Nội dung của phiếu lý lịch tư pháp? Thời hạn cấp phiếu lý lịch tư pháp? Từng bị xử phạt hành chính về tội mại dâm thì có bị ghi trên phiếu lý lịch tư pháp không? Có được ủy quyền cho người khác cấp Phiếu lý lịch tư pháp?
Dưới đây là bài phân tích mới nhất của Luật Dương Gia về
Đương nhiên xóa án tích là trường hợp được cơ quan có thẩm quyền xác nhận cho xóa án tích, đối với đối tượng đã bị kết án theo bản án của Tóa án, trừ trường hợp thuộc đối tượng phạm tội phạm an ninh quốc gia và tội phá hoại hòa bình, chống loài người va tội phạm chiến tranh. Cơ quan có thẩm quyền chỉ xóa án tích khi người phạm tội đã chấp hành xong hình phạt chính; thời gian thử thách; hình phạt bổ sung; án phí; bồi thường và không phạm tội mới trong thời hạn thử thách hoặc đang chấp hành án. Sau đó, người được xóa án tích chuẩn bị hồ sơ gửi tới cơ quan có thẩm quyền để cập nhật thông tin về tình hình án tích của mình. Nhưng để xem xét mình đã đủ điều kiện để xét xóa án tích hay chưa thì người được xóa án tích làm thủ tục xin cấp phiếu lý lịch tư pháp. Để có thể giúp bạn tiết kiệm được thời thời gian công sức trong việc tìm hiểu, Luật Dương Gia xin gửi đến bạn bài viết như sau:
Tư vấn xin cấp phiếu lý lịch tư pháp số 2 trong trường hợp đương nhiên xoá án tích: 1900.6568
Căn cứ Bộ Luật hình sự 2015 và Luật Lý lịch tư pháp 2009 quy định về Phiếu lý lịch tư pháp số 2 trong trường hợp đương nhiên xóa án tích mới nhất.
Hồ sơ xin cấp phiếu Lý lịch tư pháp số 2:
–
– Giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu hoặc thẻ căn cước công dân. Người đề nghị có thể nộp bản sao có công chứng hoặc chứng thực, nếu không chứng thực được phải mang bản sao đi đối chiếu;
– Bản sao công chứng, chứng thức sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú.
– Các giấy tờ để chứng minh nằm trong trường hợp miễn lệ phí như: hộ nghèo; học sinh; sinh viên; người cư trú tại vùng khó khăn, đặc biệt khó khăn; người có công với cách mạng; thân nhân liệt sỹ.
Lưu ý: Đối với Cá nhân xin cấp phiếu lý lịch tư pháp số 2 phải tự mình làm thủ tục xin cấp, không được ủy quyền cho người khác (kể cả là cha, mẹ, vợ, chồng, con).
Thủ tục xin cấp phiếu lý lịch tư pháp số 2:
Bước một: Người xin cấp phiếu lý lịch tư pháp nộp hồ sơ nêu trên tới Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia và Sở tư pháp nơi người xin cấp phiếu cư trú. Người xin cấp phiếu lý lịch tư pháp số 2 có thể nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc qua điện thoại hoặc fax. Nếu trường hợp xin cấp qua đường điện thoại hoặc fax chỉ được áp dụng trong trường hợp khẩn cấp và phải bổ sung hồ sơ xin cấp phiếu lý lịch nêu trên trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày đề nghị cấp Phiếu lý lịch tư pháp.
Bước 2: Người đề nghị phải nộp lệ phí xin cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 2. Đối với cá nhân thường thì phí là 200.000 VNĐ/1 Lần; học sinh, sinh viên, người có công với cách mạng, thân nhân liệt sỹ: 100.000VNĐ/1lần; hộ nghèo và người cư trú tại xã đặc biệt khó khăn miễn thu lệ phí
Bước 3: Sau khi đóng phí, cơ quan có thẩm quyền tiến hành xem xét hồ sơ. Trường hợp cần sửa đổi, bổ sung hồ sơ báo ngay cho người đề nghị biết.
