Nhà nước ta luôn quan tâm đến vấn đề giáo dục từ khi giữ nước, dựng nước. Luật Giáo dục thể hiện rõ chính sách của nhà nước trong hoạt động giáo dục, đặc biệt là về mục tiêu phổ cập giáo dục. Trong phổ cập giáo dục, thì phổ cập giáo dục tiểu học đóng vai trò và chức năng rất quan trọng.
Mục lục bài viết
1. Phổ cập giáo dục tiểu học là gì?
Phổ cập giáo dục được quy định tại khoản 8 Điều 5
Tại
Hiện nay, trong
Từ khái niệm phổ cập giáo dục ở trên, thì phổ cập giáo dục tiểu học là quá trình tổ chức hoạt động giáo dục để mọi công dân trong độ tuổi từ 06 đến 14 tuổi đều được học tập và đạt đến trình độ tiểu học.
Phổ cập giáo dục tiểu học tiếp bước chương trình mà các trẻ được tìm hiểu và giáo dục ở mầm non. Giáo dục trẻ toàn diện về các mặt: đạo đức, trí tuệ, thể chất cùng các kỹ năng cơ bản phù hợp lứa tuổi.
Phổ cập giáo dục tiểu học thực hiện giáo dục tối thiểu đạt trình độ tiểu học cho trẻ trong độ tuổi quy định một cách phổ biến trên phạm vi cả nước, trẻ em trong độ tuổi từ 6 đến 14 nắm vững các kỹ năng nói, đọc, viết, tính toán, có những hiểu biết cần thiết về thiên nhiên, xã hội và con người; hình thành đạo đức con người, có lòng nhân ái, hiếu thảo với ông bà, cha mẹ, yêu quý anh chị em; kính trọng thầy giáo, cô giáo, lễ phép với người lớn tuổi; giúp đỡ bạn bè, các em nhỏ; yêu lao động, có kỷ luật; tạo những thói quen nhỏ hàng ngày; có nếp sống văn hóa; có thói quen rèn luyện thân thể và giữ gìn vệ sinh; yêu quê hương đất nước, yêu hòa bình.
Phổ cập giáo dụng tiểu học tiếng Anh là “Universal primary education”.
2. Ý nghĩa của phổ cập giáo dục tiểu học:
Phổ cập giáo dục là điều kiện để đưa nền giáo dục nước ta nói chung. Phổ cập giáo dục đóng giúp đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Việc thực hiện nhiệm vụ phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi là một bộ phận trong chiến lược phát triển con người, giữ vai trò quyết định cho sự phát triển kinh tế – xã hội góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống.
3. Quy định pháp luật về phổ cập giáo dục tiểu học:
Đối tượng phổ cập giáo dục tiểu học
Đối tượng phổ cập giáo dục tiểu học là trẻ em trong độ tuổi từ 6 đến 14 chưa hoàn thành chương trình giáo dục tiểu học.
Chương trình giáo dục thực hiện phổ cập giáo dục tiểu học
Chương trình giáo dục thực hiện phổ cập giáo dục tiểu học là chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học.
Tiêu chuẩn công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 1
– Đối với cá nhân: Hoàn thành chương trình giáo dục tiểu học.
– Đối với xã:
– Tỷ lệ trẻ em 6 tuổi vào lớp 1 đạt ít nhất 90%;
– Tỷ lệ trẻ em đến 14 tuổi hoàn thành chương trình tiểu học đạt ít nhất 80%, đối với xã có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn đạt ít nhất 70%.
– Đối với huyện: Có ít nhất 90% số xã được công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 1.
– Đối với tỉnh: Có 100% số huyện được công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 1.
Tiêu chuẩn công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 2
– Đối với xã:
– Bảo đảm tiêu chuẩn công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 1;
– Tỷ lệ trẻ em 6 tuổi vào lớp 1 đạt ít nhất 95%;
– Tỷ lệ trẻ em 11 tuổi hoàn thành chương trình tiểu học đạt ít nhất 80%, đối với xã có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn đạt ít nhất 70%; các trẻ em 11 tuổi còn lại đều đang học các lớp tiểu học.
– Đối với huyện: Có ít nhất 90% số xã được công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 2.
– Đối với tỉnh: Có 100% số huyện được công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 2.
Tiêu chuẩn công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 3
– Đối với xã: Bảo đảm tiêu chuẩn công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 2; Tỷ lệ trẻ em 6 tuổi vào lớp 1 đạt ít nhất 98%; Tỷ lệ trẻ em 11 tuổi hoàn thành chương trình tiểu học đạt ít nhất 90%, đối với xã có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn đạt ít nhất 80%; các trẻ em 11 tuổi còn lại đều đang học các lớp tiểu học.
– Đối với huyện: Có ít nhất 90% số xã được công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 3.
– Đối với tỉnh: Có 100% số huyện được công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 3.
Tại Thông tư số 07/2016/ TT- BGDĐT của Bộ trưởng Bộ Giáo dục đào tạo quy đinh về điều kiện đảm bảo nội dung, quy trình, thủ tục kiểm tra, công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục, xóa mù chữ quy định về phổ cập giáo dục tiểu học như sau:
4. Điều kiện bảo đảm phổ cập giáo dục tiểu học:
Về đội ngũ giáo viên và nhân viên, cơ sở giáo dục phổ thông thực hiện phổ cập giáo dục tiểu học có:
– Đủ giáo viên và nhân viên theo quy định pháp luật
– 100% số giáo viên đạt chuẩn trình độ đào tạo theo quy định pháp luật
– 100% số giáo viên đạt yêu cầu chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học
– Người theo dõi công tác phổ cập giáo dục, xóa mù chữ tại địa bàn được phân công.
