Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền hành pháp, là cơ quan chấp hành của Quốc hội. Để thực hiện chức năng nhiệm vụ của mình, Chính phủ phải tổ chức các phiên họp. Vậy phiên họp của Chính phủ là gì? Chính phủ họp như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Phiên họp của Chính phủ là gì?
Theo
Xuất phát từ chế độ làm việc như vậy nên hình thức hoạt động chủ yếu của Chính phủ là phiên họp. Theo đó, phiên họp là hình thức hoạt động quan trọng và phổ biến nhất của Chính phủ mà qua đó, những vấn đề trong hoạt động hành pháp, tổ chức bộ máy,… được đưa ra đánh giá, thảo luận, tổng hợp nhằm thực hiện tốt chức năng quản lý hành chính nhà nước, đem lại cuộc sống tốt đẹp cho người dân. Có thể nói, phiên họp là nơi tập trung trí tuệ của tập thể Chính phủ, những người trực tiếp nắm quyền quản lý hành chính trên phạm vi một ngành hoặc lĩnh vực nhất định, đồng thời có sự đóng góp ý kiến của các cơ quan nhà nước, các tổ chức đoàn thể khi tham dự phiên họp.
Phiên họp của Chính phủ trong Tiếng Anh là “Government Session“.
2. Quy định về phiên họp của Chính phủ:
2.1. Các hình thức của phiên họp:
Phiên họp của Chính phủ có 2 hình thức là Phiên họp thường kỳ và Phiên họp bất thường.
Chính phủ họp thường kỳ mỗi tháng một lần.
Chính phủ họp bất thường theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ hoặc theo yêu cầu của ít nhất 1/3 tổng số thành viên Chính phủ để giải quyết các công việc đột xuất hoặc theo chuyên đề. Việc chuẩn bị, triệu tập, tổ chức công việc liên quan đến phiên họp bất thường được thực hiện theo sự chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Thủ tướng Chính phủ chủ tọa phiên họp Chính phủ. Khi cần thiết, Thủ tướng phân công một Phó Thủ tướng thay Thủ tướng chủ tọa phiên họp.
2.2. Quy trình tổ chức phiên họp thường kỳ của Chính phủ:
Quy chế làm việc của Chính phủ (Ban hành kèm theo Nghị định số 08/2012/NĐ-CP quy định về quy trình tổ chức phiên họp thường kỳ của Chính phủ tại Chương V như sau:
Chuẩn bị phiên họp:
Thủ tướng Chính phủ quyết định nội dung, thành phần khách mời, thời gian và chương trình phiên họp của Chính phủ. Phiên họp Chính phủ thường kỳ hàng tháng được tổ chức trước ngày 05 tháng sau, trong trường hợp đặc biệt thì do Thủ tướng quyết định
Văn phòng Chính phủ có nhiệm vụ:
a) Thẩm tra về trình tự, thủ tục hồ sơ và tham mưu tổng hợp về nội dung đề án trình ra phiên họp;
b) Dự kiến nội dung, chương trình, thời gian, thành phần tham dự họp, trình Thủ tướng Chính phủ quyết định và
c) Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ ký
d) Gửi giấy mời và tài liệu họp đến các thành viên Chính phủ và đại biểu trước khi họp ít nhất là 05 ngày làm việc, trừ trường hợp đặc biệt;
đ) Trong trường hợp còn có ý kiến khác nhau giữa các Bộ, cơ quan về những đề án, báo cáo trình tại phiên họp Chính phủ thì theo chỉ đạo của Thủ tướng, Phó Thủ tướng, Văn phòng Chính phủ triệu tập cuộc họp gồm lãnh đạo cơ quan chủ trì soạn thảo và cơ quan liên quan để thống nhất ý kiến trước khi trình Chính phủ xem xét, quyết định.
Thành phần dự phiên họp:
Các Thành viên Chính phủ phải tham dự đầy đủ các phiên họp Chính phủ; trường hợp đặc biệt, nếu vắng mặt trong phiên họp hoặc vắng mặt một số thời gian của phiên họp thì phải báo cáo và được Thủ tướng Chính phủ đồng ý. Thành viên Chính phủ là Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ vắng mặt được cử cấp phó dự thay. Người dự họp thay có trách nhiệm trình bày trước Chính phủ ý kiến của thành viên Chính phủ vắng mặt nhưng không được biểu quyết.
Phiên họp được tiến hành khi có ít nhất 2/3 tổng số thành viên Chính phủ tham dự.
Chính phủ mời các đại biểu sau đây tham dự phiên họp:
a) Mời Chủ tịch nước dự tất cả các phiên họp;
b) Mời Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, người đứng đầu cơ quan Trung ương các đoàn thể nhân dân, Chánh án
c) Mời Thủ trưởng các cơ quan thuộc Chính phủ, lãnh đạo các Ban của Đảng, các Ủy ban của Quốc hội, Tổng kiểm toán Nhà nước và các đại biểu khác dự họp khi cần thiết;
d) Mời Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh dự và theo dõi trực tuyến phiên họp Chính phủ theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ.