Trường hợp hồ sơ đã đáp ứng đủ cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm cấp phiếu lý lịch tư pháp số 2, trong khoảng thời hạn không quá 10 ngày từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, nếu người yêu cầu đã từng cư trú nhiều nơi hoặc đã từng có thời gian ở nước ngoài hoặc người nước ngoài thì thời gian xác xác minh kéo dài thêm nhưng không quá 20 ngày.
Đối với đối tượng đương nhiên được xóa án tích có nhu cấp xin cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 2, trong đó nội dung Phiếu lý lịch tư pháp sô 2 ghi đầy đủ thông tin như sau: họ và tên, giới tính, ngày, tháng, năm sinh, nơi sinh, quốc tịch, nơi cư trú, số giấy chứng minh nhân dân, họ, tên cha, mẹ, vợ, chồng của người được cấp; ngày , tháng , năm thời điểm kết án theo bản án; thời điêm đủ điều kiện được xoá án tích; ghi rõ tội danh chưa được xóa án tích hoặc không được xóa án tích; các hình phạt chính; hình phạt bổ sung; nghĩa vụ dân sự về án phí, bồi thường, tình trạng thi hành án của người phạm tội và các thông tin khác của người xin cấp phiếu. Người phạm tội bị kết án bằng các bản án khác nhau thì trên phiếu lý lịch tư pháp số 2 ghi đầy đủ các thông tin về án tích của người đó được ghi theo thứ tự thời gian.
Như vây, phiếu lý lịch tư pháp số 2 được cấp sẽ thể chứng minh người xin cấp phiếu nay có hay không có án tích. Hiện nay, phiếu lý lịch tư pháp số 2 chỉ cấp cho cá nhân hoặc tổ chức khi mà việc cấp phiếu để đáp ứng công tác điều tra, truy tố, xét xử và nhu cầu người xin cấp phiếu muốn biết được nội dung về lý lịch tư pháp của mình. Các thông tin trong phiếu lý lịch tư pháp số 2 ghi nhận việc xoá án tích sẽ tạo điều kiện cho người phạm tội tái hoà nhập cộng đồng, hỗ trợ công tác quản lý nhân sự, hoạt động đăng ký kinh doanh, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã.
Mục lục bài viết
1. Nội dung của phiếu lý lịch tư pháp
1. Nội dung của
Theo quy định tại Điều 42 Luật Lý lịch tư pháp 2009, Phiếu lý lịch tư pháp số 1 gồm những nội dung sau:
– Thông tin về nhân thân gồm: họ, tên, giới tính, ngày, tháng, năm sinh, nơi sinh, quốc tịch, nơi cư trú, số giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp.
– Nội dung về Tình trạng án tích gồm:
+ Đối với người không bị kết án thì ghi “không có án tích”. Trường hợp người bị kết án chưa đủ điều kiện được xóa án tích thì ghi “có án tích”, tội danh, hình phạt chính, hình phạt bổ sung;
+ Đối với người được xoá án tích và thông tin về việc xoá án tích đã được cập nhật vào Lý lịch tư pháp thì ghi “không có án tích”;
+ Đối với người được đại xá và thông tin về việc đại xá đã được cập nhật vào Lý lịch tư pháp thì ghi “không có án tích”.
– Thông tin về cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã:
+ Đối với người không bị cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã theo quyết định tuyên bố phá sản thì ghi “không bị cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã”;
+ Đối với người bị cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã theo quyết định tuyên bố phá sản thì ghi chức vụ bị cấm đảm nhiệm, thời hạn không được thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã.
Trường hợp cá nhân, cơ quan, tổ chức không có yêu cầu thì thông tin về cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã không ghi vào Phiếu lý lịch tư pháp.
2. Nội dung của Phiếu lý lịch tư pháp số 2:
Theo quy định tại Điều 43, Luật Lý lịch tư pháp 2009, Phiếu lý lịch tư pháp số 2 gồm những nội dung sau:
– Thông tin về nhân thân gồm: họ, tên, giới tính, ngày, tháng, năm sinh, nơi sinh, quốc tịch, nơi cư trú, số giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu, họ, tên cha, mẹ, vợ, chồng của người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp.