Về cơ sở vật chất, thiết bị dạy học:
– Tỉnh, huyện có mạng lưới cơ sở giáo dục phổ thông thực hiện phổ cập giáo dục tiểu học theo quy hoạch, Điều kiện giao thông bảo đảm cho học sinh đi học thuận lợi, an toàn;
– Cơ sở giáo dục phổ thông thực hiện phổ cập giáo dục tiểu học có:
+ Số phòng học đạt tỷ lệ ít nhất 0,7 phòng/lớp; phòng học theo tiêu chuẩn quy định, an toàn; có đủ bàn ghế phù hợp với học sinh; có bảng, bàn ghế của giáo viên; đủ ánh sáng, ấm về mùa đông, thoáng mát về mùa hè; có Điều kiện tối thiểu dành cho học sinh khuyết tật học tập thuận lợi; có thư viện, phòng y tế học đường, phòng thiết bị giáo dục, phòng truyền thống và hoạt động Đội; phòng làm việc của hiệu trưởng, phó hiệu trưởng; văn phòng, phòng họp cho giáo viên và nhân viên;
+ Đủ thiết bị dạy học tối thiểu quy định, thiết bị dạy học được sử dụng thường xuyên, dễ dàng, thuận tiện;
– Sân chơi và bãi tập với diện tích phù hợp, được sử dụng thường xuyên, an toàn; môi trường xanh, sạch, đẹp; có nguồn nước sạch, hệ thống thoát nước; có công trình vệ sinh sử dụng thuận tiện, bảo đảm vệ sinh dành riêng cho giáo viên, học sinh, riêng cho nam, nữ.
Tổ chức thực hiện phổ cập giáo dục
– Thành lập Ban chỉ đạo phổ cập giáo dục, gồm trưởng ban là chủ tịch hoặc phó chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh phụ trách văn hóa, xã hội; phó trưởng ban thường trực là giám đốc sở giáo dục và đào tạo; các ủy viên là đại diện các sở, ban, ngành, đoàn thể có liên quan của tỉnh và các phòng chức năng của sở giáo dục và đào tạo.
– Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo mỗi huyện, mỗi xã có một Ban chỉ đạo phổ cập giáo dục do lãnh đạo huyện, lãnh đạo xã làm trưởng ban; có người phụ trách công tác phổ cập giáo dục, xóa mù chữ; có người phụ trách vận hành hệ thống thông tin quản lý phổ cập giáo dục, xóa mù chữ.
– Ủy ban nhân dân tỉnh cũng chịu trách nhiệm về kết quả phổ cập giáo dục, xóa mù chữ của tỉnh; xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện phổ cập giáo dục, xóa mù chữ của tỉnh; báo cáo kết quả, số liệu về Bộ Giáo dục và Đào tạo.
– Ủy ban nhân dân tỉnh sử dụng hệ thống thông tin quản lý phổ cập giáo dục, xóa mù chữ thống nhất trong cả nước để cập nhật, lưu giữ, quản lý, khai thác thông tin về phổ cập giáo dục, xóa mù chữ.
– Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện công tác chỉ đạo, theo dõi, kiểm tra, đôn đốc, hỗ trợ huyện cập nhật dữ liệu vào hệ thống thông tin quản lý phổ cập giáo dục, xóa mù chữ đúng biểu mẫu, thời gian, đầy đủ, chính xác.
–Vụ Giáo dục Tiểu học chủ trì và chịu trách nhiệm tham mưu, chỉ đạo thực hiện, tổ chức kiểm tra công nhận tỉnh đạt chuẩn và báo cáo về công tác phổ cập giáo dục được phân công phụ trách; phối hợp tham gia kiểm tra công nhận tỉnh đạt chuẩn phổ cập giáo dục.
– Các đơn vị có liên quan thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm phối hợp với Vụ Giáo dục Tiểu học trong việc chỉ đạo thực hiện, kiểm tra công nhận tỉnh đạt chuẩn và báo cáo về phổ cập giáo dục.
Nội dung kiểm tra công nhân tỉnh đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học
Nội dung kiểm tra gồm:
– Kiểm tra hồ sơ đề nghị công nhận phổ cập giáo dục hoặc xóa mù chữ và kết quả, số liệu phổ cập giáo dục hoặc xóa mù chữ trên hệ thống thông tin quản lý dữ liệu phổ cập giáo dục, xóa mù chữ.
– Kiểm tra thực tế tại tỉnh để xác nhận tính trung thực của các số liệu ghi trên hồ sơ phổ cập giáo dục hoặc xóa mù chữ và trên hệ thống thông tin quản lý dữ liệu phổ cập giáo dục, xóa mù chữ: kiểm tra hồ sơ phổ cập giáo dục hoặc xóa mù chữ; kiểm tra thực tế tại ít nhất 80% số huyện, mỗi huyện ít nhất 02 xã, mỗi xã ít nhất 02 hộ gia đình.
Hiện tại, các tỉnh ở Việt Nam đã đạt chuẩn chất lượng phổ cập giáo dục tiểu học trên toàn quốc. Chất lượng phổ cập giáo dục Tiểu học được giữ vững và nâng cao, 63/63 tỉnh, thành phố đều đạt chuẩn phổ cập giáo dục Tiểu học mức độ 2, trong đó 14 tỉnh, thành phố đạt chuẩn phổ cập giáo dục Tiểu học mức độ 3.
Các văn bản pháp luật có liên quan đến bài viết:
– Luật Giáo dục năm 2019
–
– Thông tư số 07/2016/ TT- BGDĐT của Bộ trưởng Bộ Giáo dục đào tạo quy đinh về điều kiện đảm bảo nội dung, quy trình, thủ tục kiểm tra, công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục, xóa mù chữ.