Đại biểu không phải là thành viên Chính phủ được phát biểu ý kiến nhưng không có quyền biểu quyết.
3. Trình tự phiên họp Chính phủ:
1. Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ báo cáo nội dung và dự kiến chương trình phiên họp; các thành viên Chính phủ có mặt, vắng mặt, người dự họp thay và các đại biểu được mời tham dự.
2. Chủ tọa điều khiển phiên họp.
3. Chính phủ thảo luận từng đề án theo trình tự:
a) Chủ đề án trình bày tóm tắt đề án và những vấn đề cần xin ý kiến của Chính phủ, thời gian trình bày không quá 15 phút;
b) Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ trình bày báo cáo tổng hợp ý kiến của thành viên Chính phủ hoặc báo cáo thẩm tra của Văn phòng Chính phủ; nêu rõ ý kiến thành viên Chính phủ, những vấn đề đã thống nhất, những vấn đề chưa thống nhất và kiến nghị những vấn đề Chính phủ cần thảo luận và thông qua;
c) Các thành viên Chính phủ phát biểu ý kiến, nói rõ tán thành hay không tán thành từng điểm trong các vấn đề cụ thể nêu trên, không phát biểu về các vấn đề đã thống nhất trong phạm vi đề án. Thời gian một lần phát biểu không quá 10 phút;
d) Thủ tướng, Phó Thủ tướng chủ trì việc thảo luận từng đề án, Thủ tướng Chính phủ kết luận và Chính phủ biểu quyết; nếu thấy vấn đề thảo luận chưa đủ rõ, Thủ tướng Chính phủ đề nghị Chính phủ chưa biểu quyết và yêu cầu chủ đề án chuẩn bị thêm.
4. Trường hợp cần thiết, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu thành viên Chính phủ hoặc Thủ trưởng các cơ quan khác trình Chính phủ báo cáo về một số vấn đề liên quan, ngoài các báo cáo định kỳ đã quy định.
5. Chủ tọa phát biểu kết thúc phiên họp.
6. Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ trình Chính phủ thông qua Nghị quyết phiên họp. Trong trường hợp dự thảo Nghị quyết phiên họp được gửi lấy ý kiến trực tiếp của thành viên Chính phủ thì việc ghi ý kiến đồng ý (hoặc không đồng ý) với dự thảo được coi là một hình thức biểu quyết.
Biên bản phiên họp Chính phủ:
Biên bản phiên họp phải thể hiện rõ thành phần, trình tự, diễn biến phiên họp, danh sách các thành viên Chính phủ và đại biểu phát biểu ý kiến (không cần ghi chi tiết ý kiến), ghi đầy đủ kết luận của Thủ tướng Chính phủ về từng đề án, các kết quả biểu quyết và kèm theo băng (đĩa) ghi âm phiên họp. Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ tổ chức việc ghi biên bản, ghi âm và ký biên bản phiên họp Chính phủ.
Biên bản phiên họp và các tài liệu lưu hành trong phiên họp được lưu hồ sơ Nhà nước và được bảo quản và sử dụng theo chế độ mật. Việc sử dụng biên bản phiên họp do Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ quyết định.
– Nghị quyết phiên họp chính phủ:
Nghị quyết phiên họp phải thể hiện đầy đủ, rõ ràng các quyết nghị của Chính phủ tại phiên họp; trách nhiệm của thành viên Chính phủ và các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan trong việc thực hiện các quyết nghị của Chính phủ. Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ tổ chức dự thảo nghị quyết phiên họp; ban hành công văn gửi các cơ quan liên quan triển khai thực hiện các công việc Thủ tướng Chính phủ kết luận nhưng không được nêu trong nghị quyết; tổ chức theo dõi, kiểm tra, đôn đốc tình hình thực hiện các công việc được giao cho các Bộ, cơ quan trong nghị quyết phiên họp và trong các công văn trên.
Hiện nay, thông qua việc tổ chức các phiên họp, Chính phủ đã và đang làm tốt công tác quản lý hành chính, quản lý xã hội của mình, thể hiện rõ nét nhất qua việc Chính phủ là cơ quan chỉ đạo xuyên suốt trong công tác phòng chống đại dịch Covid-19 đang hoành hành. Bên cạnh đó, công tác điều hành của Chính phủ cũng tiếp tục có nhiều đổi mới, năng động, quyết liệt, hiệu quả, chú trọng vào xử lý những vấn đề lớn, dài hạn; cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, tháo gỡ những rào cản cho phát triển, khích lệ đổi mới sáng tạo trong xu hướng cách mạng công nghiệp 4.0, cơ cấu lại nền kinh tế chuyển dịch tích cực, thực chất hơn, năng suất lao động tiếp tục được cải thiện; trong bối cảnh khó khăn, các ngành, lĩnh vực chủ yếu vẫn phát triển ổn định qua đó giúp đất nước phát triển, đời sống nhân dân được ấm no.
Các văn bản pháp luật có liên quan đến bài viết:
–
– Quy chế làm việc của Chính phủ (Ban hành kèm theo Nghị định số 08/2012/NĐ-CP.