– Nội dung về tình trạng án tích:
+ Đối với người không bị kết án thì ghi là “không có án tích”;
+ Đối với người đã bị kết án thì ghi đầy đủ án tích đã được xoá, thời điểm được xoá án tích, án tích chưa được xóa, ngày, tháng, năm tuyên án, số bản án, Toà án đã tuyên bản án, tội danh, điều khoản luật được áp dụng, hình phạt chính, hình phạt bổ sung, nghĩa vụ dân sự trong bản án hình sự, án phí, tình trạng thi hành án.
Trường hợp người bị kết án bằng các bản án khác nhau thì thông tin về án tích của người đó được ghi theo thứ tự thời gian.
– Thông tin về cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã:
+ Đối với người không bị cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã theo quyết định tuyên bố phá sản thì ghi “không bị cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã”;
+ Đối với người bị cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã theo quyết định tuyên bố phá sản thì ghi chức vụ bị cấm đảm nhiệm, thời hạn không được thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã.
2. Thời hạn cấp phiếu lý lịch tư pháp
Tóm tắt câu hỏi:
Chào luật sư, hai tháng trước tôi có lên Sở tư pháp để xin cấp phiếu lý lịch tư pháp cho mình để chuẩn bị đi du học. Tuy nhiên, đến nay khi tôi lên hỏi xem có kết quả chưa thì cán bộ Sở tư pháp nói rằng chưa xác minh xong. Như vậy là đúng hay sai?
Luật sư tư vấn:
Điều 48 Luật Lý lịch tư pháp năm 2009 quy định thời hạn cấp Phiếu lý lịch tư pháp như sau:
1. Thời hạn cấp Phiếu lý lịch tư pháp không quá 10 ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu hợp lệ. Trường hợp người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp là công dân Việt Nam đã cư trú ở nhiều nơi hoặc có thời gian cư trú ở nước ngoài, người nước ngoài quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 47 của Luật này, trường hợp phải xác minh về điều kiện đương nhiên được xóa án tích quy định tại khoản 3 Điều 44 của Luật này thì thời hạn không quá 20 ngày.
2. Trường hợp khẩn cấp quy định tại khoản 1 Điều 46 của Luật này thì thời hạn không quá 24 giờ, kể từ thời điểm nhận được yêu cầu.
Như vậy, thời hạn cấp Phiếu lý lịch tư pháp không quá 10 ngày. Trong trường hợp của bạn nếu cần xác minh thì không quá 20 ngày. Do đó, thông báo của cán bộ Sở tư pháp là không đúng với quy định của pháp luật.
3. Từng bị xử phạt hành chính về tội mại dâm thì có bị ghi trên phiếu lý lịch tư pháp không?
Tóm tắt câu hỏi:
Chào luật sư! Năm 2012 cháu bắt vè tội mại dâm bị phạt hàng chính và được về nhà. Từ đó đến nay cháu tôi không phạm lỗi nữa bây giờ cháu muốn làm lý lịch tư pháp có bị ghi phạm tội ko ạ. Có được ghi là không có án tích ko ạ?
Luật sư tư vấn:
Căn cứ khoản 1 Điều 2 Luật lý lịch tư pháp 2009 thì:
Lý lịch tư pháp là lý lịch về án tích của người bị kết án bằng bản án, quyết định hình sự của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, tình trạng thi hành án và về việc cấm cá nhân đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị Tòa án tuyên bố phá sản.
Phiếu lý lịch tư pháp là phiếu do cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp cấp có giá trị chứng minh cá nhân có hay không có án tích; bị cấm hay không bị cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị Tòa án tuyên bố phá sản.
