cao tinh thần cảnh giác và tố giác đối với tội phạm, cần phải hỗ trợ lực lượng chức năng và chính quyền địa phương trong quá trình đấu tranh phòng chống kịp thời âm mưu và hoạt động khủng bố, phá hoại nói chung cũng như hoạt động rửa tiền và tài trợ khủng bố nói riêng, qua đó góp phần đảm bảo an ninh trật tự quốc gia và an toàn xã hội.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017);
– Quyết định số 64/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế phối hợp giữa các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trong công tác phòng, chống tội phạm rửa tiền và tài trợ khủng bố.