Như thế, phiếu lý lịch tư pháp chỉ xét đối với trường hợp một người đã phạm tội, phải chịu một trong các hình phạt được quy định trong Bộ luật hình sự. Hình phạt bao gồm:
– Cảnh cáo;
– Phạt tiền;
– Cải tạo không giam giữ;
– Trục xuất;
– Tù có thời hạn;
– Tù chung thân;
– Tử hình.
Mặt khác, căn cứ Điều 254, Điều 255, Điều 256 “Bộ luật hình sự 2015” thì pháp luật chỉ truy cứu trách nhiệm hình sự với hành vi chứa mại dâm, môi giới mại dâm và mua dâm người chưa thành niên. Đối với hành vi mua bán dâm thông thường thì chỉ bị xử phạt hành chính theo Điều 22 Nghị định 167/2013/NĐ-CP người có hành vi bán dâm có thể bị phạt tiền đến 1.000.000 đồng, bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phương, thị trấn hoặc đưa vào cơ sở chữa bệnh.
Như thế, việc cháu bạn chỉ bị xử phạt hành chính về hành vi này thì không được coi là cháu bạn có án tích nên trong phiếu lý lịch tư pháp sẽ không ghi hành vi vi phạm này của cháu bạn.
4. Có được ủy quyền cho người khác cấp Phiếu lý lịch tư pháp
Tóm tắt câu hỏi:
Em là y sỹ chuyên khoa răng hàm mặt hiện tại muốn làm hồ sơ để cấp chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh chuyên khoa răng hàm mặt. Em có một số thắc mắc về các khoản trong các tờ đơn đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề như sau – tại mục số 4 của đơn đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề: văn bằng chuyên môn thì em phải ghi loại văn bằng nào (em là y sỹ chuyên khoa răng hàm mặt), và phạm vi hoạt động chuyên môn đề nghị cấp của em là gì? Phiếu lý lịch tư pháp em có thể nhờ người nhà xin hộ được không tại vì hiện tại em không có mặt tại quê và đi làm xa.
Luật sư tư vấn:
– Cách ghi đơn đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề:
Mục 4 của Đơn đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề là mục về văn bằng chuyên môn. Trong mục này, văn bằng chuyên môn sẽ được ghi theo đối tượng quy định tại Điều 17 Luật khám bệnh, chữa bệnh 2009 hoặc giấy chứng nhận trình độ chuyên môn đối với lương y hoặc giấy chứng nhận bài thuốc gia truyền hoặc phương pháp chữa bệnh gia truyền do Bộ Y tế cấp hoặc Sở Y tế cấp phù hợp để đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề. Trường hợp bạn là y sĩ chuyên khoa răng hàm mặt thì tại Mục 4 bạn có thể điền là “y sĩ”.
Vì bạn là y sĩ chuyên khoa răng hàm mặt và đang có nhu cầu xin cấp chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh chuyên khoa răng hàm mặt nên phạm vi hoạt động chuyên môn đề nghị cấp của bạn sẽ là khám chữa bệnh chuyên khoa răng hàm mặt.
Luật sư tư vấn ủy quyền làm phiếu lý lịch tư pháp:1900.6568
– Thủ tục cấp phiếu lý lịch tư pháp số 1
Theo quy định Khoản 3 Điều 45 Luật lý lịch tư pháp 2009, bạn có thể ủy quyền cho người khác làm thủ tục yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp. Việc ủy quyền trong trường hợp này bắt buộc phải lập thành văn bản theo quy định. Tuy nhiên, nếu bạn ủy quyền cho người là cha, mẹ, vợ, chồng hoặc con của bạn thì sẽ không cần lập văn bản ủy quyền.
Như vậy, nếu bạn không thể tự mình đến cơ quan có thẩm quyền để xin cấp phiếu lý lịch tư pháp thì bạn có thể ủy quyền cho người khác để xin cấp phiếu lý lịch tư pháp số 1 cho bạn.
3. Kết luận
– Mục 4 trong Đơn đề nghị cấp chứng chỉ sẽ ghi là “y sĩ”.
– Bạn có thể ủy quyền cho người khác để thực hiện thủ tục cấp phiếu lý lịch tư pháp số 1.